Vì sao hồng hạc có bộ lông màu hồng? Những điều thú vị về loài chim này. Bạn thấy lũ chim này quen không, chúng thật đặc biệt phải không, bởi có vẻ như cả cơ thể của chúng, bao gồm cả bộ lông đều là màu hồng. Nếu bạn đã từng thấy và đã từng thắc mắc về việc "Tại sao lông của hồng hạc lại có màu hồng?" thì cũng mình tìm hiểu ngay sau đây nhé! Nhiều người thường nghĩ rằng từ khi sinh ra, da và lông của chim hồng hạc đã có màu hồng nên nó mới có tên gọi đặc biệt như thế. Tìm hiểu một chút về loài chim đặc biệt này nhé! Chim Hồng Hạc có tên tiếng anh là Flamingos, thuộc họ Phoenicopteridae, là một loài chim lội nước. Thực tế thì có đến 6 loại hồng hạc trên thế giới. Khi trưởng thành, hồng hạc cao 1, 2m đến 1, 5m. Tuy nhiên so với chiều cao thì chúng rất nhẹ, chỉ từ 1, 8kg đến 3, 6kg. Điều này lý giải một phần ý nghĩa của câu "mình hạc sương mai". Chúng sinh sống chủ yếu tại các nơi nước nông, vùng đầm lầy và tụ tập theo đàn. Kỷ lục đã ghi lại khi có đàn khoảng một triệu con hồng hạc tập trung tại Đông Phi. Tuy sống theo đàn, nhưng các nhà khoa học cho rằng loài chim này thực sự rất chung thủy (tương tự Vẹt Macaw xanh vàng). Loài chim cao cẳng chân dài này thường có bộ lông vũ màu hồng sáng. Với cái tên có nguồn gốc từ một từ Tây Ban Nha hoặc Bồ Đào Nha có nghĩa là "màu của lửa", loài chim này nổi tiếng vì vẻ ngoài rực rỡ của mình. Dù đó là đặc điểm nổi bật nhất của chúng, bộ lông màu hồng của chim hồng hạc không phải là đặc điểm di truyền. Trên thực tế, loài chim này khi sinh ra có bộ lông màu xám đục. Vậy, nếu không phải là do ADN, thì tại sao những con chim này lại có bộ lông mang sắc hồng và đỏ? Khi nhắc tới chim hồng hạc, người ta thường liên tưởng ngay đến những con chim chân dài khẳng khiu với bộ lông mang sắc hồng hoặc đỏ xinh đẹp. Thực tế, bộ lông rực rỡ, thu hút ánh nhìn này là do khẩu phần ăn của chim hồng hạc, chứ không phải do đặc điểm di truyền. Chim hồng hạc thường bay hàng nghìn km để tìm kiếm thức ăn là một loại tảo màu xanh lam có thể gây tử vong cho hầu hết các loài động vật. Nhưng chân của hồng hạc được bảo vệ bởi lớp da dày. Câu nói "Bạn chính là những gì bạn ăn" đúng với chim hồng hạc hơn là với con người. Màu hồng sáng của chim hồng hạc đến từ beta carotene, một sắc tố đỏ cam được tìm thấy với số lượng lớn ở tảo, ấu trùng, và tôm nước mặn – thức ăn của chim hồng hạc trong môi trường đầm lầy. Chỉ có một tác dụng phụ từ chế độ ăn uống này là biến da và lông của chim chuyển sang màu hồng. Sau khi lấp đầy bụng ở "thiên đường hồng hạc" này, những con chim có thể tiếp tục hành trình đến nơi làm tổ. Trong hệ tiêu hóa, các enzyme phá vỡ các carotenoid thành các sắc tố được chất béo trong gan hấp thụ và lắng đọng ở da và lông (với chim hồng hạc). Để thật sự tạo màu sắc cho các đặc tính cơ thể, carotenoid phải được tiêu thụ với lượng rất lớn. Vì bữa ăn của chim hồng hạc gần như chỉ có những đồ ăn đầy carotenoid, nên loài chim này không có vấn đề gì trong việc tự tạo màu cho mình. Mặt khác, một người sẽ cần ăn khá nhiều cà rốt (thực phẩm giàu carotenoid, cái tên cà rốt cũng bắt nguồn từ đây) để đổi màu da sang sắc cam. Có bốn loài chim hồng hạc khác biệt, tất cả đều có nguồn gốc từ Nam Phi. Tuy nhiên, cả bốn loài này và