Vì sao Hồ Xuân Hương được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm?

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi ThuyTrang, 24 Tháng năm 2022.

  1. ThuyTrang artist/writer

    Bài viết:
    199
    Hồ Xuân Hương là nữ sĩ nổi tiếng của văn học Việt Nam trung đại. Tên tuổi của bà gắn liền với những bài thơ Nôm được lưu truyền trong dân gian và được người đời sau ghi chép lại. Những điểm độc đáo đặc biệt của thơ Nôm Hồ Xuân Hương đã tạo nên phong cách riêng không thể trộn lẫn, bà được mệnh danh là "Bà chúa thơ Nôm". Vậy "bà chúa thơ Nôm" nghĩa là gì? Vì sao Hồ Xuân Hương được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm?

    Vì sao Hồ Xuân Hương được mệnh danh là: Bà chúa thơ Nôm?

    Bà chúa thơ Nôm nghĩa là gì?

    Bà chúa: Người đứng đầu, người đi tiên phong, người có tài năng vượt trội.

    Thơ Nôm: Là thơ sử dụng hầu như nguyên vẹn hình thức, niêm luật thơ Đường nhưng viết bằng chữ Nôm – chữ của người Việt hình thành vào khoảng thế kỉ XIII, được sáng tạo dựa trên sự vay mượn các bộ, các nét của chữ tượng hình Trung Quốc.

    "Bà chúa thơ Nôm" có thể hiểu là người phụ nữ có tài năng đặc biệt ở thể loại thơ Nôm, khó ai sánh kịp.

    Thơ Nôm Hồ Xuân Hương

    Sự nghiệp thơ Hồ Xuân Hương không đồ sộ nhưng để lại dấu ấn đậm nét. Nữ sĩ để lại khoảng trên dưới 40 bài thơ Nôm.

    Về nội dung thơ nôm Hồ Xuân Hương, Sách giáo khoa ngữ văn 10 – NXB Giáo dục 2006 nhận định: "Nổi bật trong sáng tác thơ Nôm Hồ Xuân Hương là tiếng nói thương cảm đối với người phụ nữ, là sự khẳng định, đề cao vẻ đẹp và khát vọng của họ."

    Một số bài thơ Nôm tiêu biểu của Hồ Xuân Hương: Bánh trôi nước, Mời trầu, Tự tình (chùm 3 bài), Bà lang khóc chồng, Lấy chồng chung, Cái quạt giấy (chùm 2 bài), Đề đền Sầm Nghi Đống, Mắng học trò dốt, Thiếu nữ ngủ ngày, Đèo Ba Dội, Động Hương Tích, Khóc ông Phủ Vĩnh Tường..

    [​IMG]

    Vì sao Hồ Xuân Hương được mệnh danh là "bà chúa thơ Nôm"?

    Hồ Xuân Hương được mệnh danh là "bà chúa thơ Nôm" vì:

    Thứ nhất, so với các nhà thơ nữ cùng thời, bà là nữ sĩ để lại nhiều sáng tác thơ Nôm;

    Thứ hai, lí do chính là thơ Nôm Hồ Xuân Hương vừa độc đáo, vừa mang những nét rất riêng hiếm thấy xưa nay: Từ đề tài, chủ đề, ngôn ngữ, hình ảnh thơ đến giọng điệu.. Nhìn chung, thơ Nôm Hồ Xuân Hương độc đáo cả về nội dung và nghệ thuật.

    Về nội dung, thơ Hồ Xuân Hương chủ yếu viết về đề tài người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Và trong bản hòa ca của yêu cầu quyền sống con người, thơ Hồ Xuân Hương tấu lên một chủ đề riêng: Vấn đề giải phóng người phụ nữ. Ý nghĩa xã hội rộng lớn của chủ đề này là một nốt nhấn đặc biệt của văn học Việt Nam thời đó.

    Không chỉ đồng cảm với số phận bất hạnh của người phụ nữ, Hồ Xuân Hương còn hướng ngòi bút sắc bén của mình vào trật tự phong kiến, vào những thứ chướng tai gai mắt của xã hội đương thời, lên án hủ tục xã hội bằng ngôn từ trào lộng, khiến tiếng cười cất lên vừa cay độc, vừa chua xót.

    Về nghệ thuật, thơ Hồ Xuân Hương đạt đến trình độ điển hình:

    Hồ Xuân Hương sáng tác theo thể Đường luật, nhưng tác phẩm của bà được dân tộc hóa cao độ. Bà đã thành công trong việc đưa cuộc sống trần tục hàng ngày vào một thể thơ vốn đài các, quý phái.

    Bà lợi dụng triệt để kết cấu chặt chẽ của thơ Đường luật, với những câu đối nhau để tạo những mâu thuẫn có tính chất trào phúng trong bài thơ châm biếm, đả kích.

