Vì sao cua phải lột xác?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Swaka Nguyệt Lam, 30 Tháng năm 2021.

  1. Swaka Nguyệt Lam Giai Nguyệt Lam

    Bài viết:
    631
    Chắc hẳn không ít lần bạn nghe đến "cua lột" nhỉ? Ăn trúng cua lột mà bụng ai không tốt thì hôm đó chắc "sung sướng" lắm, đã thế còn ngứa nữa. Cua lột chính là cua sau khi vừa lột xác, chất thịt "nhũn như nước", có bao giờ bạn thắc mắc tại sao cua còn phải có giai đoạn này để "hành người" thế không?

    Theo em vì sao cua phải lột xác?

    Cua cũng giống như tôm, muốn lớn lên thì phải loại bỏ lớp vỏ kitin cũ, bởi lớp vỏ này rất cứng, ngăn chặn quá trình phát triển của các loài giáp xác. Nhìn chung hầu như loài này đều lớn lên bằng cách lột xác. Sau mỗi lần "đổi cũ lấy mới" là cua có lớp vỏ khá mềm trong thời gian đầu, lúc này cua sẽ "phình ra" và lớn lên.

    [​IMG]

    Quá trình lột xác của cua.

    Trước khi lột xác, một con cua thường hấp thụ lượng canxi từ bộ vỏ cũ, sau đó tiết ra enzyme để tách lớp vỏ cũ ra khỏi lớp da hoặc lớp biểu bì. Lớp da này sẽ được bao bọc bởi ra một lớp vỏ mới, mềm hơn và mỏng hơn so với lớp vỏ cũ, lớp vỏ này có thể co dãn tùy theo kích thước tăng lên của cua.

    Trước khi lột xác một ngày, cua bắt đầu hấp thụ nước biển, cơ thể bắt đầu phồng lên như một quả bóng. Việc làm này giúp chúng mở rộng lớp vỏ cũ và tách ra một đường nứt nhỏ chạy khắp cơ thể. Thi thoảng bắt trúng cua vào mùa lột xác, bạn sẽ thấy chúng khá "mập", nhưng đừng tưởng bở, nó chỉ có cái hình dáng thế thôi nhá.

    Con cua sau đó sẽ tự rút lớp vỏ cũ bằng cách đẩy ra và thu lại các phần cơ thể nhiều lần, cho đến khi rút phần chân trước và hoàn toàn tách ra khỏi lớp vỏ cũ. Quá trình thay vỏ mới của một con cua thường kéo dài trong vòng 15 phút.


    Một số điều thú vị về cua.

    Bạn đã từng nghe câu tục ngữ "ngang như cua", ý chỉ những kẻ ngang ngược, lấy hình ảnh từ con cua bò ngang rồi nhỉ? Vậy bạn có biết tại sao cua lại ngang ngược thế không?

    Loài cua được bọc trong một bộ xương ngoài cứng và dày có tác dụng bảo vệ chúng trước kẻ thù, tuy nhiên đổi lại các chân trên của chúng bị hạn chế rất nhiều cử động. Càng phát triển để thích nghi với môi trường, xương ngoài của cua càng có tác dụng bảo vệ hơn và chân cử động càng ít hơn.

    Cụ thể, chân cua gắn vào mình thân nhưng lại rất ít khớp, các khớp này cũng không được linh hoạt lắm nên chúng chỉ có thể bò ngang mà thôi.

    Tên khoa học của cua là Callinectes sapidus, có nghĩa là "vận động viên bơi lội xinh đẹp". Tuy nhiên nhìn dáng đi thì thừa biết chúng bơi chả đẹp rồi nhá, được cái "mã" ngoài là xinh thôi.

    Có tới 6.793 loài cua đã được tìm thấy, có loại trong đại dương, loại trong nước ngọt và một số loại trên mặt đất, có nhiều loại cua sống ở các vùng nhiệt đới. Không phải lòa cua nào cũng ăn được, và chẳng phải loài nào cũng hiền lành dễ "chộp" đâu, có vài loài cua được liệt vào hàng "la sát" và đanh đá đấy.