những quần thể hồng hạc nhỏ hơn sống ở nhiều nơi tách biệt trên lục địa này. Vì điều này, màu sắc chim hồng hạc khác biệt dựa trên cơ sở nơi chúng sinh sống và nguồn thức ăn có sẵn . Một số chim hồng hạc có màu hồng đậm hơn hoặc sáng hơn; một số lại có màu đỏ và cam; những con khác thì thuần trắng. Một vài điều thú vị về loài chim này: Bạn có biết, ngoại trừ bộ lông ra thì vẫn còn những thứ khác khiến chúng được coi là loài chim đặc biệt đấy! Đứng một chân: Thực sự chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi thấy một con chim đứng một chân cả, thậm chí một con vịt còn làm được, tuy nhiên những loài khác khi đứng 1 chân là lúc chúng đang ngủ, còn hòng hạc dường như là mọi lúc, chúng đứng một chân thậm chí trong lúc kiếm mồi, thậm chí là đến.. lúc chết. Hồng hạc nuôi con bằng "máu"? Nhiều người đã bị sốc khi lần đầu chứng kiến cảnh chim hồng hạc mỏ vào đầu một con khác để lấy dịch đỏ cho con non uống, bởi thoạt nhìn có vẻ như hồng hạc mẹ đã mổ rách đầu một còn hồng hạc trưởng thành khác để con non uống máu đồng loại. Tuy nhiên sự thật không đáng sợ và kinh dị như những gì con người thấy. Thực tế chúng là một gia đình và chất lỏng màu đỏ con non uống không phải là máu mà là sữa diều - một loại chất dinh dưỡng rất giàu protein và chất béo được tiết ra từ tuyến diều của hồng hạc mẹ. Mỗi lần sinh sản chỉ đẻ duy nhất 1 trứng? Thật đấy, "chỉ một trứng" nhé! Hầu hết chim hồng hạc chỉ đẻ được một quả trứng một lần. Mỗi quả trứng hồng hạc có trọng lượng từ 115gram đến 140gram. Chim hồng hạc cái cũng có thể đẻ 2 quả trứng một lần nhưng rất hiếm khi cả 2 quả trứng này cùng nở được. Ăn uống ngược đời: Tại sao tôi lại nói Hồng Hạc ăn ngược? Bởi thực tế, cấu tạo mỏ của chim Hồng Hạc khác hoàn toàn với phần lớn các loài chim khác, và cả con người. Mỏ trên của chúng hoạt động rất linh hoạt, có thể cử động lên xuống, nhưng mỏ dưới bị giữ cố định. Vì vậy cách Hồng Hạc ăn là: Chúi đầu ngập xuống nước, đầu quay ngược lên trên (giống lưỡi câu) ; chân có thể khoắng bùn để lật các loại động vật, ấu trùng nhỏ. Khi đó chúng mở to mỏ trên, rút lưỡi vào trong để nước tràn vào. Sau đó khép mỏ lại và dùng lưỡi đẩy nước qua mũi. Mũi chim hồng hạc có cấu tạo đặc biệt (giống như tổ ong) có tác dụng lọc thức ăn. Chung thuỷ đáng ngưỡng mộ: Tuy sống theo đàn với số lượng cá thể lớn, nhưng chúng chỉ kết đôi và sống chung thủy với nhau. Đôi khi vẫn có một vài con lén lút "ngoại tình" nhưng rất ít. Vẫn trong mức độ chấp nhận được. Một vài sự thật thú vị khác về chim Hồng Hạc: – Lông của chúng màu trắng và xám khi còn nhỏ và đổi màu dần trong quá trình sinh trưởng và tiếp nhận thức ăn. – Rất điệu đà. Hồng hạc dành 15%-30% thời gian trong ngày để làm sạch lông. – Chim đực cũng có sữa, gọi là "sữa diều". Chính là thứ "sữa đỏ" được nhắc đến ở trên. – Nó thích đứng một chân. – Trong tự nhiên, tuổi thọ của chim Hồng hạc từ 20 -30 tuổi. Kỷ lục của một con chim hồng hạc già nhất được ghi nhận là 70 tuổi. – Hồng hạc có lông cánh bên dưới màu đen, chỉ khi nó bay bạn mới nhìn thấy. – Đôi khi chúng còn ăn cắp tổ của nhau – Bệnh lười và khôn lỏi khá giống tôi. – Chim Hồng hạc có thể phát hiện mưa cách nó 500km. Cảm giác về thời tiết của nó đến nay vẫn là điều bí ẩn.