Vì sao giám định ADN có khả năng phá án? Năm 2009, cảnh sát Hồ Bắc (Trung Quốc) đã phá một loạt vụ trộm cắp. Bọn trộm đã tiến hành hơn 30 vụ từ năm 2006, nhưng vẫn luôn ở ngoài vòng pháp luật, đã được tại lớn, ngoài việc gây án rất nhanh gọn, nhưng nguyên nhân chính là tội phạm không lưu lại chút dấu vân tay nào, nên việc phá án trở nên rất khó khăn. Ai ngờ được, tên trộm tinh vi như vậy cuối cùng lại để lại mẩu thuốc lá tại hiện trường. Thì ra, tên trộm nghiện thuốc lá nặng, mỗi lần gây án đều hút một vài điếu, thậm chí có lúc còn uống vài ngụm rượu, vì thế nên tại nhiều hiện trường gây án đều lưu lại chút tàn thuốc và chai rượu. Cảnh sát đã tiến hành giám định ADN từ mẫu nước bọt lưu lại trên đầu mẩu thuốc lá và chai rượu. Đồng thời, tên trộm này mỗi lần đều lưu lại hiện trường khá lâu, nên cảnh sát cho rằng tội phạm có tâm lý rất vững, cần có hồ sơ tội phạm. Nhờ thông tin ADN trên đầu mẩu thuốc lá, khi đối chiếu với kho dữ liệu tội phạm, cuối cùng đã xác định danh tính của nghi phạm, đồng thời bắt hắn về quy án. Trước khi ứng dụng kỹ thuật phân tích ADN vào giám định pháp y, thì dấu vân tay, tướng mạo, dáng đi.. đều là những đầu mối có vai trò quan trọng làm chứng cứ để phá án, mà rõ ràng những manh mối này có những hạn chế nhất định: Dấu vẫn có thể dễ dàng bị xóa, hoặc đeo găng tay có thể tránh việc để lại dấu vân tay tại hiện trường vụ án; tướng mạo, dáng đi.. có thể được thay đổi bằng cách cố ý mô phỏng làm giả. Vì thế, việc điều tra vụ án đòi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm, nếu không rất dễ đưa ra những phán đoán sai lầm. Vậy, liệu có manh mối nào đủ ổn định để có thể làm chứng cứ quan trọng trong giám định tư pháp? Các nhà khoa học đã nghĩ tới ADN. ADN là vật liệu di truyền của con người mỗi người có một bộ ADN duy nhất, và ADN giữa những người khác nhau đều khác nhau. So với mẫu máu và vân tay, mẫu ADN rất dễ lấy được từ nước bọt lưu lại trên cốc hay các tế bào niêm mạc miệng, một giọt máu đã khô, một sợi tóc còn sót lại, thậm chí chỉ là gàu rơi ra.. đều có thể thu thập làm mẫu xét nghiệm ADN. Ngoài ra, ADN có tính ổn định cao, ngay cả khi các đặc trưng của mẫu ADN đã bị phân giải, không còn như nguyên bản thì thông tin di truyền ADN vẫn đảm bảo là chứng cứ pháp y hữu hiệu. Với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, kỹ thuật giám định ADN đã phát triển và đi vào cuộc sống. Kỹ thuật phản ứng chuỗi trùng hợp (PCR) đã khuếch đại trình tự gen cho mẫu ADN, giúp phóng đại một một dấu vết chứng cứ. Kết quả sẽ hiển thị rõ ràng bằng cách điện di trên gen hay đánh dấu huỳnh quang, sau khi đối chiếu và phân tích các hình ảnh hoặc tín hiệu, có thể xác định nghi phạm có phạm tội hay không. Kỹ thuật giám định ADN đã thay đổi lịch sử chỉ có thể "khẳng định" hay "phủ định" của việc xét nghiệm chứng cứ sinh học trong quá khứ. ADN giống như một thám tử "ẩn mình" ở khắp mọi nơi, không để lọt tội phạm. Có thể nói, ADN tồn tại khắp trong các tế bào trở thành chứng cứ khó tiêu huỷ của những kẻ phạm tội phạm vi ứng dụng của định mối quan hệ huyết thống với độ chính xác lên ADN còn được mở rộng sang xét nghiệm ADN xác tới 99, 99%. Có thể thấy, giám định ADN trong lĩnh vực tư pháp đã thực sự trở thành "cây đũa thần"