Vì sao hổ không biết leo cây? Những điều thú vị về chú mèo to xác này Chào mừng các bạn trở lại với series "Quàng thượng và dòng họ nhà nó", và thành viên được chúng ta tìm hiểu hôm nay là hổ? Mỗi con vật luôn có nhiều điều khiến ta thắc mắc, vậy ở hổ, ta thắc mắc điều gì? Về việc đó thì đã bao giờ bạn thấy một con hổ trèo cây chưa? Chưa? Rồi? Không tin vào mắt mình? Hôm nay mình sẽ lý giải vì sao hổ không biết trèo cây, cũng như cung cấp những điều thú vị về chú mèo ngoại cỡ này nhé! Có một câu chuyện dân gian mình được nghe kể, mèo và hổ vốn ganh ghét nhau từ xưa, mèo hỏi hổ có biết leo không, hổ đáp là chẳng qua vì con mồi của nó ở dưới đất, có trèo lên cây cũng chẳng được gì, chứ nếu trèo thì nó cũng không thua mèo. Có hôm mèo thách hổ leo trèo, mèo leo trước lên cành rồi rưới nước tiểu khắp cành lá, hổ leo sau bị nước tiểu mèo rơi vào mắt vừa cay vừa rát, sợ nhắm mắt sẽ té, nhưng cũng sợ mắt sẽ mù mất nên đành bỏ cuộc giữa chừng. Hổ cũng cạch mấy tán cây không dám ngước nhìn, cũng không dám leo trèo gì từ đó nữa. Nhưng không hẳn là không biết trèo đâu nha! Nếu tình thế ép buộc hoặc có động lực thúc đẩy thì vẫn có thể vận khí bay thẳng lên ngọn như này nè: Nhưng mà cuối cùng vẫn "tạch", vốn đã không làm được thì đừng cố quá, có ngày quá cố mất! Tội cho Quàng thượng phiên bản big size và ăn thịt sống--- Vậy hổ có thực sự không biết leo cây không? Câu trả lời chính xác nhất không phải "có" hay "không", mà là "có khả năng". Chúng có khả năng leo trèo nhưng lại là loài leo trèo tệ nhất trong họ nhà "Quàng thượng" nên rất hiếm khi chúng leo trèo vì thực sự không cần thiết. Vả lại, con mồi của hổ thường không ở trên cây mà cũng không có nhiều cây có cành chịu được sức nặng của hổ. Ngoài ra, hổ là loài săn mồi theo kiểu núp lùm, rình rập, "cúp hàaaa" vồ và cắn chết con mồi, leo lên ngọn cao đối với nó chẳng có ích gì cả. Trên thực tế là hổ, sư tử, báo đều biết leo cây nhưng các con vật này có trọng lượng khá lớn nên chúng hiếm xuất hiện trên cây. Mà, cũng phải, 1 ký với 300 ký leo cây thì ai hơn ai, cái cục ục ịch 300 ký kia chắc chỉ lăn lộn dưới đồng cỏ thôi! Một vài điều thú vị về "Quàng thượng XXXL" : - Các Quàng thượng này sống được hơn 20 năm đấy! Chà! Chết trẻ gớm nhỉ! "Nè, Trẫm sống 20 năm tính theo tuổi người là đáng bà ngoại ngươi rồi đấy!" - Hổ kém mèo nhà và báo hoa mai về khả năng leo trèo. Nhưng bù lại chúng lại có khả năng bơi rất giỏi. Trong nhà Quàng thượng ngoại cỡ thì chỉ có hổ với báo đốm bơi giỏi thôi đấy. - Một con hổ khoẻ có thể vượt sông rộng tới 7 km (4, 3 mi) và có thể bơi tới 29 km (18 mi) trong một ngày. - Để xác định lãnh thổ của mình, con