    Một con cua trung bình sống không quá 3 năm. Đương nhiên cũng có ngoài lệ, nhưng trung bình thì tuổi thọ của cua không cao lắm, dù thả vào môi trường thích hợp cũng khó vượt quá 10 năm.

    Cua có 10 chân, 2 trong số đó chính là càng cua. Đừng tưởng rằng cua chỉ có 8 cái cằng thôi nhá, nhầm to rồi.

    Nếu cua bị rụng mất càng, càng cua có thể mọc lại. Thế nên bãn sẽ thấy thi thoảng mình tìm được vài con cua có chút vỏ mềm nhú ra tại nơi càng cũ bị mất, đó chính là càng mới đang mọc đấy.

    Cua có một cái đuôi rất ngắn. Nó chính là cái bé tý ở dưới bụng cua ý.

    Các răng của cua nằm ở trong dạ dày. Cho nên đa số thức ăn cua nuốt vào bụng đều có thể nghiền nát được. Nhưng không biết nó có liền luôn răng của mình không nhỉ?

    Có loại cua chỉ nhỏ cỡ vài milimet, gọi là cua đậu, cũng có cả loại cua nhện Nhật Bản có sải chân tới 4 mét.

    Cua là loài ăn cả thực vật và động vật, một số chủ yếu ăn tảo, một số khác ăn động vật thân mềm, sâu, động vật giáp xác, nấm, vi khuẩn, v. V..

    Mỗi năm trên thế giới chúng ta ăn tới 1 triệu tấn cua. Một con số không hề nhỏ đâu, nhưng hên là cua chua bị tận diệt nhá. Tuy nhiên với con số tiên thụ này thì các bạn đừng nên đánh bắt cua cái đang mang con nhé, nếu không sẽ có ngày hết sạch cua đấy.


    Các "hàng" cua trứ danh Việt Nam

    Cua da Bắc Giang

    Cua da trước đây ít người chọn mua nhưng nay thành đặc sản của đất Yên Dũng (Bắc Giang).


    [​IMG]

    Theo lý giải của người dân huyện Yên Dũng, sở dĩ gọi là cua da vì chúng có lớp da trên càng. Chân cua da dài, 2 càng có lớp lông giống như rêu bám vào.. Cũng có người gọi là "cua ra" vì gắn với câu tục ngữ "Tháng Chín cua ra, tháng Ba cua vào", song cua da vẫn được gọi phổ biến hơn cả.

    Cua đá Lý Sơn, Cù Lao Chàm

    Hàng chục năm trước, cua đá ở đất Lý Sơn (Quảng Ngãi) nhiều vô kể nhưng chỉ có những nhà khó khăn mới bắt về làm thức ăn. Gần đây, do nhu cầu tăng cao nên người dân khai thác ồ ạt khiến cua đá trở nên khan hiếm và có giá gấp 7 lần trước đây. Loại cua này có thời điểm giá còn đắt hơn cả cua hoàng đế vì chúng ngày càng trở nên quý hiếm.


    [​IMG]

    Không chỉ ở Lý Sơn, cua đá ở Cù Lao Chàm (Hội An, Quảng Nam) cũng ngon nức tiếng, trở thành đặc sản không thể không thưởng thức khi đến thăm xứ đảo này.

    Cua đá có vị thịt ngọt, thanh chứ không phảng phất vị tanh thường thấy của động vật miền biển. Thịt cua béo ngậy, dai hơn hẳn cua biển, cua đồng. Loại cua này chứa đầy gạch, càng cua rất to. Khác với cua biển và ghẹ, cua đá chắc gạch 100%. Nếu không quen ăn, thực khách có thể bị "say" gạch.

