Vì sao gia tộc Tư Mã đời sau liền bị tàn sát tận gốc, Tư Mã gia tộc đã đắc tội với ai?

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi thachkimthu, 16 Tháng hai 2024.

  1. thachkimthu

    Bài viết:
    207
    [​IMG]

    Vì sao gia tộc Tư Mã đời sau liền bị tàn sát tận gốc, Tư Mã gia tộc đã đắc tội với ai?

    *****​


    Theo lịch sử Trung Hoa công nguyên từ năm 249, Tư Mã Ý lúc ấy đã 70 tuổi dẫn theo ba nghìn tử sĩ phát động chính biến Cao Bình Lăng, diệt sạch thế lực của trọng thần Tào Sảng, lúc hoàng đế Tào Phương còn đang tại vị khi 57 tuổi, từ đó trở thành một vị vua bù nhìn, mặc sức để gia tộc Tư Mã điều khiển thống trị thiên hạ. Có lẽ là Tư Mã Ý cũng nhớ tới ân tình năm xưa Tào Phi đối với mình, hoặc muốn ổn định vững chắc thế lực sau khi xoắn vị. Do đó gia tộc Tư Mã cũng không có vội vã thành lập tân triều mà dốc hết toàn lực để trấn an dòng họ Tào Thị đến 17 năm sau cuộc chiến biến.

    [​IMG]

    Tư Mã Ý có lẽ cũng muốn giống như Tần Thủy Hoàng, muốn để hậu thế có thể tồn tại ba đời hoặc thậm chí vạn thế làm quân chủ. Nhưng một điều khiến cho Tư Mã Ý bất ngờ chính là, những gì mà ông ta làm đã đắc tội một người, để còn cháu đời sau khi triều Tấn bị diệt vong đã bị tàn sát hầu như không còn. Có lẽ từ đầu đến cuối Tư Mã Ý đều không có chân chính để mắt đến Ngụy Triều, do gia tộc Tào Thị gây dựng nên.

    [​IMG]

    Luận về lịch sử thì Tư Mã gia khi so với Tào gia còn muốn lâu đời hơn nhiều, sớm nhất có thể truy đến tận thời đại Thương Triều, một gia tộc được truyền thừa lâu đời đến như vậy, đã để Tư Mã gia sinh ra một loại cảm giác ưu việt bẩm sinh. Khi thành lập Tấn triều, Tư Mã gia cũng không cho là thứ mình thay thế là Tào Ngụy, bọn họ luôn cảm thấy Tào Ngụy diệt vong là bị trừng phạt đúng tội. Dù sao thì Tào Tháo đã sử dụng biện pháp hiệp thiên tử giữ lệnh trừ hầu, tiếng xấu vang xa là điều mà mọi người đều biết, mà hành vi của Tư Mã gia chính là thay trời hành đạo. Bởi không có chút cảm giác tâm lý nào là tội lỗi đã khiến gia tộc Tư Mã luôn có tác phong làm việc càng ngày càng phách lối, người đời sau đã kế thừa được dã tâm chiếm đoạt quyền lực từ tổ tiên, nhưng lại không thể kế thừa được sự ẩn nhẫn, hành sự cẩn trọng. Tư Mã gia cho rằng nếu giang sơn tổ tiên là dựa vào âm mưu quỷ kế để có được, như vậy thì vị trí hoàng đế liền không thể tuân theo tông pháp chế lập, mà là nên lập những người có khuynh hướng cường thế lên làm vua. Công nguyên năm 280 triều Tấn sau khi diệt đi gia tộc Tôn Ngô, quân vương với đường lối suy nghĩ cường bạo dã man bắt đầu sinh trưởng. Cho tới 11 năm sau tức là năm công nguyên 291, điều này đã dẫn đến triều Tấn diệt vong, trong lịch sử hình thành Tây Đông lưỡng Tấn, sự kiện "Bát Vương Chi Loạn".

    [​IMG]


    Nguyên nhân gây ra sự kiện "Bát Vương Chi Loạn" bắt nguồn từ triệu Tấn ngu ngốc, hoàng đế Tấn Huệ đế Tư Mã Trung không còn để ý tới triều chính. Hoàng hậu Giả Nam Phong tự tiện tham gia vào chính sự, khiến cho trong gia tộc Tư Mã các vị vương gia bất mãn dẫn đến kết quả này. Loạn bát Vương bắt đầu từ việc đấu tranh quyền lực ở trong cung cấm, rồi nhanh chóng tiến tới dẫn phát chiến tranh, đẩy nhanh quá trình diệt vong của Tây Tấn.

    [​IMG]


    Trong thời gian này ở phương Bắc, những dân tộc thiểu số như Hùng Nô, Yết Tiên Ty Khương, cùng các bộ tộc thừa dịp chính quyền Tây Hán đang náo loạn, đã nhao nhao khởi binh thoát ly của sự khống chế của triều đình, lần lượt thành lập chính quyền các cứ tiến quân vào Trung Nguyên. Về sau Tây Tấn thất bại tránh khỏi Trung Nguyên đi đến Giang Nam, thành lập vương triều Đông Tấn. Vùng đất phương Bắc chủ quyền do một bộ phận người Hán tộc của các bộ tộc cát cứ trước đó, sau thành lập ra 16 quốc gia, từ đó Trung Quốc tiến vào thời kỳ "Ngũ Hồ Thập Lục Quốc".

    [​IMG]


    Quay trở lại với Tấn Huệ đế Tư Mã Trung, khả năng rất nhiều người đều không biết là ai, nhưng một câu nói từng vang dội cổ kìm đến ngày nay, mà người người đều được biết. Đó là khi được bẩm tấu người dân không có gạo ăn bị chết đói, ông ta liền nói: Sao không ăn thịt cháo?

