Vì sao có gió?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Ngáy zzz, 24 Tháng bảy 2021.

  1. Ngáy zzz Trời đẹp, thích hợp để đi ngủ!

    Bài viết:
    148
    Vì sao có gió?

    [​IMG]

    Có bạn nào thắc mắc gió từ đâu thổi tới không, nước chảy có nguồn thì gió cũng phải có gốc chứ ha! Mà tại sao lại có gió nhỉ? Lúc còn nhỏ những thứ này chỉ đơn thuần là thiên nhiên, cứ nghĩ là hiển nhiên chứ chẳng khi nào để ý cả. Nhưng khi có người nào đó bất giác hỏi mình về nguồn gốc của gió thì mình lại thắc mắc rất nhiều, rồi lại--- bỏ qua. Dù sao ngày đó cũng chưa có Internet như bây giờ. Sau này được đi học thì mới biết được đại khái nguyên nhân gây ra gió.

    Giờ có dịp nhớ lại! Nguyên nhân gây ra gió thì đơn giản thôi! Nhưng cùng mình đào sâu vào những điều thú vị về gió và những người anh em "bão tố" của nó nữa nhé!


    Gió từ đâu mà ra?

    Định nghĩa đơn giản nhất của gió là "luồng không khí chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng" (tức là từ nơi khí áp cao đến nơi khí áp thấp ấy, khí áp cao tức là nhiệt độ thấp và ngược lại, các bạn cứ tưởng tượng khi nhiệt độ thấp thì các phân tử khí sát gần lại với nhau như khi trời lạnh thì chúng ta nằm co lại vậy. Do đó áp suất không khí tăng).

    Xét trên bề mặt của Trái Đất, gió chính là một khối không khí lớn chuyển động từ nơi này đến nơi khác. Nhưng bạn đã từng nghe cụm từ "gió Mặt Trời" chưa? Quái thật! Trong vũ trụ vốn không có không khí thì tại sao Mặt Trời lại có gió?

    Thực chất, trên mặt trời có khí, và gió mặt trời chính là sự chuyển động của các chất khí này hoặc các hạt tích điện từ Mặt Trời vào không gian, ngọn gió này còn có thể gọi là "gió lưu vực", tức là sự thoát khí của những nguyên tố hóa học nhẹ chuyển từ bầu khí quyển của một hành tinh vào trong không gian ấy!

    Có nhiều cách phân loại một cơn gió. Có thể là theo quy mô về không gian, tốc độ, lực tạo ra gió, các khu vực gió xảy ra, và theo tác động của chúng. Trong Thái Dương Hệ thì những cơn gió mạnh nhất xảy ra trên sao Hải Vương và sao Thổ.


    Những "kỳ quan" từ cú thổi của mẹ thiên nhiên:

    Gió có thể thay đổi hình dạng cho địa hình đấy! Quá trình biến đổi đó được gọi là mài mòn hoặc trầm tích gió, như sự hình thành của các loại đất màu mỡ, như đất phù sa, và cả sự xói mòn của đất. Tất cả đều nhờ gió mang cát hạt phù sa đến, cũng như chính nó sẽ mang đi! Vừa sinh vừa diệt!

    [​IMG]

    Các địa hình lớn hơn cũng có thể bị gió thổi cho "méo mó" đấy! Các bạn có thấy mấy đụn cát lớn ngoài sa mạc không? Những đụn cát đó có thể biến đổi và thay đổi vị trí được đấy! Cát hạt bụi, cát sẽ được gió mang từ nơi này đến nơi khác, khoảng cách mang đi là khá xa đó; gió cũng có thể được tăng tốc nhờ địa hình gồ ghề nữa.

    Gió, vừa sinh vừa diệt!

    [​IMG]

    Gió phân tán hạt giống từ các loài thực vật khác nhau, tạo điều kiện cho sự tồn tại và phát tán của các loài cây, cũng như số lượng côn trùng biết bay.

    [​IMG]

    Trớ trêu thay, cũng chính nó sẽ là nguyên nhân làm một đám cháy rừng lan rộng.

    Khi kết hợp với không khí lạnh, gió có tác động tiêu cực đối với vật nuôi, tức là gió rét ấy.

