Vì sao Mặt Trăng lúc tròn, lúc khuyết?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Bút Sen, 8 Tháng sáu 2021.

  1. Bút Sen

    Bài viết:
    25
    [​IMG]

    Mặt Trăng là thiên thể gần Trái Đất nhất. Chúng ta có thể coi Mặt Trăng là người "hàng xóm" gần nhất của Trái Đất trong vũ trụ. Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng khoảng 380.000 km. Nếu chúng ta lấy vận tốc đi bộ trung bình của một người bình thường là 5 km/h, thì thời gian đi bộ từ Trái Đất đến Mặt Trăng khoảng 8 năm 9 tháng (với điều kiện đi liên tục, không ngừng nghỉ).

    Vì sao Mặt Trăng có khi tròn, khi khuyết?

    [​IMG]

    Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên là do Mặt Trăng chuyển động xung quanh Trái Đất. Như chúng ta đã biết, Mặt Trăng là một vệ tinh của Trái Đất, thời gian chuyển động của Mặt Trăng một vòng quanh Trái Đất là một tháng (âm lịch). Sở dĩ Mặt Trăng quay quanh Trái Đất là do sự tác động từ lực hút của Trái Đất, lực hút này đã không cho Mặt Trăng rời khỏi "khu vực kiểm soát" của Trái Đất. Ngược lại, Mặt Trăng cũng có một lực thoát li sức hút của Trái Đất, chúng ta gọi lực này là lực li tâm. Rất may mắn lực hút của Trái Đất và lực li tâm của Mặt Trăng là bằng nhau nên không thiên thể nào hút thiên thể nào. Do đó, Mặt Trăng cứ bay vòng quanh Trái Đất với một quỹ đạo vừa không thoát khỏi vừa không va vào Trái Đất. Và đương nhiên điều không thể thiếu để tạo nên vẻ đẹp của "chị Hằng" là ánh sáng đến từ Mặt Trời.

    Chính nhờ quỹ đạo di chuyển đó, khi Mặt Trăng di chuyển đến giữa Mặt Trời và Trái Đất thì ánh sáng của Mặt Trời chiếu vào bề mặt hướng bên kia của Mặt Trăng nên ta sẽ không thấy được ánh sáng của Mặt Trăng chiếu vào (đêm không trăng) . Sau đó, Mặt Trăng di chuyển dần về phía không nằm giữa Mặt Trời và Trái Đất nữa, với sự chiếu sáng của Mặt Trời nên phần được chiếu sáng lúc này của Mặt Trăng trông như một cái lưỡi liềm (ta thường gọi là trăng lưỡi liềm, trăng khuyết ) . Mặt Trăng cứ tiếp tục di chuyển như vậy và dần ta nhìn thấy được một nửa, rồi già nửa. Đến ngày 15 (âm lịch) mỗi tháng, toàn bộ phần đối diện của Mặt Trăng với Trái Đất đều được Mặt Trời chiếu sáng, lúc này ta nhìn thấy Mặt Trăng như cái đĩa hình tròn (trăng tròn) . Cứ như vậy, Mặt Trăng cứ lập đi lập lại quỹ đạo của mình và ta lại có lúc nhìn thấy Mặt Trăng chỉ như lưỡi liềm, có lúc lại tròn vành vạnh.

    Có thể bạn đã biết!

    1. Mặt Trăng mà chúng ta nhìn thấy không phải là duy nhất. Các bạn không nghe lầm đâu, trong hệ Mặt Trời có tới khoảng 150 Mặt Trăng được biết đến. Hành tinh lớn nhất trong hệ là sao Mộc có ít nhất 63 Mặt Trăng, trong đó có hai Mặt Trăng là Ganymede và Callisto là to lớn hơn Mặt Trăng của Trái Đất.

    2. Mặt sau của Mặt Trăng có gì? Mặt sau của Mặt Trăng rất gồ ghề hơn mặt trước (mặt trước là mặt mà chúng ta nhìn thấy từ Trái Đất). Mặt sau là nơi tập trung những dãy núi vòng tròn.

    3. Ở Mặt Trăng, chúng ta có thể bật nhảy cao hơn hơn ở Trái Đất gấp 6 lần, nghĩa là nếu ở Trái Đất chúng ta bật nhảy cao được 1m thì tại Mặt Trăng có thể bật nhảy được tận 6m. Do Mặt Trăng nhỏ hơn Trái Đất rất nhiều lần nên lực hút bề mặt chỉ bằng 1/6 lực hút Trái Đất.

    Cũng do lực hút của Mặt Trăng nhỏ hơn nhiều so với Trái Đất, nên các nhà du hành vũ trụ phải nhảy từng bước một vì khi đi trên bề mặt của Mặt Trăng sẽ có cảm giác nhẹ lướt. Nếu như đi giống như ở Trái Đất thì sẽ rất khó giữ lấy trọng tâm, đi sẽ không vững. Về sau, các nhà du hành vũ trụ phát hiện ra rằng, khi hai chân cùng nhảy lên sẽ vững hơn là một chân nhắc lên như đi trên Trái Đất. Từ đó, các du hành gia đều phải học cách đi lại của loài Kangaroo.

    4. Đã từng có 12 người đặt chân lên "Chị Hằng" kể từ khi phi hành gia Neil Armstrong lần đầu tiên đặt chân lên Mặt trăng vào ngày 20-7-1969, mang theo khát vọng chinh phục không gian của nhân loại, và ước mơ chinh phục Mặt Trăng vẫn không ngừng cháy bỏng.


    [​IMG]

    Phi hành gia Neil Armstrong- người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng.

    5. Ban ngày và ban đêm ở Mặt Trăng dài hơn ở Trái Đất, có một sự tương đồng giữa Mặt Trăng và Trái Đất là đều có ngày và đêm. Nhưng trên Mặt Trăng ban ngày dài hơn tổng thời gian hai tuần ở Trái Đất. Nguyên nhân của sự chênh lệch này là vì Mặt Trăng dùng khoảng 30 ngày để chuyển động quanh Trái Đất một vòng và bản thân Mặt Trăng cũng vừa tự xoay quanh nó một vòng. Do đó ban ngày và ban đêm ở Mặt Trăng khác hẳn so với Trái Đất về mặt thời gian. Nói cách khác chu kỳ một ngày một đêm ở Mặt Trăng bằng một tháng ở Trái Đất.
     
    Admin, Vinhlam66AH. Hoài Sa thích bài này.
    Last edited by a moderator: 2 Tháng ba 2022
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...