Tại sao nhóm máu O chuyên cho còn AB chuyên nhận? Hầu hết chúng ta đều biết máu O là nhóm máu chuyên cho còn máu AB là nhóm máu chuyên nhận. Thế nhưng ít ai biết được lý do tại sao nhóm máu O chuyên cho còn AB chuyên nhận? Bài viết sau sẽ cung cấp nhiều thông tin thú vị về nhóm máu chuyên cho và chuyên nhận, cùng đón đọc nhé. Hệ thống nhóm máu Đến nay y học đã phát hiện ra năm hệ thống nhóm máu cơ bản. Trong đó hệ thống nhóm máu ABO và nhóm máu Rh là hai hệ thống nhóm máu được quan tâm và chú trọng nhiều nhất. Sau đây là một số thông tin cơ bản về hệ thống nhóm máu ABO và Rh: Hệ thống nhóm máu ABO ABO trong tiếng Anh được viết đầy đủ ABO blood group system, là một hệ thống nhóm máu của người tập hợp sự tồn tại của kháng nguyên A hoặc kháng nguyên B, hay cả hai kháng nguyên A và B ở mặt ngoài của tế bào hồng cầu. Hệ thống nhóm máu này gồm các nhóm máu chính sau: - Nhóm máu A: Có kháng nguyên A trên tế bào hồng cầu và kháng thể B trong huyết tương. - Nhóm máu B: Có kháng nguyên B trên tế bào hồng cầu và kháng thể A trong huyết tương. - Nhóm máu AB: Nhóm máu này không phổ biến, có cả kháng nguyên A và B trên tế bào hồng cầu, nhưng không có kháng thể trong huyết tương. - Nhóm máu O: Không có kháng nguyên, nhưng có cả hai kháng thể A và B trong huyết tương. Hệ thống nhóm máu Rh Rh là từ viết tắt của Rhesus – là hệ thống nhóm máu được phát hiện vào năm 1937. Hệ thống nhóm máu này bao gồm 49 kháng nguyên nhóm máu, trong đó quan trọng nhất là kháng nguyên D. Rh dương tính (Rh+) : A+, B+, AB+, O+ Rh dương tính (Rh–) : A–, B–, AB–, O– Tại sao nhóm máu O chuyên cho còn AB chuyên nhận? Tại sao nhóm máu O chuyên cho? Máu O là nhóm máu phổ biến, chiếm khoảng 45% dân số người Việt. Tuy nhiên, so với nhóm máu O Rh+ thì tỷ lệ người có nhóm máu O Rh– rất hiếm, do đó thường được gọi là nhóm máu hiếm. Thế nhưng nhóm máu O Rh– lại có thể truyền cho tất cả các nhóm máu khác, bao gồm cả nhóm máu Rh+, nhưng người có nhóm máu Rh– chỉ nhận được chính nó. Lý do nhóm máu O là nhóm máu chuyên cho là vì: Nhóm máu O không có cả kháng nguyên A và kháng nguyên B trên tế bào hồng cầu, nhưng nhóm máu này có cả kháng thể A và kháng thể B trong huyết tương. Chính vì không có kháng nguyên thù địch trong hệ thống miễn dịch nên nhóm máu O là nhóm máu chuyên cho và có thể hiến máu cho các nhóm máu khác. Đặc biệt nhóm máu O Rh– có thể truyền máu cho tất cả các nhóm máu khác kể cả các nhóm máu Rh+. Tuy nhiên, những người có nhóm máu O chỉ có thể nhận máu truyền từ người có cùng nhóm máu, vì các kháng thể trong huyết tương của máu O có thể tấn công các loại khác. Tại sao nhóm máu AB chuyên nhận? Nhóm máu AB không quá phổ biến nhưng có ưu thế là có thể nhận máu từ bất kỳ nhóm máu nào. Vì vậy, dù là nhóm máu không được phổ biến nhưng những người thuộc nhóm máu này vẫn có thể an tâm khi cần truyền máu. Trái ngược với nhóm máu O, nhóm máu AB Rh+ là nhóm máu chuyên nhận. Bởi vì nhóm máu này không có kháng thể trong huyết tương nhưng lại có cả kháng nguyên A và kháng nguyên B trên tế bào hồng cầu. Tuy nhiên, cũng chính vì có cả hai kháng nguyên A và B mà nhóm máu AB chỉ có thể hiến máu cho những người có cùng nhóm máu AB. Cơ chế truyền máu Ngoài những điểm đặc biệt của nhóm máu O chuyên cho và nhóm máu AB chuyên nhận, thì trong y học việc truyền máu tuân theo một cơ chế nhất định. Thông thường sẽ truyền cùng nhóm máu để tránh tình trạng kháng nguyên và kháng thể tương ứng gặp nhau gây nên hiện tượng kết dính hồng cầu. Cụ thể khi thực hiện các phản ứng chéo giữa nhóm máu người cho và người nhận: Pha trộn hồng cầu người cho với huyết thanh người nhận, pha trộn huyết thanh người cho với hồng cầu người nhận. Nếu không xuất hiện sự kết dính hồng cầu thì chứng tỏ máu người cho phù hợp với máu của người nhận. Lưu ý: Nếu truyền nhóm máu không tương thích với nhau sẽ gây ra hiện tượng kháng thể người nhận chống lại máu từ người cho. Từ đó gây vỡ hồng cầu dẫn đến tai biến trong truyền máu. Khi bị mất máu quá nhiều truyền máu sẽ giúp người bệnh giành giật lại sự sống, tuy nhiên cần phải truyền đúng cơ chế để tránh phát sinh những tai biến trong truyền máu. Vì thế bạn hãy nhớ rằng truyền máu không thể thực hiện một cách cẩu thả mà phải thông qua xét nghiệm nhóm máu, và quá trình này phải được thực hiện tại các cơ sở y tế chuyên khoa.