đực đánh dấu lãnh thổ bằng cách phun nước tiểu và dịch tiết tuyến hậu môn, cũng như đánh dấu những con đường mòn bằng phân và đánh dấu cây hoặc mặt đất bằng móng vuốt của chúng. - Nước miếng của hổ có thể khử trùng nên hổ thường liếm những chỗ bị thương. - Hổ rất thính với mùi máu, chúng tỏ ra phát cuồng khi chúng ngửi mùi của hợp chất hữu cơ trans-4, 5-epoxy- (E) -2-decenalc trong máu. - Trong gia tộc "Quàng gia" thì hổ đây ăn khoẻ nhất. Một con hổ trung bình cần 27kg thịt mỗi bữa đấy! Hổ Bengal có thể ăn tới khoảng 30 kg (66 lb) thịt một ngày. - Mặc dù phàm ăn là vậy, "nhưng đừng khinh thường sức ăn kiêng của Trẫm", khả năng nhịn đói của hổ cũng khá tốt. Một con hổ có thể ăn tới 20 - 30 kg một ngày và có thể nhịn ăn vài ngày; một con hổ trưởng thành có thể đi lang thang tới hai tuần mà không cần ăn, sau đó có thể tiêu thụ đến 34 kg (75 lb) thịt cùng một lúc--- "Ờ thì--- Trẫm giảm cân mệt rồi, đi thể dục mệt rồi, bữa khác giảm cân tiếp, giờ ăn bù cái đã!" - Các bạn nghĩ ở đâu nhiều hổ nhất? Ừ thì trong rừng--- Nhưng mà ở đâu? Không phải châu Phi đâu nhé! Ở đấy chẳng có lấy một cái móng hổ! Chúng sống hết ở châu Á đấy! Đúng hơn là lãnh thổ của chúng đã bị thi hẹp chỉ còn ở châu Á. - Hổ trắng từ đâu mà ra! Gen lặn đấy, dù có vẻ cái màu đó thì hơi nổi nhưng mà nó là gen lặn đấy, hoặc có thể do cận huyết, ờ--- thì--- kiểu loạn luân--- - Bali, Caspian và Javan: Ba giống hổ đã tuyệt chủng. - Dài đến 3, 35m tính tới chót đuôi. - "Mấy cái hình xăm rằn sọc trên người Trẫm không phải chỉ là màu Long bào đâu, nó là màu da luôn đó, thì tức là da Trẫm cũng có sọc luôn! Ai biết đâu, bữa vẽ áo chưa khô mà lỡ mặc rồi---" - "Trẫm có thể tuyển ái phi từ bên nhà cái tên đầu bờm rống lớn đó! Các người gọi bọn đó là" sư tử "thì phải (nghe cứ như" mấy ông thầy chùa chết "á). Hoàng tử và công chúa sẽ rất kiêu sa đó! " Tiger (Hổ) "với" Lion (Sư tử) "khi lai với nhau cho ra con gọi là gì đây," Tigon "và" Liger "chứ sao giờ, phân biệt như này là vì Tigon nhỏ hơn Liger về kích thước nhé! - Mỗi lần sinh được 3 hoặc có lúc là 6 con. - Tiếng gầm của hổ có thể nghe ở cách xa 3 km. - Nhiều con hổ trắng bị lác mắt (là bị lé đó) !" Ừ đấy! Rồi sao? Nè, Trẫm đang nói chuyện với ngươi đấy! Nè tên kia---" - Chiếc lưỡi của mèo, sư tử và cả hổ đều không nếm được vị ngọt đấy! Tiếc quá! Món ngọt là thứ thần dược xua đi nỗi buồn mà---
Với một người cả đời chưa từng thấy hổ thật như mình (trừ khi xem TV) thì cách gọi "quàng thượng" quả là "đáng iu"! Không biết nói gì hơn, nhưng có một ước mong nho nhỏ sẽ có ngày được ôm hoàng thượng cỡ bự này để mà nựng. Chắc chỉ có trong mơ, hoặc là đi làm diễn viên xiếc nhỉ!