Lúc nhỏ, vào những đêm trăng ta thường nhìn lên bầu trời và vô cùng thích thú khi thấy Mặt Trăng luôn đi theo mình, dù là khi ta đi bộ hay trên tàu xe thì Mặt Trăng vẫn "cố" chạy theo như thể đang chơi trò đuổi bắt. Vậy thứ cảm giác nhìn được bằng mắt đó có nguồn gốc từ đâu? Đầu tiên chúng ta tìm hiểu về nguồn gốc hình thành lên "Chị Hằng" : Theo Hiệp Hội Thiên Văn Hoàng Gia Anh: "Mặt Trăng có thể hình thành do kết quả từ sự va chạm của Trái Đất với Theia (một hành tinh giả định) vào khoảng 4, 5 tỉ năm về trước. Các nhà nghiên cứu cho rằng Mặt Trăng được tạo thành từ những mảnh vụn phát sinh sau khi hành tinh của chúng ta va chạm với Theia. Trong số các mảnh vỡ của vụ va chạm, các nhà khoa học tìm thấy một khối vật chất tự hấp dẫn, gần bằng kích thước của Mặt Trăng, chứa gần 1% sắt giống như Mặt Trăng. Các chuyên gia khoa học nhấn mạnh, kết quả nghiên cứu của họ không phải là bằng chứng chắc chắn về nguồn gốc Mặt Trăng, nhưng thể hiện giai đoạn đầy hứa hẹn trong việc tìm hiểu những con đường hình thành vệ tinh của Trái Đất. (Theia là một hành tinh giả định, hình thành cách đây 4, 6 tỉ năm, giống như những hành tinh khác trong Hệ Mặt Trời, kích thước có thể tương đương với sao Hỏa. Hành tinh giả định được đặt theo tên của Theia - một trong những chị em Titanid trong thần thoại Hy Lạp cổ đại, là mẹ của Helios, Eos và Selena - nữ thần Mặt Trăng") Ảnh mô phỏng sự va chạm giữ Trái Đất và hành tinh giả định Theia Nói thêm: khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng khoảng hơn 380.000 km (bằng 60 lần đường kính Trái Đất). Đường kính của Mặt Trăng bằng khoảng gần 30% đường kính của Trái Đất. Khối lượng của Mặt Trăng cũng chỉ khoảng 2% khối lượng Trái Đất, nghĩa là nếu để Trái Đất một bên cán cân thì chúng ta cần đến khoảng 50 Mặt Trăng mới căn bằng cán cân còn lại. Lực hấp dẫn của Mặt Trăng cũng nhỏ hơn 6 lần so với Trái Đất. Vì sao chúng ta đi, Mặt Trăng luôn đi theo? Nguyên nhân là do tầm nhìn của con người có những hạn độ nhất định. Như đã nói trên, khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng hơn 380.000 km. Nếu so sánh quãng đường mà chúng ta đang di chuyển hoặc cố tình di chuyển ở Trái Đất với khoảng cách lên Mặt Trăng thì quãng đường chúng ta đi là vô cùng nhỏ bé, nên góc nhìn về Mặt Trăng của chúng ta là không thay đổi. Do đó Mặt Trăng không bị nhỏ dần hay mất đi trong tầm mắt của bạn, nó dường như giữ nguyên vị trí ban đầu. Nên đầu tiên với ánh nhìn của mắt, Mặt Trăng luôn không thay đổi về kích thước và góc độ. Thứ hai, khi chúng ta di chuyển trên mặt đất các vật thể hay cảnh vật mà ta lướt qua có sự thay đổi về khoảng cách, kích thước và góc nhìn. Điều đó làm bộ não chúng ta có sự so sánh giữa vật thể cố định là Mặt Trăng và những vật thể thay đổi mà ta vừa lướt qua. Nên chính vì vậy chúng ta luôn có cảm giác Mặt Trăng vẫn giữa nguyên khoảng cách bằng việc di chuyển theo mình, điều đó lí giải vì sao chúng ta đi, luôn có cảm giác Mặt Trăng theo cùng. Khoảng cách di chuyển của chúng ta quá nhỏ để thay đổi góc nhìn về Mặt Trăng! Có thể bạn chưa biết! 1. Cho đến thời điểm hiện tại, Mặt Trăng là thiên thể duy nhất mà con người đặt chân tới (ngoại trừ Trái Đất). Sự kiện được đánh dấu bằng những bước chân đầu tiên của nhà du hành vũ trụ người Mỹ, Neil Armstrong vào ngày 20-07-1969, đây không chỉ là "bước chân nhỏ bé của một con người, mà là" bước tiến lớn của nhân loại ". 2. Mặt Trăng cũng có biển? Các nhà khoa học gọi đó là Biển Trăng, khi chúng ta nhìn Mặt Trăng từ Trái Đất thường sẽ thấy các khu vực màu thẫm đó chính là biển của Mặt Trăng. Nhưng khái niệm này khác biệt hoàn toàn với biển ở Trái Đất, cụm từ" Biển Trăng "là chỉ những khu vực thấp hơn bề mặt bình quân của Mặt Trăng từ 1.000 – 2.000m (không có sự hiện diện của nước nhé). Tính đến nay, chúng ta biết được Mặt Trăng có khoảng 22 Biển Trăng, trong đó Biển Trăng lớn nhất là biển Storms, có diện tích lớn hơn 12 lần diện tích của Việt Nam chúng ta. 3. Mặt khuất của Mặt Trăng cũng có ánh sáng? Theo lý thuyết thì mặt khuất của cả Mặt Trăng và Trái Đất đều phải tối đen không nhìn thấy gì, vì ánh sáng Mặt Trời không chiếu đến được, thế nhưng mặt khuất của Mặt Trăng vẫn có ánh sáng (ánh sáng thấp hơn so với mặt còn lại). Nguyên nhân dẫn đến nguồn gốc của ánh sáng này là do" được Trái Đất chiếu sáng ", tầng khí quyển của Trái Đất có khả năng phản xạ ánh sáng Mặt Trời, nên đã vô tình sử dụng nguồn ánh sáng phản xạ đó chiếu sáng cho" chị Hằng". Trước ngày 5 hoặc sau ngày 25 âm lịch, do vị trí Mặt Trăng và Trái Đất gần nhất trong tháng, hơn nữa ánh sáng của Mặt Trăng không lớn nên thứ ánh sáng này lại càng dễ nhìn thấy từ kính viễn vọng. / Khí quyển Trái Đất cung cấp ánh sáng cho phần khuất của Mặt Trăng!