Vì sao nhân viên nghỉ việc?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi lamvuthon, 6 Tháng tám 2021.

  1. lamvuthon

    Bài viết:
    66
    Khi mình làm việc cho một start-up, một trong những vấn đề đau đầu nhất của công ty khi đó là nhân sự cực kỳ bất ổn. Trong vòng 1 năm mình làm việc ở đó, mình chứng kiến công ty cứ 1 tháng sẽ thay đổi nhân sự một lần. Tình trạng này thậm chí đã kéo dài từ trước đó và đến tận sau khi mình nghỉ vẫn. Không được cải thiện. Và sếp của mình khi đối diện với tình trạng nhân sự đến rồi lại đi liên tục thì luôn luôn than vãn với các nhân viên còn ở lại rằng "Anh không biết mình đã làm gì?" hay "Anh không biết tại sao?".. Công ty cũ của mình đã lao đao về vấn đề nhân sự trong hàng năm trời không có được một giải pháp nào hiệu quả.

    Nhân sự không bao giờ là bài toán dễ dàng với bất kỳ doanh nghiệp hay tổ chức dù nó tồn tại ở quy mô nào, và bài viết này dựa trên một vài kinh nghiệm và đánh giá cá nhân của mình. Nó có thể không đúng trong tất cả mọi trường hợp, tuy nhiên mong rằng sẽ là một kênh tham khảo đối với những bạn đã, đang và sẽ làm công tác nhân sự.

    [​IMG]

    Vậy tại sao nhân viên của bạn lại nghỉ việc? Có một số nguyên nhân chủ yếu sau đây:

    1. Do lãnh đạo tồi

    Rất tiếc rằng có rất nhiều bằng chứng và nghiên cứu đã chỉ ra rằng, lý do số một khiến nhân viên nghỉ việc là do mâu thuẫn với sếp. Đây là lý do mà nhiều công ty gặp phải nhưng lại là lý do khó giải quyết nhất do phần lớn người lãnh đạo không nhận ra được vấn đề ở chính mình. Vì vậy nếu công ty của bạn gặp phải vấn đề nhân sự mà loại trừ hết các lý do ở dưới đây, hãy đừng ngại ngần xem xét đến lý do này để điều chỉnh thật kịp thời.

    Như các bạn đều biết, mối quan hệ giữa sếp và nhân viên luôn là một mối quan hệ đặc biệt nhạy cảm. Nhân viên và sếp không nhất thiết phải có quan hệ thân thiết nhưng giữa họ cần phải có sự thiện cảm nhất định thì công việc mới có thể vận hành trơn tru được.

    [​IMG]

    Rất tiếc không phải người sếp nào cũng biết cách lãnh đạo nhưng hầu hết những người được gọi và sếp đều có cái tôi rất cao và rất khó thay đổi. Nhân viên thường bất mãn với sếp ở các vấn đề sau: Trình độ, thái độ, nhân cách, cách thức làm việc..

    Ngày nay nhân sự giỏi có nhiều cơ hội tìm kiếm và lựa chọn nơi làm việc, điều này đặt nhiều áp lực cho người lãnh đạo nếu muốn kéo người giỏi về phía mình và buộc người lãnh đạo tổ chức phải không ngừng học hỏi và đổi mới nâng cao bản thân.

    2. Do chế độ đãi ngộ

    Ở đây, chế độ đãi ngộ không chỉ là vấn đề vật chất mà còn là các đãi ngộ vô hình khác.

    Lương, thưởng, phụ cấp hoặc bất kỳ thứ gì mà người lao động nhận được từ công ty là động lực để họ gắn bó với công việc.

    Ngày nay, do thông tin phát triển, người lao động có nhiều cơ hội tiếp cận với các vị trí tuyển dụng hơn cũng có mối quan hệ rộng rãi hơn. Họ dễ dàng tìm kiếm thông tin và so sánh. Họ biết được khả năng của mình cũng như đánh giá được giá trị của bản thân với công việc. Do đó, nếu chế độ đãi ngộ không thỏa mãn được người lao động, họ sẽ tìm kiếm cơ hội mới.