    Điều này cũng khiến vô số nhà sử học hoài nghi về trí tuệ của người này, càng làm cho 8 vị vương gia của Tây Tấn lúc đó biểu thị sự bất mãn. Tư Mã Trung ngu ngốc lại thêm Giả Nam Phong khiến cho sự kiện "Bát Vương Chi Loạn" diễn ra liên tiếp 16 năm, đã khiến cho tình hình kinh tế xã hội ngay lúc đó bị phá hoại một cách nghiêm trọng. Cho đến khi nội loạn kết thúc Tấn Hoài đế một lần nữa gặp phải cục diện vô cùng rối rắm, hết phương cứu chữa. Bởi Trung Nguyên nội loạn, Hung Nô xung quanh đã càng lớn mạnh, bạo phát "Ngũ Hồ Loạn Hoa", suýt chút đã khiến Hán tộc diệt vong. Sau "Ngũ Hổ Loạn Hoa" công nguyên năm 376 Tây Tấn kéo dài 51 năm. Bởi vì Trường An thất thủ dẫn đến chính thức diệt vong, may mắn hoàng tộc Tư Mã Duệ còn sống sót. Một vài năm sau ở tại Kiến Khang xưng đế, một lần nữa thành lập triều Tấn, được hậu thế cùng các nhà sử học xưng là Đông Tấn. Nhưng Đông Tấn một lần nữa thành lập cai quản ở trạng thái thống mà bất trị, thời điểm đó có các thế già đại tộc thâm căn cố đế, ví như là Vương Thị Phụ Tá Tư Mã Duệ xưng đế Lang gia, còn Tạ Thị thắng được Phì Thủy Chi Chiến, lấy được Trần Quận. Hoàn Thị thu phục Lạc Dương Tiếu Quận, Giữ Thị có được Tánh Xuyên. Tứ đại gia tộc này trong lịch sử Trung Hoa được xưng là Đông Tấn Tứ đại gia tộc.

    [​IMG]


    Dựa theo quy luật phát triển của lịch sử thì Đông Tấn tất nhiên sẽ bị một trong những thế gia vọng tộc này tiêu diệt. Thế nhưng Đông Tấn lại gặp được một bước ngoặt mới, mặc dù Hoàn Thi phản loạn tự lập làm thiên tử, nhưng lúc này lại xuất hiện ra một kẻ cường nhân là Lưu Dụ, được hậu thế tôn xưng là Nam Triều Đệ Nhất đế.

    Lưu Dụ đầu tiên là bình định phản loạn Hoàn Thị, ủng hộ Tư Mã Đức Văn lên làm Tấn Công đế, trở thành một trung thần tuyệt đối ở vẻ bề ngoài. Thế nhưng ở sau lưng hoàng đế thì Lưu Dụ cùng các triều thần khác vẫn âm thầm hành động, hắn không cam tâm làm tôi tớ mà là muốn làm quân vương. Lưu Dụ đã tạo ra được danh hào, đứng ra giúp hồi phục Đông Tấn về chính sách đối ngoại thúc đẩy thảo phạt bình định giặc cỏ đang cát cứ trong nội địa, rồi tiêu diệt Nam Yến Hậu Tần bằng vào những chiến công không gì sánh được. Từ đấy Lưu Dụ đã nắm toàn bộ quân chính đại quyền của Đông Tấn, lịch sử một lần nữa trở lại thời khắc như cuối thời Đông Hán, Tào Tháo hiệp thiên tử giữ lệnh trừ hầu. Có điều lúc này vị trí của Lưu Dụ cùng triều đại đã hoàn toàn khác so với Tào Tháo, tất cả những chướng ngại đều được hắn ta bình định, thứ chờ đợi chỉ có thay thế Đông Tấn, thành lập ra triều đại mới.

    Vào năm công nguyên năm 420 Lưu Dụ lấn lướt lạm quyền thay Tấn lập Tống và trở thành Tống Võ đế. Lưu Dụ bằng vào vũ lực đoạt được thiên hạ, càng xem thường hậu nhân của Tư Mã Ý, cũng bởi Lưu Dụ xuất thân võ tướng, xem nhân mạng con người ta như cỏ rác, lại thêm ý nghĩ muốn trợ giúp nhi tử Lưu Nghĩa diệt trừ tất cả các mối tai họa tiềm ẩn. Với đủ loại nhân tố cộng lại đã hình thành trong tâm trí của Lưu Dụ bốn chữ, đó chính là "chém tận giết tuyệt" đối với gia tộc Tư Mã.


    [​IMG]

    Đầu tiên là ra tay trừ khử Tư Mã Đức Văn, thêu dệt tội danh lần lượt giết chết Tư Mã Văn Bảo, Tư Mã Tuyền Kỳ, Tư Mã Trình.. đều là những nhân vật có sức ảnh hưởng nhất trong thế lực Đông Tấn, chỉ cần kẻ nào mang họ Tư Mã đều sẽ bị Lưu Dụ dồn vào chỗ chết. Tấn Cao Tổ Tư Mã Ý năm xưa vẫn luôn am hiểu ẩn nhẫn cùng với việc trốn chạy tùy thời, nếu như nhìn thấy hậu nhân của mình bị Lưu Dụ tàn sát như vậy, không hiểu ông ta sẽ có cảm nghĩ thế nào. Tuy nhiên giang sơn đời nào cũng có nhân tài xuất hiện, Lưu Dụ vẻn vẹn cũng chỉ duy trì thời cuộc được 59 năm, liền bị Tiêu Tề thay thế.
     
    chiqudoll thích bài này.
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...