Vì sao nhìn thấy ánh chớp trước rồi mới thấy tiếng sấm sét

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Nguyentg, 8 Tháng chín 2021.

  1. Nguyentg

    Bài viết:
    14
    Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta đã gặp nhiều trường hợp khi trời mưa xuất hiện sấm chớp, có những lúc ánh chớp lóe lên trước khi nghe tiếng sấm, có lúc nghe thấy tiếng sấm rồi mới thấy chớp. Vậy nguyên nhân do đâu. Để tìm hiểu nguyên nhân mời các bạn đọc bài viết sau đây nhé:

    Cứ đến mùa hè là hiện trượng sấm chớp lại thường xuất hiện. Trong đám mây dông, khi điện trường giữa vùng tích điện dương và vùng tích điện âm đạt đến một mức độ nhất định thì sẽ xảy ra hiện tượng trung hoa điện tích đồng thời phát ra tia lửa. Hiện tượng phóng tia lửa điện tạo ra luồng ánh sáng cực mạnh, đồng thời trên đường đi của ánh sáng sinh ra nhiệt độ rất cao khiến không khí cũng như những hạt mây ở lân cận bị nung nóng và giản nở đột ngột, từ đó phát ra âm thanh nổ rất lớn. Ánh sáng tạo ra trong hiện tượng này chính là tia chớp, còn tiếng nổ là sấm sét.

    Mặc dù tia chớp và tiếng sấm được phát ra đồng thời, nhưng tại sao chúng ta luôn luôn nhìn thất tia chớp trước rồi sau đó một lúc mới nghe tiếng sấm rền? Nguyên nhân là vì ánh sáng được lan truyền với tốc độ lớn hơn âm thanh rất nhiều lần. Trong không khí, cứ mỗi giây ánh sáng đi được xấp xỉ 30 vạn km. Với tốc độ này chỉ trong một giây có thể bay bảy vòng xung quanh đường xích đạo trái đất. Trong khi đó âm thanh truyền trong không khí với tốc độ 340m/s, tức là xấp xỉ một phần chín mươi vạn tốc độ ánh sáng. Từ nơi xảy ra phóng điện ánh sáng truyền xuống mặt đất thường chỉ tốn khoảng thời gian bằng một phần vài chục vạn giây. Với cùng quãng đường đó âm thanh phải đi với thời gian dài hơn nhiều. Dựa vào kiến thức thông thường này, chúng ta có thể tính được khoảng cách từ nơi phóng điện tới nơi chúng ta đứng thông qua khoảng thời gian nhìn thấy tia chớp tới lúc nghe được tiếng sấm sét.

    Đôi khi ta chỉ nhìn thấy tia chớp mà không hề nghe thấy tiếng sấm đi kèm. Đó là bởi lớp mây phóng điện ở cách chúng ta khá xa, hoặc âm thanh phát ra không đủ lớn. Khi ấy vì âm thanh truyền trong không khí bị mất dần năng lượng mà nhỏ dần cho đến khi mất hẳn.

    Thông thường trên không trung cứ phóng điện một lần là lại có một tiếng sấm vang lên. Thế nhưng tại sao đôi khi ta nhìn thấy một tia chớp xẹt qua, nhưng sau đó lại có tiếng sấm rền kéo dài một hồi mới dứt?

    Đó là vì tia chớp xuất hiện trong không trung thường rất dài có tia chớp kéo dài 2-3km, thậm chí xấp xỉ 10km. Vì thế, đôi khi từ các phần của tia chớp đến chỗ ta đứng khác nhau nên tiếng sấm truyền từ đó đến ta cũng với thời gian trước sau khác nhau. Mặt khác, tia chớp không phải chỉ lóe lên một lần là ngừng lại, mà thường trong một khoảnh khắc ngắn ngủi có một chuỗi vài tia chớp xuất hiện. Do vậy khi tiếng sấm của tia chớp đầu tiên còn chưa dứt đã có tiếng sấm của các tia tiếp sau lần lượt chuyển tới, chúng hòa lẫn với nhau tạo thành một hồi sấm rền kéo dài.

    Ngoài ra, khi tiếng sấm lan truyền gặp phải mặt đất, vật kiến trúc, núi cao hoặc các đám mây trên trời đều bị phản xạ tạo thành tiếng vang. Những tiếng vang này đến tai chúng ta với thời gian khác nhau, từ đó cũng tạo thành tiếng sấm rền. Có trường hợp cả mấy nguyên nhân trên cùng phát huy tác dụng khiến tiếng sấm rền kéo dài mãi, thậm chí lâu tới một phút mới dứt.


    [​IMG]

    Cảm ơn đã đọc bài.

    Nguồn: 10 vạn câu hỏi vì sao khí tượng học

    NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC VÀ KĨ THUẬT
     
    Chỉnh sửa cuối: 19 Tháng chín 2021
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...