Vì sao nước biển lại mặn?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi hirohai, 23 Tháng năm 2021.

  1. hirohai Cảm ơn những ai đã đọc bài viết của mình

    Bài viết:
    15
    Vì sao nước biển lại có vị mặn, nước sông hồ lại có vị ngọt?

    Hồi bé khi chúng ta được đi biển, chắc hẳn một trong 1000 câu hỏi vì sao mà chúng ta đã từng tò mò là tại sao nước biển lại mặn nhưng trong khi đó nước ở ao hồ, sông suối lại không hề có vị gì cả. Tại sao lại có sự khác nhau đến như vậy. Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

    [​IMG]

    Để trả lời cho câu hỏi trên, thông thường mọi người sẽ đều trả lời một câu trả lời tương tự là do nước biển có chứa muối nên mới mặn như thế. Thực ra là tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học là "muối". Dù vậy nhưng sao nước biển lại mặn đến mức có thể cảm nhận được còn các loại nước khác lại không.

    Lý do mà khiến cho nước biển mặn là do chúng chứa một lượng muối lớn, nhiều hơn rất nhiều so với các loại nước khác. Nhờ có các nhà khoa học đã ước tính rằng các đại dương trên Trái Đất có chứa hơn 50 triệu tý chất hòa tan. Nếu như muối biển mà có thể tách riêng ra và mang lên trên đất liền thì nó có thể tạo ra một lớp dày tới 152 mét trải đều trên khắp các lục địa.

    Giờ ta sẽ so sánh chi tiết lượng muối của nước biển với lượng muối chứa trong nước ao hồ. Trong 28 lít nước biển thì sẽ chứa xấp xỉ một kg muối. Trong khi đó, nước tại các ao hồ thông thường chỉ chứa chưa đến 5 gram, khoảng 4, 54 gram muối các loại. Vì vậy, sau khi tinh toán, chúng ta có thể suy ra rằng nước biển mặn hơn nước ngọt trong hồ khoảng 220 lần - một con số rất lớn.

    Vì vậy, nhiều nhà khoa học đã tò mò và dấy lên câu hỏi rằng là: "Tại sao nước ngọt như ở sông hồ khi chảy ra biển lại có vị mặn? Lượng muối khổng lồ của biển là từ đâu mà có?" Tất cả các hỏi trên và liên quan đang được các nhà khoa học đi tìm lời giải đáp. Sau nhiều năm, nghiên cứu và tìm hiểu vì sao nước biển lại mặn, các nhà khoa học đã cho ra được hai giả thuyết như sau:

    Giả thuyết đầu tiên cho rằng nước biển mặn là do muối từ bên trong các lớp đất xói mòn và nham thạch chảy ra từ các dòng sông. Số muối khác lại được thoát ra từ các miệng núi lửa nằm ẩn sâu ở dưới các con sóng. Tuy nhiên, phần lượng lưu lượng muối trong các đại dương là bắt nguồn từ đất liền bao quanh chúng ta.

    Khi mà nước mưa hòa tan các khoáng chất và muối từ đá và đất, sau đó cuốn những khoáng chất ấy ra sông. Tuy nhiên, lượng muối tích tụ lại ở trong các dòng sông là rất nhỏ, không đến 1/200 lượng natri clorua tồn tại ở trong đại dương. Mặc dù vậy, lượng muối nhất định này vẫn tích tụ ở đó và cuối cùng cũng tới được các đại dương khi nước sông đổ về qua các cửa biển.

    [​IMG]

    Điểm mấu chốt ở đây là sau đó lượng muối khi ra biển sẽ được cô đặc hơn trong các đại dương, do sức nóng mặt trời khiến nước trên bề mặt của chúng bốc hơi và chỉ để lại muối phía sau. Bốn tỉ tấn muối trên khắp toàn cầu đã đi vào các đại dương mỗi năm. Vì thế mà các đại dương của chúng ta càng ngày càng mặn hơn so với thưở sơ khai. Tuy nhiên, lượng muối tăng thêm hàng năm từ sông ngòi nhìn chung là cân bằng với lượng muối tích tụ trở lại dưới đáy biển.

    Tiếp theo ta đến giả thiết thứ hai, ở giả thiết này, các nhà khoa học cho rằng bản thân nước biển đã mặn từ trước đó rồi. Bởi lẽ khi nhìn vào hàm lượng muối hay là độ mặn của biển, các nhà khoa học thấy rằng nó không tăng lên đều đặn hàng năm theo độ tuổi của trái đất. Các nhà khoa học đã có những nghiên cứu và thấy rằng hàm lượng muối ở trong biển có khi tăng và có khi giảm theo một cách không cố định. Có thể là từ ban đầu, muối trong các đại dương đã có sẵn từ lâu và chỉ thay đổi theo thời gian.

    Mặc dù rất nhiều công nghệ và máy móc được sinh ra để phục vụ cho các cuộc nghiên cứu và các kiến thức đang ngày càng được củng cố, nhưng đại dương bao la của trái đất vẫn còn tồn tại rất nhiều bí ẩn mà con người cho đến nay vẫn chưa thể giải mã được. Mong rằng trong một tương lai không xa, mọi bí ẩn về những nơi sâu thẳm của trái đất sẽ giải đáp.
     
    Last edited by a moderator: 23 Tháng năm 2021
Trả lời qua Facebook
Đang tải...