Vì sao mõm của lợn rừng lại cứng và khỏe hơn mõm của lợn nhà?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Trần Hải Yến, 23 Tháng một 2019.

  1. Trần Hải Yến

    Bài viết:
    30
    Tổ tiên của các loài lợn nhà ngày nay có nguồn gốc từ loài lợn rừng. Mặc dù có nguồn gốc từ lợn rừng nhưng cấu tạo cơ thể của lợn nhà hiện nay có rất nhiều đặc điểm khác xa so với tổ tiên của chúng, trong đó phải kể đến "cái mõm" của chúng. Tại sai vậy, chúng ta cùng tìm hiểu bạn nhé.

    Lợn rừng do sống trong điều kiện hoang dã, không được nuôi dưỡng, chăm sóc nên chúng phải tự tìm kiếm thức ăn trong tự nhiên. Phương tiện để kiếm thức ăn chính là cái mõm của chúng. Lợn rừng đã dùng mũi để ngửi, nhận biết thức ăn và dùng mõm để cày bới đất lấy rễ cây và các mầm cây trong đất. Lâu dần mũi trở nên thính hơn để dễ dàng nhận biết được mùi thức ăn còn "cái mõm" cũng dài và cứng hơn để bới lấy được thức ăn nơi đất rắn. Mặt khác trong tự nhiên lợn rừng còn gặp nhiều loài động vật khác mạnh hơn đe dọa ăn thịt. Chính cái "mõm dài và cứng khỏe" đó là vũ khí để lơnđ rừng tấn công lại kẻ thù bảo vệ mình.

    [​IMG]

    Còn lợn nhà thì khác, do được con người mang về nuôi dưỡng chăm sóc, chúng không phải dùng mõm để cày đất tìm kiếm thức ăn đồng thời cũng không còn phải dùng mõm để tấn công lại kẻ thù nên lâu ngày mõm của lợn nhà đã bớt nhọn và bớt cứng. Đúng là môi trường sống đã ảnh hưởng đến cáu tạo cơ thể phải không các bạn?​

    Khi trở thành một động vật được chăn nuôi lấy thịt, chúng được vỗ béo bằng nhiều loại thức ăn hơn.

    Điều này khiến chúng từ động vật ăn cây cỏ là chủ yếu trở nên ăn tạp nhiều hơn, nhốt trong chuồng trại chật hẹp cũng khiến chúng trở nên lười biếng và bẩn thỉu khi ngủ và thậm chí ăn cả phân của mình.

    Thực tế trong đời sống hoang dã, lợn rừng không ngủ và sống trên trên đống phân. Chúng cũng không thích ăn phân mà ăn cây cỏ là chủ yếu. Chúng có dầm mình trong bùn nhưng lý do là bởi đó là cách tránh nóng hữu hiệu.

    Nếu chê lợn là loài ăn uống mất vệ sinh, bạn có thể đến Sở thú Basel của Thụy Sỹ để mục sở thị những con lợn rừng ăn uống vệ sinh nhất thế giới. Người ta đem đến cho chúng những lát táo dính đầy cát.

    Thay vì ăn ngay, chúng đem những lát táo này đến dòng nước chảy ngang qua chuồng, bỏ táo dưới nước và dùng mõm nhấn lên nhấn xuống rồi mới ăn.

    Lợn cũng có thể hiệu được một ngôn ngữ biểu tượng đơn giản và học được những biểu tượng kết hợp phức tạp đối với các hành động và đối tượng, khả năng dùng gương để tìm thức ăn bị dấu.

    Một nghiên cứu khác từ các nhà khoa học Hà Lan lại cho thấy loài lợn cũng có những xúc cảm không kém gì loài chó hay mèo.
     
    Last edited by a moderator: 21 Tháng mười 2022
Trả lời qua Facebook
Đang tải...