Vì sao cuộc khởi nghĩa Yên Thế được xem là cuộc khởi nghĩa nông dân?

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi nntc6761, 9 Tháng sáu 2022.

  1. nntc6761 ~~~Cập nhật link bài mới ở trên tường ạ~~

    Bài viết:
    2,173
    Khởi nghĩa Yên Thế diễn ra vào khoảng thời gian nào? Ai lãnh đạo khởi nghĩa Yên Thế?

    Khởi nghĩa Yên Thế kéo dài từ năm 1884 đến năm 1913, do Lương Văn Nắm (Đề Nắm) và Hoàng Hoa Thám (Đề Thám) lãnh đạo.

    Ngày 16 tháng 3 năm 1884, khi thực dân Pháp tấn công, người dân tại Yên Thế cũng nổi dậy.

    Trong khoảng thời gian từ năm 1884 đến năm 1892, Đề Nắm chỉ huy nhiều nhóm nổi dậy.

    Vào tháng 4 năm 1892, Đề Nắm bị sát hại bởi một kẻ phản bội. Đề Thám tiếp quản vai trò lãnh đạo khởi nghĩa. Trong khoảng thời gian từ năm 1893 đến năm 1908, nghĩa quân tiến hành song song việc tập trung lực lượng và chiến đấu dưới sự lãnh đạo của Đề Thám.

    Trong khoảng thời gian từ năm 1909 đến năm 1913, quân Pháp tập trung binh lực tấn công, nghĩa quân kiệt quệ. Ngày 10 tháng 2 năm 1913, Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã.

    [​IMG]

    Vì sao nông dân Yên Thế lại đứng lên đấu tranh chống Pháp?

    Nông dân Yên Thế nổi dậy vì muốn chống lại sự cướp bóc do thực dân Pháp thực hiện quá trình bình định quân sự. Nông dân đứng lên đấu tranh trước tiên là để bảo vệ cuộc sống, quyền lợi thiết thực của mình.

    Tại sao Yên Thế trở thành mục tiêu bình định của Pháp?

    Sau khi thực dân Pháp chiếm được thành Tỉnh Đạo thuộc phủ Lạng Thương, chúng tấn công Yên Thế nhằm mục đích mở đường cho cuộc tấn công Thái Nguyên, mở rộng phạm vi chiếm đóng của chúng ở miền Bắc.

    Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời? Vì sao cuộc khởi nghĩa Yên Thế được xem là cuộc khởi nghĩa nông dân?

    Chắc chắn rằng trong các phong trào chống Pháp của nhân dân ta trước Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918), Khởi nghĩa Yên Thế chính là phong trào khởi nghĩa kéo dài nhất (Cuộc khởi nghĩa kéo dài 30 năm) và gây cho địch nhiều tổn thất, đã làm cho thực dân Pháp rất lo lắng.

    Bên cạnh đó, phong trào đấu tranh tự phát của nông dân Yên Thế này dù song song tồn tại và phát triển cùng thời với phong trào Cần Vương chống Pháp, nhưng là có trước, tồn tại lâu dài hơn các cuộc khởi nghĩa thuộc Phong trào Cần Vương, và khá độc lập với Phong trào Cần Vương. Cũng có thể nói, khởi nghĩa Yên Thế là một phong trào yêu nước, không thuộc phong trào Cần Vương.

    Cả hai người lãnh đạo khởi nghĩa (Đề Nắm và Đề Thám) đều xuất thân là nông dân. Lực lượng tham gia khởi nghĩa cũng là nông dân. Do đó, khởi nghĩa Yên Thế được xem là cuộc khởi nghĩa nông dân .

    [​IMG]

    Hoàng Hoa Thám lãnh đạo khởi nghĩa Yên Thế cũng trở thành Thủ lĩnh nổi tiếng nhất của phong trào nông dân chống Pháp, được gọi là Hùm Xám Yên Thế.

    Các khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương có mục tiêu và lực lượng tham gia phong trào khác với cuộc khởi nghĩa Yên Thế.

    Về mục tiêu, Phong trào Cần Vương đặt mục tiêu là đánh Pháp để giành độc lập dân tộc, khôi phục chế độ phong kiến, còn Khởi nghĩa Yên Thế có mục tiêu đánh Pháp để tự vệ và bảo vệ quyền lợi nhân dân, bảo vệ làng xã khỏi sự cướp bóc của thực dân.

    Mục tiêu của cuộc đấu tranh cũng xác định tính chất: Phong trào Cần Vương mang tính chất phong kiến dân tộc sâu sắc, trong khi Khởi nghĩa Yên Thế là tự vệ.

    Về lực lượng tham gia, Phong trào Cần Vương có các văn nhân, Nho sĩ, nông dân, còn Khởi nghĩa Nông dân Yên Thế chỉ có dân cày.

    Phong trào Yên Thế diễn ra trên địa bàn có vị trí thuận lợi - Trung du và miền núi Bắc Bộ. Nơi đây có những khu rừng rậm là nơi trú ẩn của nghĩa quân và dễ dàng di chuyển đến các khu vực khác.

    Khởi nghĩa Yên Thế có cách đánh linh hoạt: Cơ động, đánh du kích, ôn hòa khi cần thiết, đặc biệt biết tận dụng thời gian đình chiến để củng cố và phát triển sức mạnh.

    Ngoài ra còn có vai trò lãnh đạo, đặc biệt là Đề Thám, đã đoàn kết nông dân các vùng với mục tiêu bảo vệ làng quê, bảo vệ cuộc sống chứ không phải khôi phục chế độ phong kiến, bảo vệ ngai vàng như các cuộc khởi nghĩa cùng thời.