    Đặc biệt về phương diện ngôn ngữ, Hồ Xuân Hương có những sáng tạo và thành công trong việc sử dụng ngôn ngữ hàng ngày để sáng tác thơ; trong việc vận dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao. Không chỉ có vậy, ngôn ngữ trong thơ Nôm của bà không hề bằng phẳng, đăng đối mà gai góc, gồ ghề.

    Hồ Xuân Hương khai thác triệt để khả năng tu từ phong phú của ngôn ngữ dân tộc, tạo nên một phong cách riêng hết sức độc đáo.

    Tư duy nghệ thuật của thơ Nôm Hồ Xuân Hương đã đạt đến mức hiện đại.

    Qua những câu thơ như:

    "Giơ tay với thử trời cao thấp,

    Xoạc cẳng đo xem đất ngắn dài."

    "Xiên ngang mặt đất rêu từng đám

    Đâm toạc chân mây đá mấy hòn.
    "

    Ta thấy thật ghê gớm cho bút lực của bà chúa thơ Nôm trong những chữ "xoạc cẳng", "xiên ngang", "đâm toạc" – một loạt từ thuần Việt, rất Việt. Và biết bao từ ngữ đậm chất Xuân Hương trong thơ bà: "Già tom", "duyên mõm mòm", "chín mõm mòm", "đỏ lòm lom", "trọc lốc", "chũm chọe", "ngất nghểu", "lỗ hổng hòm hom", "khom khom cật", "ngửa ngửa lòng".. Có thể nói, cái gai góc, gồ ghề trong thơ Hồ Xuân Hương đã góp phần làm bật lên bản lĩnh, cá tính và sự phản kháng mạnh mẽ của con người luôn luôn thách thức với cuộc đời, với nghịch cảnh trớ trêu của số phận.

    [​IMG]

    Nhận định về thơ Hồ Xuân Hương

    "Trong tâm thức người Việt Nam, Hồ Xuân Hương là nhà thơ vô cùng độc đáo. Độc đáo về nội dung. Độc đáo về thủ pháp nghệ thuật. Xứng danh là" bà chúa "của thơ Nôm, từ đề tài đến hình ảnh, sắc màu, thơ Hồ Xuân Hương không bao giờ tĩnh lặng, bằng phẳng, đăng đối mà ngược lại, chúng luôn sống động, gai góc, gồ ghề.. xa là với chừng mực hài hòa của phong khí văn chương đương thời. Không đài các như Bà Huyện Thanh quan; không bác học, trữ tình một cách đằm thắm và đau đáu nỗi đoạn trường cùng" thập loại chúng sinh "như Nguyễn Du; cũng chẳng quý phái, vàng son, trang trọng tới từng câu chữ mà sự gọt giũa đến độ tinh xảo như chạm, như khắc của cụ Nguyễn Gia Thiều.. thơ Nôm Hồ Xuân Hương chỉ có thể sánh với lời ăn, tiếng nói của dân gian.

    Như đỉnh cô phong nổi bật giữa thi đàn dân tộc cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, thơ Nôm Hồ Xuân Hương lừng lửng biểu hiện một cách sinh động, trực quan khả năng giàu có mà hóc hiểm đến lạ kì của ngôn ngữ dân tộc. Như một cuộc" đổi mới "vô cùng lớn lao, Hồ Xuân Hương đã đưa vào chiếc bình cũ của thể thơ Đường luật một lượng" rượu mới "về chất – mà ở đó, lần đầu tiên hình ảnh tục, lối nói lái, chữ dùng thật là táo bạo của lời ăn tiếng nói dân gian.. đã ùa vào thơ như tự lâu lắm rồi, như vốn đã ngự trị trên văn đàn như thế. Nó ùa vào, nhảy vào chiếm lĩnh mà không cần sự dè dặt của một bước chuẩn bị hay thử nghiệm." (Đào Thái Tôn)

    "Đã hơn nghìn năm đằng đẵng, dưới một vòm trời chật hẹp, trên một mặt đất khô cằn, con người bị ma chiết trong bàn tay sắt của chế độ phong kiến, tuồng như mất hết khí phách mà không còn dám mơ ước xây dựng ngôi nhà hạnh phúc cảu mình trên bờ sông thời gian. Giờ đây, từ trong cõi thơ của Hồ Xuân Hương ra, con người tự cảm thấy lớn hơn cái thân phận của mình, mạnh hơn cả số mệnh." (Nguyễn Đức Bính)

    Mặc dù còn có những tồn nghi khi nghiên cứu và tìm hiểu thơ của Hồ Xuân Hương, nhưng chúng ta vẫn có thể khẳng định:

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
    Last edited by a moderator: 16 Tháng mười 2022
Trả lời qua Facebook
Đang tải...