Có khi nào khi bạn ngủ mà bạn cảm thấy rằng như có ai đè lên lồng ngực mình khiến cho bản thân cảm thấy khó thở, chân tay cứng ngắc, không thể la hét nói chung là không thể chống cự trong một vài giây hoặc một vài phút chưa? Đó chính là những biểu hiện cho thấy bạn đã bị bóng đè rồi đấy. 1) Dấu hiệu cho thấy bạn bị bóng đè Nếu bạn bị bóng đè rồi thì bạn sẽ biết được cảm thấy thời gian và không gian xung quanh bạn lúc đó như dừng lại, không hoạt động gì nữa. Hiện tượng này thường xảy ra lúc bạn đi ngủ + Đổ mồ hôi + Cảm thấy tức ngực lồng ngực như thắt lại + Cảm thấy sợ hãi tột cùng + Cảm thấy luôn có một linh hồn luôn theo bên mình, muốn làm hại mình + Cảm thấy bất lực vô cùng, muốn giơ tay, la hét để mọi người xung quanh biết nhưng bất lực, không thể làm gì trong lúc đó 2) Nguyên nhân của việc bị bóng đè Một số người cho rằng, người hay bị bóng đè là những người 'yếu bóng vía'. Thật ra, hiện tượng này rất phổ biến và tập trung nhiều ở các thanh thiếu niên. Bóng đè người xưa thường nghĩ nó là hiện tượng siêu nhiên, đó là trò đùa của ma quỷ. Nhưng hiện tượng này được các nhà khoa học nghiên cứu và có thể giải thích theo cách khoa học. Hiện tượng bị bóng đè khi ngủ xảy ra khi một phần của giai đoạn giấc ngủ REM (giai đoạn cử động mắt nhanh hay giai đoạn ngủ mơ) xảy ra khi bạn vẫn còn thức. Giai đoạn cử động mắt nhanh là khi não bộ hoạt động rất tích cực và các giấc mơ thường xuất hiện. Ngoại trừ cử động mắt và cơ trong lúc thở, việc cơ thể không thể cử động sẽ ngăn bạn không vô tình làm hại chính mình trong lúc mơ. Mặc dù vẫn chưa có nghiên cứu chính xác tại sao giai đoạn ngủ REM đôi khi lại xảy ra khi bạn vẫn còn thức, nhưng một vài nguyên nhân có thể có liên quan như: +Không ngủ đủ giấc khiến cho tinh thần thiếu tỉnh tảo. Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mà hơn hết chính là thần kinh +Giờ giấc ngủ bị xáo trộn. Do công việc hay học hành quá nhiều khiến cho đồng hồ sinh học cơ thể bị đảo lộn + Áp lực học tập hay công việc khiến cho bản thân trở nên căng thẳng, mệt mỏi, tress hơn. 3) Bị bóng đè có nguy hiểm không? Hiện tượng này cũng có nguy hiểm đến con người. Đặc biệt là sức khỏe, nó ảnh hưởng đến hệ thần kinh gây chấn thương tâm lí. Khi bị bóng đè bạn sẽ đâm ra một tâm trạng lo sợ, tỉnh giấc giữa chừng, không dám ngủ nữa vì sợ nếu tiếp tục ngủ thì sẽ bị bóng đè tiếp. Việc ngủ không đủ giấc sẽ khiến cho tinh thần của người bị đè trở nên cáu gắt, không tỉnh táo, chán nản mọi thứ xung quanh.. Nếu hiện tượng này diễn ra trong một thời gian dài thì có thể làm cho người bị đè mất kiểm soát bộ não. Trở thành người không bình thường đôi khi có thể mất đi khả năng điều chỉnh hành vi dân sự. Ngoài ra, hiện tượng bị bóng đè cũng thường xuất phát từ căng thẳng tâm lý hay áp lực từ công việc. Thói quen sử dụng nhiều đồ uống có cồn hay thói quen hút thuốc lá cũng nhiều khả năng khiến bạn gặp phải ảo giác khi ngủ bị bóng đè. 4) Cần