    3. Do điều kiện làm việc

    Điều kiện làm việc quá kém cũng là một trong những lý do khiến nhân viên không mặn mà với việc đi làm. Phòng làm việc cũ, chật chội và bẩn, nhà vệ sinh không đảm bảo, thiết bị máy móc quá cũ kỹ.. cũng đều có thể là lý do khiến nhân viên của bạn chán nản.

    4. Do mối quan hệ với đồng nghiệp

    Mối quan hệ với đồng nghiệp cũng có thể là lý do khiến nhân viên của bạn nghỉ việc, hãy xem xem nhân viên có quan hệ tốt với đồng nghiệp không, công ty có tình trạng chia bè phái, nói xấu lẫn nhau, phân công công việc và lợi ích không công bằng.. hay không.

    5. Do văn hóa công ty không phù hợp

    Nếu rơi vào trường hợp này thì có lẽ nhân viên đó và công ty bạn không có chung quan điểm, trường hợp này sẽ rất khó để thay đổi vì đó là sự khác biệt về quan điểm cá nhân của bạn đó và công ty. Ví dụ có rất nhiều công ty gia đình hình thành nên cách làm việc rất thiếu chuyên nghiệp và tuỳ hứng dẫn đến nhân viên bên ngoài vào làm sẽ không thích nghi được.

    Tuy nhiên thông thường nếu văn hóa công ty không quá đặc thù và hướng tới những điều tốt đẹp thì bạn cũng sẽ ít gặp vấn đề này.

    [​IMG]

    6. Do công việc không thỏa mãn

    Nhân viên cũng có thể nghỉ việc do công việc không được như mong muốn nguyện vọng của họ. Ví dụ như:

    • Không có khả năng phát triển: Thông thường tình trạng này rơi vào những nhân viên đã làm việc có thâm niên không ít. Nếu họ cảm thấy công việc không có triển vọng, không có cơ hội phát triển, thăng tiến hoặc thậm chí không thể tăng thu nhập, họ sẽ cảm thấy chán nản đặc biệt là nhân viên có tham vọng và năng lực. Họ sẽ nhanh chóng tìm kiếm cơ hội khác.
    • Công việc nhàm chán và không đúng nguyện vọng, sở trường: Khi phân công công việc cho nhân viên cần lưu ý cân nhắc tới sở trường nguyện vọng của họ.

    7. Công ty kinh doanh kém

    Các dấu hiệu về sự đi xuống của công ty đều có thể là lý do khiến người lao động tìm kiếm cơ hội mới. Người lao động không có nghĩa vụ phải thấu hiểu và chia sẻ với công ty nếu công ty không đảm bảo việc làm và các chế độ cho họ theo cam kết trong hợp đồng lao động. Kết quả kinh doanh sụt giảm kéo dài, nhân sự nghỉ việc nhiều, nợ lương kéo dài, cắt giảm kinh doanh.. đều là những dấu hiệu không tốt chứng tỏ công việc hiện tại của họ gặp nguy cơ và nhu cầu tìm kiếm một chỗ làm đảm bảo hơn là hết sức chính đáng.

    Khi người lao động nghỉ việc, họ sẽ không bao giờ nói cho bạn lý do thật sự mà thông thường đều là các lý do mang tính điền cho đủ hồ sơ. Trên thực tế, với tất cả các lý do có thể cải thiện được như không hài lòng với chế độ đãi ngộ, vị trí công việc.. người lao động thường sẽ gửi tới công ty yêu cầu điều chỉnh trước khi thực sự nghỉ việc nếu họ thực sự muốn gắn bó với công ty. Vì vậy, nếu nhân viên rời bỏ quá thường xuyên, công ty nên có sự đánh giá lại toàn diện từ chế độ đãi ngộ đến cách thức lãnh đạo để có biện pháp cải thiện tình hình.

    Xét cho cùng thì con người mới làm nên tổ chức.
     
    Mạnh ThăngAishaphuong thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...