    Người ta gọi là cua đá vì nó sống ở các hang đá trên núi. Cua lớn có trọng lượng đến 300-400 g/con, cua nhỏ thì trọng lượng cỡ 100g/ con. Cua đá có màu tím; khi chín thì chuyển sang màu gạch tuyệt đẹp và thơm lừng

    Cua mặt trăng Ninh Thuận, Côn Đảo

    Khi đến Ninh Thuận hay Côn Đảo (Phú Quốc), du khách không thể bỏ qua sản vật ngon nức tiếng: Cua mặt trăng.


    [​IMG]

    Loại cua này trước đây ít người lựa chọn vì vỏ chúng dày, thịt ít. Nhưng gạch của chúng ngọt béo hơn so với những loại cua khác và có màu sắc khá bắt mắt.

    Sở dĩ gọi cua mặt trăng bởi trên mai loại cua này có nhiều hình tròn màu đỏ đậm, pha vào màu hồng tươi như mặt trăng. Loại cua này có thịt thơm ngon nhất vào kỳ trăng mọc. Điều này hoàn toàn trái ngược với các loại cua khác, thịt thường xốp trong thời kỳ này. Cua mặt trăng được xếp vào loại cua thượng hạng "đệ nhất cua" bởi thịt cua ngọt đậm đà, vừa thơm lại săn chắc.

    Cua xe tăng Côn Đảo

    Cua xe tăng là một loài cua cạn khổng lồ thuộc họ cua cạn Geocarcinidae. Cua xe tăng là loài cua cạn to nhất Việt Nam và bán đảo Đông Dương.


    [​IMG]

    Tại Việt Nam, rừng ngập mặn thuộc Vườn quốc gia Côn Đảo là nơi duy nhất cua xe tăng sinh sống. Khi trưởng thành, loài cua này có mai dài hơn 10 cm, trọng lượng lên tới 1 kg.

    Cua có 2 càng to chắc khỏe và có vẻ như không tương xứng với thân (càng phải to, càng trái nhỏ) đủ sức cắn xé lá và ăn các loài động vật. Sở dĩ cua có tên xe tăng là vì khi bò, nó có hình dáng trông giống như cỗ xe tăng đang di chuyển.

    Cua 'thiết giáp', đặc sản có một không hai ở Tây Nguyên

    Vỏ cứng, bản tính hung dữ, những con cua ở khu vực suối đá Ông Mô (xã Hòa Thắng, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) được đặt tên là cua "thiết giáp", phải những tay săn cua có nghề mới bắt được.


    [​IMG]

    Trong những năm gần đây, do khí hậu thay đổi và tình trạng dùng điện săn bắt thủy sản tràn lan khiến cho lượng cua đá bị suy giảm rõ rệt, giá mỗi kg cua đá lên tới vài trăm nghìn đồng.

    So với cua biển hoặc cua đá ở những vùng khác, cua đá "thiết giáp" suối Ông Mô thịt rắn chắc và thơm ngon hơn.

    Cua biển Năm Căn - đặc sản rừng ngập mặn Cà Mau

    Tại huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, vùng đất cuối cùng của Tổ quốc, cua biển Năm Căn là một đặc sản độc đáo trong điều kiện tự nhiên rừng ngập mặn.

    Theo đánh giá của du khách, cua biển của vùng Năm Căn là ngon nhất. Cua biển Năm Căn ngon là nhờ nguồn nước biển trực tiếp vào giúp đủ độ mặn, khiến cua có vị ngọt đậm mà các nơi khác không có được.


    [​IMG]

    Cua ở rừng ngập mặn Cà Mau có thể trở thành món ăn hấp dẫn với cách chế biến đơn giản như: Nướng củi, cua muối, cua ướp tỏi ớt, cua nấu chao.. với hương vị đặc trưng, vị ngọt đậm đà cùng các loại rau, quả dân dã ăn kèm tùy món.
     
    Last edited by a moderator: 3 Tháng một 2022
Trả lời qua Facebook
Đang tải...