làm gì khi bị bóng đè Khi bạn bị bóng đè bạn cần bình tĩnh hơn bao giờ hết vì lúc này chỉ có bạn mới điều khiển được bản thân. + Bạn cần hít thở sâu và đều, hít thở nhịp nhàng. + Lúc này tay chân bạn sẽ tê cứng sẽ không có khả năng mà giơ tay chân lung tung. Bạn cần cử động bàn tay bàn chân bằng cách cử động các đầu ngón tay, ngón chân để lấy lại cảm giác sau đó mới thử duỗi cả tay chân ra. + Cổ họng sẽ khó phát ra tiếng hét vì vậy trong hoàn cảnh này bạn muốn hét lên đó là chuyện khó lắm. Bạn có thể ho khan vài tiếng như đánh thức lí trí mình vậy. + Giữ nguyên tư thế nằm. Bạn cố gắng dãy dụa cũng vô ích thôi. Cứ phản kháng lại thì không có kết quả chi bằng thuận theo nó. Thả lỏng cơ thể ra, hít thở đều, cử động các đốt ngón tay, ngón chân. Hiện tượng này kéo dài khoảng vài giây hoặc vài phút thôi. Nhưng có ảnh hưởng cực ghê gớm đến tinh thần Nếu sau khi bạn bị bóng đè mà thấy khó ngủ quá, bạn có thể mở điện thoại nghe bản nhạc mình thích, hay nằm thả lỏng, buông não ra, không nghĩ ngợi gì trong đầu cả. Hay là bạn có thể thử bài tập đếm cừu trong tưởng tượng cũng được. Rất có hiệu quả đó nhé
Giấc ngủ giống như một chiếc công tắc. Bạn đang thức, chiếc công tắc lật và rồi bạn rơi vào giấc ngủ. Thường thì là vậy, nhưng đôi khi - chiếc công tắc bị kẹt ở giữa, và bạn "nhấp nháy" giữa trạng thái ngủ và thức. Khoảnh khắc công tắc kẹt ở giữa này chính là chỗ cho bóng đè xuất hiện – não bạn thức dậy nhưng toàn bộ cơ thể của bạn vẫn đang ngủ. Ai là những người dễ bị bóng đè: - Nếu bố hoặc mẹ bạn bị bóng đè, bạn cũng có thể bị bóng đè khi ngủ. - Người bị thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc dễ gặp bóng đè hơn người khác. - Mọi hôm bạn ngủ theo một tư thế khác, hôm nay bỗng dưng đổi tư thế cũng dễ gặp bóng đè. - Bóng đè dễ xảy ra hơn nếu bạn nằm ngửa (mặc dù khoa học vẫn chưa biết lí do tại sao). - Công việc của bạn đòi hỏi phải làm ca kíp. - Bạn bị căng thẳng hoặc đang dùng một số loại thuốc. - Bạn bị một rối loạn giấc ngủ ví dụ như chứng ngủ rũ (ngủ gật đột ngột và không kiểm soát được). Nhiều người chỉ bị bóng đè ở một số giai đoạn trong đời, và nó thường xuất hiện ở tuổi thanh thiếu niên. Bóng đè ảnh hưởng đến nam giới nhiều hơn phụ nữ. Đó là tóm tắt tất cả các thông tin mà khoa học biết về bóng đè – không quá nhiều. Các nhà nghiên cứu vẫn tự hỏi: Tại sao một số người bị bóng đè khi đang ngủ? Một phần não của chúng ta vẫn đang ngủ Bóng đè có nguồn gốc từ chính cái tên của nó. Người xưa cho rằng tê liệt khi ngủ là do một hồn ma, một phủ thủy hoặc thế lực vô hình ngồi lên ngực họ. Thật ngạc nhiên là ý tưởng này xuất hiện trong nhiều nền văn hóa. Ở Indonesia, người ta gọi nó là: Rep-repan, eureup-eureup hoặc tindihan. Người Hmong ở Việt Nam và Lào gọi nó là dab tsong. Ở Campuchia thì là khmaoch sângkât. Nhưng khi nghiên cứu về hiện tượng tê liệt khi ngủ, các nhà khoa học và bác sĩ biết rằng thực ra nó chỉ là một rối loạn