Ngủ nhiều ở mèo Mèo con cần phải ngủ nhiều vì hệ xương của chúng phát triển trong khi ngủ. Mèo trưởng thành thì không cần thiết phải ngủ nhiều nữa nhưng chúng vẫn ngủ nhiều, đơn giản là vì chúng thích ^^! Ngủ nhiều ở người Tùy thuộc vào độ tuổi của bạn, thời gian ngủ tiêu chuẩn mỗi ngày sẽ khác nhau: Trẻ sơ sinh ngủ từ 14-17 giờ, trẻ độ tuổi mới biết đi sẽ ngủ 12-15 giờ, trẻ em độ tuổi đi nhà trẻ sẽ ngủ 10-13 giờ, trẻ đi học tiểu học sẽ ngủ 9-11 giờ, người lớn ngủ 7-9 giờ, người cao tuổi chỉ ngủ 6-7 giờ. Ngủ quá nhiều có thể do các nguyên nhân khác ngoài các bệnh đã mắc từ trước. Ví dụ như thiếu ngủ, mệt mỏi sau một chuyến bay dài, làm việc quá sức, ăn nhiều, mang thai, uống rượu hoặc hút cần sa. Tác động sinh lý trực tiếp của các chất trong thuốc men hoặc chất kích thích, hoặc do bệnh lý có thể khiến con người ngủ nhiều bất thường. Nếu bạn bị mất ngủ vào hôm trước hoặc ngủ không đủ giấc, thì dễ hiểu nếu ngày kế tiếp bạn sẽ ngủ nhiều để bù lại. Nếu không xảy ra thường xuyên thì vài giờ ngủ bù như vậy là bình thường. Ngủ nhiều sẽ là bệnh nếu giấc ngủ của con người kéo dài tới 18 giờ mỗi ngày, và nó có thể kéo dài nhiều ngày hoặc thậm chí vài tuần. Bệnh ngủ nhiều - ngủ rũ là một thuật ngữ y tế dùng để chỉ tình trạng buồn ngủ quá mức vào ban ngày và ban đêm. Chứng ngủ rũ có thể do di truyền, và trong những trường hợp khác, nguyên nhân không rõ ràng. Chứng ngủ rũ thường ảnh hưởng đến thiếu niên và thanh niên. Những người mắc bệnh này không cảm thấy mệt mỏi do thiếu ngủ hoặc giấc ngủ bị gián đoạn vào ban đêm, nhưng bị buồn ngủ nhiều lần trong ngày và thường rơi vào những khoảng thời gian không thích hợp cho giấc ngủ như thời gian làm việc, ăn uống, thậm chí là khi đang nói chuyện. Đặc điểm chung nhất của chứng ngủ rũ là buồn ngủ quá mức, đặc biệt là cơn ngủ, kéo dài ít nhất 1 tháng (đối với trường hợp cấp tính) hoặc ít nhất 3 tháng (đối với trường hợp dai dẳng). Người bệnh sẽ bị kéo dài giấc ngủ ban ngày ít nhất 3 lần một tuần. Ngủ quá nhiều có thể gây căng thẳng và mệt mỏi nghiêm trọng, cũng như tác động tiêu cực đến các hoạt động xã hội, nghề nghiệp và các hoạt động khác. Mất ngủ trước đó hoặc ngủ không đủ giấc cũng không phải là nguyên nhân gây ra bệnh ngủ rũ và nó không xảy ra với các rối loạn giấc ngủ khác (ví dụ như rối loạn giấc ngủ liên quan đến nhịp thở, rối loạn nhịp ngủ, rối loạn giấc ngủ giả). Bệnh ngủ quá nhiều có thể do nhiều vấn đề về thể chất gây nên, chẳng hạn như khối u, chấn thương đầu hoặc tổn thương hệ thần kinh trung ương. Các vấn đề sức khỏe khác như đa xơ cứng, viêm não, trầm cảm, động kinh hoặc béo phì cũng có thể gây ra bệnh này. Người bệnh thường khó đi vào giấc ngủ sau giấc ngủ kéo dài và có thể cảm thấy mất phương hướng. Một số bệnh nhân mất khả năng tương tác với gia đình, xã hội và nghề nghiệp. Các triệu chứng khác bao gồm: Bồn chồn, lo lắng, tăng nguy cơ bị kích thích, giảm năng lượng, suy nghĩ chậm, nói chậm, ăn không ngon, ảo giác, có vấn đề với bộ nhớ.. Chứng mất trương lực cơ cũng là một dấu hiệu của bệnh ngủ nhiều không kiểm soát, có thể bị nhầm với chứng động kinh. Bệnh nhân đột ngột mất trương lực cơ nhưng vẫn tỉnh táo. Hiện tượng này có thể gây té ngã và bại liệt, nhưng thường chỉ gây ra tình trạng khuỵu đầu gối và nói lắp. Việc này thường xảy ra khi bệnh nhân phản ứng với những cảm xúc mạnh, chẳng hạn như cười, tức giận, sợ hãi, ngạc nhiên hoặc phấn khích. Một triệu chứng khác là liệt khi ngủ - không có khả năng cử động hay nói vào lúc sắp đi vào giấc ngủ hoặc khi thức dậy. Triệu chứng điển hình thường không kéo dài quá 10 phút, nhưng nó có thể rất đáng sợ đối với bệnh nhân. Ảo giác khi ngủ hoặc sau giấc ngủ có thể xảy ra khi bệnh nhân sắp ngủ hoặc thức dậy. Nội dung của ảo ảnh có thể đơn giản (hình ảnh một khuôn mặt) hoặc phức tạp (một cảnh diễn ra trong phòng). Ảo giác thị giác là phổ biến, nhưng cũng có thể có ảo giác thính giác, tiền đình hoặc khứu giác. Người bệnh hoàn toàn nhận biết được mọi hiện tượng đã xảy ra. Các xét nghiệm xác nhận chẩn đoán là chụp điện não đồ khi ngủ và nghiên cứu thời gian tiềm tàng các giai đoạn của giấc ngủ. Những giấc ngủ ngắn vào ban ngày thường không làm giảm các triệu chứng bệnh. Nếu nghỉ ngơi trong ngày không thể làm giảm cơn buồn ngủ, người bệnh cần điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ Mệt mỏi, suy nhược và cảm thấy buồn ngủ dù ngủ nhiều là những triệu chứng liên quan đến nhiều tình trạng sức khỏe khác nhau, bao gồm: Thiếu máu Bệnh tuyến giáp Bệnh tự miễn Chứng ngưng thở khi ngủ Chứng ngủ rũ Hội chứng chân không yên Hội chứng mệt mỏi mãn tính Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) Nhiễm trùng Tiểu đường Đau cơ xơ hóa Bệnh tim Các rối loạn tâm thần như: Trầm cảm, lo âu, rối loạn lưỡng cực Ung thư Một số loại thuốc giảm đau, chống nôn, chống co giật, thuốc huyết áp, lợi tiểu.. hoặc các loại thuốc trị trầm cảm và các rối loạn tâm lý, tâm thần khác cũng là lý do khiến bạn luôn thấy buồn ngủ dù ngủ nhiều. Ngoài ra, nếu cơ thể bị thiếu năng lượng do ăn uống kém, bỏ bữa, ép cân.. thì bạn cũng sẽ hay cảm thấy buồn ngủ dù đã ngủ đủ nhiều.