Vì sao loài cò quăm mào Nhật Bản đã có nguy cơ tuyệt chủng lại có thể hồi sinh [/H2] Giữa bình nguyên Quan Trung và bình nguyện Hán Trung của Trung Quốc là dãy núi Tần Lĩnh nổi tiếng. Nơi đây là môi trường sống của rất nhiều loài động thực vật hoang dã quý hiếm và nguy cấp của Trung Quốc, như voọc mũi hếch vàng, gấu trúc.. Tần Lĩnh còn là thiên đường của các loài chim, với cò quăm mào Nhật Bản, trĩ vàng.. Cò quăm mào Nhật Bản có màu lông trắng như tuyết, mào đỏ tươi, dáng vẻ thanh tao. Trong lịch sử, cò quăm mào Nhật Bản đã từng phân bố ở những nơi như Trung Quốc, Nhật Bản, Nga.. Do các yếu tố từ môi trường, số lượng cò quăm mào Nhật Bản hoang dã giảm rõ rệt, tới những năm 70 của thế kỷ 20, Cò quăm mào Nhật Bản trong tự nhiên gần như đã biến mất. Tháng 5/1981, các nhà khoa học Trung Quốc đã may mắn phát hiện ra phía nam Tần Lĩnh có 7 con cò quăm mào Nhật Bản . Nhưng do điều kiện môi trường rất xấu nên lũ cò đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Để giúp lũ cò quăm mào Nhật Bản này có thể sinh tồn, các nhà khoa học đã xây dựng khu bảo tồn loài cò quăm mào Nhật Bản duy nhất trên thế giới ở Thiểm Tây chăm sóc chu đáo và nghiên cứu nhân giống, xây tổ cho cò quăm mào Nhật Bản trong rừng sâu ở độ cao 800~1200 m. Từ năm 1993 - 2000, đã lần lượt xây dựng 13 khu bảo tồn, với tổng diện tích 4230 ha, lượng các quần thể hoang dã của cò quăm mào Nhật Bản đã hơn 500. Theo khảo sát những năm gần đây phạm vi sống của cò quăm mào Nhật Bản đã được mở rộng tới 3000 km ở những nơi như Thành Cổ huyện Miễn của Thiểm Tây. Khu bảo tồn thiên nhiên không chỉ giúp loài cò quăm mào Nhật Bản có nguy cơ tuyệt chúng được hồi sinh, còn tạo ra môi trường sống phù hợp để loài này có thể sống và phát triển. Từ thế kỷ 17, rất nhiều loài phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng, đặc biệt là động vật có vú và các loại chim. Do đó, đã có một loạt các biện pháp bảo vệ các loài, như việc xây dựng các khu bảo tồn động vật hoang dã, vườn thú, vườn thực vật, hồ cá.. Mặc dù so với môi trường sống sống hoang dã ban đầu, đối với loài nào đó khu bảo tồn chỉ là "thiên nhiên nhân tạo", nhưng đây vẫn là một biện pháp quan trọng để cứu tính đa dạng sinh học đang bị con người tàn phá. Phát huy vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng hệ sinh thái và bảo vệ các quần thể động vật hoang dã. Cùng với việc xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên, còn hàng loạt các phương pháp bảo vệ để có thể tăng số lượng các loài động vật cực kỳ nguy cấp. Với các loài đặc biệt nguy cấp, trước tiên phải thực hiện các kế hoạch sinh sản nhân tạo để tăng số lượng trong thời gian ngắn, sau đó đưa chúng vào mối trường sống tự nhiên, giúp chúng thích nghi với môi trường tự nhiên.