Tại sao có hiện tượng "tảo nở hoa"? Chúng ta vẫn thường nghe đến hiện tượng "thủy triều đỏ" hay "tảo nở hoa", hiện tượng này có thể gặp cả trong mối trường nước ngọt, hoặc nước mặn. Vậy "tảo nở hoa" là gì? Có ảnh hưởng thế nào với môi trường xung quanh? Tất cả sẽ được trả lời trong bài viết này! 1. Tảo là gì? Tảo là 1 nhóm thực vật, đa dạng, gồm các sinh vật tự dưỡng, có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ trong môi trường. Nó có cấu tạo đơn giản, có diệp lục, nhưng chưa có rễ, thân, lá, thường sống trong nước. 2. Tảo nở hoa là gì? Đây là hiện tượng quá nhiều tảo sinh sản với số lượng lớn trong nước, làm cho nước bị đục, chuyển màu. Hiện tượng này khá phổ biến, nhưng phải nhanh chóng loại bỏ, nếu không sẽ gây ô nhiễm các loài sinh vật khác, ô nhiễm nguồn nước. 3. Cách nhận biết hiện tượng « tảo nở hoa » Dựa vào sự thay đổi của màu nước, qua sự gia tăng mật độ của tảo trong nước, và mức độ tập trung của tảo, có thể nhận biết được hiện tượng và mức độ nghiêm trọng. Tùy vào loại tảo, mà nước có các màu khác nhau, thường gặp là xanh, đỏ, vàng.. 4. Nguyên nhân gây ra? - Ao, hồ có nồng độ chất dinh dưỡng cao, chủ yếu là thừa photpho, hoặc các bon, nito. Các chất dinh dưỡng này có thể do việc thải các chất thải ra môi trường, chúng đi vào nước, làm cho tảo phát triển nhanh chóng. Lượng tảo sinh ra nhanh chóng, nhưng thời gian sống của tảo khá ngắn, do đó 1 lượng lớn tảo bắt đầu phân hủy (chết) - Nhiệt độ ấm hơn, thời gian có ánh nắng mặt trời trở nên dài hơn, nên tảo sinh trưởng và phát triển nhanh do có đủ điều kiện để thực hiện quang hợp. Vì thế, mà hiện tượng « tảo nở hoa » thường gặp vào mùa hè. 5. Hậu quả Hiện tượng « tảo nở hoa » gây ra khá nhiều vấn đề cho hệ thống ao, hồ: - Ô nhiễm môi trườn nước, biến đổi màu nước, gây mùi khó chịu, mất cảnh quan ao, hồ - Gây chết các loài sinh vật nhỏ sống trong ao, hồ: Cá, tôm.. - Ảnh hưởng đến sức khỏe con người, gây kích ứng ra nếu tiếp xúc với nước có chứa tảo, gây hại nếu ăn phải các sinh vật nhiễm độc từ tảo.. - Ảnh hưởng đến sự phát triển của các ngành nuôi trông, du lịch.. 6. Giải pháp giảm thiểu hậu quả của « tảo nở hoa »? - Cách tốt nhất, dễ thực hiện nhất là dọn lượng tảo ra khỏi hệ thống ao, hồ, ngăn chặn sự phát triển nhanh chóng của tảo - Giảm lượng các chất thải ra môi trường - Sử dụng 1 số sản phẩm sinh học, làm hạn chế sự sinh sôi, nảy nở của tảo 7. Những nơi nào có thể xuất hiện « tảo nở hoa »? - Ao nuôi cá, tôm: Do có lượng chất thải lớn từ cá, tôm, là nguồn dinh dưỡng cho sự phát triển của tảo - Nơi thoáng, cường độ chiếu sáng lớn, vùng nước ấm: Thuận lợi cho việc quang hợp, tổng hợp các chất cần thiets cho tảo phát triển - Ở Việt Nam, hiện tượng này dẽ gặp hơn trong những năm gần đây, thường xuất hiện ở Khánh Hòa, Bình Thuận, Phú Yên, một số hồ nước ngọt ở Hà Nội. Kết luận: "Thủy triều đỏ" hay 'tảo nở hoa' không còn là thuật ngữ xa lạ, chúng ngày cáng phổ biến và quen thuộc. Nó không chỉ là 1 hiện tượng thiên nhiên là mà còn là 1 trong những vấn đề môi trường nhức nhối, cần được chú ý.