giấc ngủ. Bóng đè xảy ra khá phổ biến và thường không kéo dài. Tất nhiên khoa học chẳng tìm ra một hồn ma nào ngồi đè lên ngực bạn cả. Bóng đè xảy ra bởi một số phần trong não của bạn thức dậy giữa giấc ngủ, các phần não còn lại vẫn ngủ rất sâu. Phần ngủ là phần não điều khiển các cơ vận động. Thông thường, chúng phải bị "tắt đi" trong giấc ngủ để bạn không vùng vẫy chân tay theo giấc mơ của mình. Quá trình tiến hóa có lẽ đã cài đặt vào não chúng ta tính năng "tắt" vận động này, bởi thực hiện những giấc mơ trong khi ngủ có thể gây hại cho chính bạn hoặc những người khác. Ngược lại với bóng đè, đôi khi phần não này thức dậy khi những phần não khác đang ngủ. Chúng ta gặp một hiện tượng khác ở đây là mộng du. Adrian Williams, giáo sư chuyên môn về giấc ngủ tại trường King's College London, cho biết tình trạng bóng đè khi ngủ là một "hiện tượng bình thường, không hề nguy hiểm". Khi ngủ, cơ thể chúng ta luân phiên giữa giấc ngủ REM (ngủ sâu trong đó mắt đảo liên tục) và giấc ngủ của NREM (không phải ngủ REM). Trong giai đoạn REM, bộ não của chúng ta hoạt động rất tích cực. Kết quả của điều đó là những giấc mơ phức tạp nhất của chúng ta xảy ra trong giai đoạn ngủ REM. "Trong giấc mơ, cơ thể bị khóa liệt lại để ngăn cản bạn thực hiện các động tác thật trong giấc mơ của mình. Thỉnh thoảng cơ thể bị nhầm lẫn, bộ não tỉnh dậy nhưng tình trạng tê liệt vẫn còn", giáo sư Williams nói. Tình trạng này gần như luôn luôn đi kèm với cảm giác bị đè mạnh lên ngực. Dĩ nhiên, không có khả năng hít thở làm cho mọi người cảm thấy sợ hãi và tuyệt vọng. Giáo sư Williams cho biết: "Vì tình trạng tê liệt, cơ hô hấp duy nhất hoạt động là cơ hoành, mọi người sẽ thường có cảm giác hít thở không đủ, vì cơ ngực không hoạt động". Bóng đè không phải là bệnh và thường không cần điều trị Thực tế khoảng một nửa dân số đã từng trải qua cảm giác bóng đè ít nhất một lần trong đời. Một số sẽ gặp bóng đè thường xuyên, những người khác thì chỉ một hoặc hai lần kể từ khi sinh ra. Nhưng bóng đè không phải là bệnh và thường thì chúng vô hại. Nếu giữa đêm mà bạn thức dậy và thấy toàn thân mình tê liệt, không vận động được, điều bạn nên làm đơn giản là bình tĩnh và ngủ tiếp. Một điều cần lưu ý là đừng cố gắng thoát khỏi bóng đè. Hành động này chỉ khiến bạn thêm kiệt sức mà thôi. Chỉ cần ngủ tiếp, mọi thứ đều vẫn ổn, mặc dù nó có vẻ đáng sợ. Theo thông tin từ Cơ quan Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, tình trạng bóng đè có thể bắt nguồn từ lo lắng, căng thẳng và trầm cảm. Những người thường xuyên ngủ sai giấc có nhiều nguy cơ hơn những người khác, nhất là trong khoảng thời gian họ mới đi ngủ và sắp sửa thức dậy. Bởi vậy, nếu bạn là người thường xuyên bị bóng đè quấy rầy, đây là một số lời khuyên dành cho bạn: - Đảm bảo bạn ngủ đủ giấc - Cố gắng giảm thiểu căng thẳng trong cuộc sống của bạn, đặc biệt là ngay trước khi đi ngủ - Thử một tư thế ngủ khác, tránh nằm ngửa