    Lãnh đạo khởi nghĩa Yên Thế không phải nhà văn, học giả mà là những người nông dân có phẩm chất đặc biệt, mưu trí, dũng cảm, tài năng, căm thù đế quốc, phong kiến. Họ có sự đồng cảm với nhân dân.

    Khởi nghĩa Yên Thế đã thể hiện tinh thần quật khởi của nông dân, có tác dụng làm chậm quá trình xâm lược của thực dân Pháp, làm chậm chiến dịch bình định miền trung du và miền núi phía Bắc của chúng.

    * * *

    Xem thêm: Vì Sao Phong Trào Cần Vương Thất Bại?
     
    LieuDuong, Tiên Nhi, Ột Éc4 người khác thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 15 Tháng hai 2023
  2. nntc6761 ~~~Cập nhật link bài mới ở trên tường ạ~~

    Bài viết:
    2,173
    Nội dung nào không phải là nguyên nhân dẫn tới thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Thế

    A. Bó hẹp trong một địa phương, dễ bị cô lập

    B. So sánh lực lượng quá chênh lệch, thực dân Pháp và phong kiến cấu kết đàn áp

    C. Chưa có sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến

    D. Cuộc khởi nghĩa thu hút quá nhiều các nhà yêu nước

    Đáp án: D

    * * *

    Nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Thế là do bó hẹp ở một nơi vì vậy dễ bị giặc cô lập. Giai cấp lãnh đạo là những người nông dân chưa phải là một giai cấp tiến bộ, đồng thời so sánh lực lượng giữa Pháp và nghĩa quân quá chênh lệch, thực dân Pháp và phong kiến còn cấu kết đàn áp khởi nghĩa.
     
    Chỉnh sửa cuối: 20 Tháng ba 2023
  3. nntc6761 ~~~Cập nhật link bài mới ở trên tường ạ~~

    Bài viết:
    2,173
    Nội dung nào không phải là ý nghĩa Lịch sử của khởi nghĩa Yên Thế

    A. Cản trở kế hoạch bình định Việt Nam, gây cho Pháp nhiều tổn thất.

    B. Hệ tư tưởng phong kiến lỗi thời không đủ sức chi phối phong trào.

    C. Bước đầu giải quyết ruộng đất cho nông dân, để lại nhiều bài học quý.

    D. Thể hiện lòng yêu nước, không khuất phục trước kẻ thù của nhân dân.

    Đáp án: B

    * * *

    Khởi nghĩa Yên Thế thực hiện mục tiêu tự vệ, bảo vệ cuộc sống ấm no của nhân dân nơi đây trước bước chân bình định của thực dân Pháp. Cuộc khởi nghĩa này không nằm trong phong trào Cần Vương – phong trào theo khuynh hướng phong kiến. => Khởi nghĩa Yên Thế không phản ánh hệ tư tưởng phong kiến lỗi thời, không đủ sức lãnh đạo phong trào. Đó là ý nghĩa của phong trào Cần Vương.
     
    Ưu Đàm Thanh TiLieuDuong thích bài này.
  4. nntc6761 ~~~Cập nhật link bài mới ở trên tường ạ~~

    Bài viết:
    2,173
    Nghĩa quân Yên thế hòa hoãn với thực dân Pháp trong thời gian nào

    Tháng 9/1894, quân Yên Thế bắt cóc Chesnay, biên tập viên tờ Avenir du Tonkin. Do phải chịu áp lực từ phía chính quyền thuộc địa và khó khăn trong việc dập tắt cuộc khởi nghĩa, quân đội Pháp phải tiến hành hòa hoãn để nghĩa quân Yên Thế thả Chesnay. Về phía nghĩa quân, tuy có giành được một số thắng lợi, nhưng lực lượng cũng suy yếu rõ rệt. Trong tình hình đó, Đề Thám thấy cần phải hòa hoãn với Pháp để tranh thủ thời cơ củng cố lực lượng.

    Tháng 10/1894, cuộc thương lượng giữa nghĩa quân Yên Thế và thực dân Pháp đi đến thỏa thuận: Phía Pháp trả 15.000 francs tiền chuộc, rút khỏi Yên Thế và để Đề Thám kiểm soát 4 tổng: Nhã Nam, Mục Sơn, Yên Lễ và Hữu Thượng, với quyền thu thuế trong 3 năm. Trong thời gian này, Đề Thám tới sống ở đồn Phồn Xương và cho cày cấy với quy mô lớn cũng như tuyển mộ quân.

    Năm 1895, Đề Thám tham gia tổ chức đánh Bắc Ninh, và từ chối trả lại những vũ khí mà ông chiếm được tại đây cho phía Pháp. Tới tháng 11/1895, pháo thuyền Pháp chở quân lên uy hiếp, buộc Đề Thám đầu hàng, nhưng nghĩa quân Đề Thám đã chống đỡ quyết liệt.

    Trước sự truy lùng và vây quét ráo riết của quân Pháp, lực lượng nghĩa quân ngày càng suy yếu. Để bảo toàn lực lượng, Đề Thám lại hòa hoãn với Pháp lần thứ hai. Thực dân Pháp lúc này cũng muốn chấm dứt xung đột để tiến hành khai thác thuộc địa. Vì vậy, tháng 12/1897, hiệp ước hòa hoãn giữa thực dân Pháp và nghĩa quân Đề Thám đã được ký kết với những điều kiện ràng buộc chặt chẽ hơn, nghĩa quân phải nộp cho Pháp tất cả vũ khí và phải bãi binh. Đề Thám bề ngoài tỏ ra là phục tùng, nhưng bên trong vẫn ngầm củng cố lực lượng. Lần hòa hoãn này kéo dài từ năm 1898 đến 1908.
     
    Ưu Đàm Thanh TiLieuDuong thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...