Thông thường thì các bà các mẹ khi nấu cơm còn dư đều có thói quen để lại, lần tiếp hấp lại là vẫn dùng được. Có khi cơm nấu sáng hôm nay đến tận sáng hôm sau vẫn còn ăn được, nhưng có khi chỉ mới mấy tiến thì cơm đã có dấu hiệu oi thiu. Vì sao cơm nhanh thiu? Có rất nhiều người đặt ra câu hỏi rằng quá trình cơm bị hỏng, oi thiêu có liên quan đến gạo hay cách thức nấu cơm không, vì nhiều nhà nấu có lúc thiu nhanh có lúc lại để lâu được. Để trả lời cho vấn đề này, PGS - TS Nguyễn Văn Hoan, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu lúa cho biết: Cơm nhanh hay lâu thiu là do quá trình xay xát, chế biến chứ không phải do giống lúa. Khi gạo được xát thật kỹ thì trong hạt gạo sẽ không có vitamin mà chỉ còn lại tinh bột, cơm sẽ rất lâu thiu. Lý do thì rất đơn giản, trong vỏ cám của gạo có rất nhiều chất dinh dưỡng - đây là một môi trường vô cùng thuận lợi cho nấm mốc và vi khuẩn sinh sôi. Các loại nấm này không phải chỉ có hại, nhưng đa phần sẽ khiến cơm nhanh hỏng. Ngoài khâu xây xát, thì khâu vo gạo cũng ưuan trọng. Nếu bạn vo gạo thật "sạch" thì cơm sẽ giữ được lâu hơn. Tuy nhiên gạp "sạch" rồi thì chất dinh dưỡng, vitamin cũng trôi hết luôn. Ngoài ra, người ta còn áp dụng tính chất giàu vitamin của vỏ cám để làm các nguyên liệu cho đời sống. Chẳng hạn như gạo để nấu thành cơm lên men rượu là gạo còn vỏ cám. Bản thân vỏ cám mịn sau khi xay xong có thể dùng làm đẹp, dưỡng da, chứ không phải có mỗi việc cho heo đâu nha. Bên cạnh câu chuyện vì sao cơm nhanh thiu, thì vẫn có một câu hỏi muôn thuở được google đề cử cho bạn bởi tính liên quan.. Ăn cơm thiu có sao không? Ắt hẳn không ít bạn lỡ làng chơi dạy ăn nhầm cơm thiu nhỉ? Thế có sao hay không? Tuy nhiên, nếu có thể thì tuyệt đối đừng ăn nhầm lần hai nhé, vì trong cơm thiu có rất nhiều thành phần bị biến chất. Khi cơm đã "lên mùi" nghĩa là nó chẳng còn thích hợp cho cơ thể chúng ta nữa. Đừng dạy dột gì mà tự nguy hại đến bản thân nhé. Theo nghiên cứu cho thấy, cơm thiu và một số thực phẩm để qua đem sẽ bị biến đổi thành phần và xuất hiện một số chất gây ung thư. Vì lẽ đó hãy cẩn thận nhé, đừng quá chủ quan. Ngoài ra cơm thiu còn có thể gây ngộ độc, nôn ói tiêu chảy đối với những người bụng yếu và khó tiêu. Đặc biệt, tuyệt đối không cho trẻ ăn cơm thiu. Hậu quả khôn lường đấy. Làm cách nào để nhận ra cơm đã không thể dùng được? Thông thường bạn có thể nhận biết dựa trên một số trường hợp sau. Trên bề mặt cơm xuất hiện bong bóng. Trường hợp này thì mình chỉ thấy một lần, tuy nhiên khi cơm xuất hiện bong bóng thì nó thật sự rất kinh khủng, và bạn chắc chắn sẽ biết nó không thể ăn được đâu. Hạt cơm mềm nhũn. Thông thường hạt cơm dạng tinh bột rắn, mềm nhưng không nhũn, chỉ khi bạn bóp thì nó mới bị nát. Còn trường hợp bạn thấy cơm nhão như cháo mềm nhũn thì nên bỏ đi nhé, à nhớ loại trừ trường hợp là bạn nấu cơm hơi thừa nước nha. Xuất hiện đốn trắng, đen hoặc xanh lá. Đây là dấu hiệu của nấm mốc phát triển trên bề mặt thực phẩm thường gặp ở bánh mì và một số thực phẩm hút độ ẩm. Nếu tiếp tục ăn chúng, bạn có nguy cơ bị nhiễm trùng dạ dày. Nhìn qua tình trạng đồ ăn là cách nhận biết thực phẩm ôi thiu đơn giản nhất. Ngửi không còn ngon hoặc mùi đã thay đổi đáng kể. Tất cả chúng ta đều đã có lúc mở cửa tủ lạnh và ngay lập tức bị mùi thức ăn ôi thiu xộc thẳng vào mũi. Đây là một dấu hiệu cho thấy thức ăn thừa cần được vứt bỏ. Thực phẩm có mùi hôi hoặc thậm chí mùi hơi khác là đã không còn đủ tươi để ăn. Nếu vẫn còn tốt, thức ăn thừa sẽ có mùi giống như khi mới nấu. Một số mẹo để giúp giữ cơm lâu thiu trong mùa hè. Thường thì ngày hè nóng nực sẽ khiến cơm dễ thiu hơn. Tuy nhiên bạn có thể áp dụng một số cách sau để phòng tránh nhé. Bảo quản cơm trong tủ lạnh Sau khi ăn xong, bạn cho phần cơm còn dư vào hộp rồi đậy kín nắp. Sau đó, đặt trong ngăn mát tủ lạnh. Đến bữa sau chỉ việc lấy ra hấp lại là bạn đã có thể tiếp tục dùng bình thường. Bảo quản cơm ở nơi thoáng mát Với phần cơm dư, tuyệt đối bạn không để các món ăn khác dính vào phần cơm đó. Sau đó, bạn đặt ở chỗ thoáng mát và đậy bằng rổ thưa để không bị bí hơi. Lưu ý không đậy kín hoặc để nguyên trong nồi vì cơm sẽ rất nhanh thiu do hấp hơi nước. Cho giấm vào khi nấu cơm Trong khi nấu cơm, bạn có thể cho vào nồi cơm một vài giọt giấm theo tỉ lệ 2 ml giấm cho 1, 5kg gạo. Đảm bảo khi ăn và khi bảo quan, cơm sẽ trắng muốt và rất lâu thiu. Một số cách hấp cơm ngon. Khi nồi cơm điện mới cạn nước, bạn khoét lỗ nhỏ và đổ vào đó chút nước nóng, sau đó để cho cơm nguội vào rồi lấy cơm mới vun lại. Sau đó, bạn bật lại nút nấu, đợi đến khi thấy hơi bốc lên, là cơm đã ngon như lúc mới nấu rồi đấy. Nếu không dùng nồi cơm điện để hấp, các bạn có thể hấp bằng lò vi sóng, hay lò nướng. Chỉ cần bạn cho cơm vào bát thủy tinh, bọc kín cơm bằng màng bọc thực phẩm để tránh bị khô. Cơm sau khi hấp bằng hai phương pháp đó sẽ vô cùng thơm mềm và ngon, nhìn y hệt những bát cơm nóng vừa nấu, vô cùng ngon miệng đấy nhé.