    Gió được xem là nguồn gốc của các loại nhạc cụ hơi ngày nay đấy! Tổ tiên chúng ta khi nghe gió thôi qua các lỗ hổng phát ra âm thanh đã tự mình làm theo, và ngày nay chúng ta có sáo, tiêu, harmonica--- Tính ra mấy cơn gió này cũng còn được tí việc nhỉ!


    Sự tạo tác của gió thì "nhỏ nhẹ" mà sức công phá của nó lại lớn quá tay!

    Chưa kể đến vòi rồng hay lốc xoáy, bão nhiệt đới và bão cát sa mạc cũng đã thổi bay biết bao nhiêu công trình, làm con người điêu đứng rồi.

    [​IMG]

    51 đến 101km/h, đó là tốc độ trung bình của một cơn gió được coi là mạnh . Nếu gió chỉ thổi với vận tốc từ 6, 4 đến 50km/h thì nó được gọi là gió nhẹ .

    Những cơn gió mạnh và dữ tợn nhất trong hệ Mặt Trời xuất hiện trên sao Thổ (vận tốc lớn hơn 1.770km/h~500 m/s) ; cứ tưởng tượng một buổi sáng đẹp trời, bạn mở cửa phòng, bước ra ban công, vươn vai đón gió mới và "Vụt" --- khi mở mắt ra thì phải lội bộ nửa km về lại nhà ấy!


    Các cấp thiệt hại gây ra bởi một cơn gió cỡ bự!

    [​IMG]

    Thiệt hại nhỏ hoặc không thiệt hại.

    Nói là "nhỏ" nhưng mà vẫn bị bóc mái một tí đấy, gây thiệt hại cho máng dẫn nước mưa hoặc ván gỗ bên ngoài nhà, cành cây bị gãy, cây rễ nông bị đẩy lên.

    Thiệt hại trung bình.

    Cái mái nhà vẫn còn vài mảnh che nắng tránh mưa. Nhà di động thì xu cà na hơn, bị lật ngược hoặc "thăng" luôn, hôm đó cũng có thể sẽ không cần "mở tung cửa sổ đón ánh mặt trời" nữa, vì cái cửa cũng theo ông Táo về trời rồi, cửa sổ và những vật kính khác bị vỡ.

    Thiệt hại đáng kể.

    Đây mới là mất cái mái thiệt nè! Mái nhà bị lật khỏi nhà, kể cả những ngôi nhà được xây dựng kiên cố, móng nhà sẽ bị di chuyển, không tốn tiền dời nhà, nhà di động bị phá hủy hoàn toàn, cây lớn bật rễ, chú Cuội mà bám dô cũng không giữ nổi, những vật nhẹ bay lên trời, ô tô bị nâng lên khỏi mặt đất. Nghe như kiểu lốc xoáy vậy!

    Thiệt hại nghiêm trọng.

    Các tầng của các tòa nhà xây dựng kiên cố đều sẽ bị phá hủy, gây thiệt hại nghiêm trọng cho những tòa nhà lớn, ví dụ như các trung tâm thương mại.

    Tàu hỏa bị lật, còn hành khách thì--- tuỳ duyên, cây cối bật gốc, lúc này chú Cuội mới bay luôn nè.

    Xe lớn bị nâng lên khỏi mặt đất và bị ném đi, nếu từng mong được một lần cưỡi chiếc xe bay của Harry Potter thì bạn nên trải nghiệm thử nhé.

    Lưu ý: chống chỉ định cho người yếu tim, có tiền sử động kinh, cao huyết áp hoặc còn đang yêu đời. Xin cảm ơn và chúc toàn thây!

    Những công trình móng yếu bị tàn phá nặng nề, thật ra là lúc này nhà đã được dời xong, không mất phí, chỉ có chút bất tiện nhỏ là sau khi chuyển nhà phải nhặt lại từng mảnh rồi ráp xong mới ở được.


    Thiệt hại cực lớn.

    Ủa? Cái chuồng gì đây? Ủa? Nhà tao đâu? Xe tao đâu? Ủa?

    Toàn bộ khung nhà bị "bình định" hoàn toàn, thậm chí là nhà kiên cố, ô tô và các vật lớn khác bay lên trời, lúc này là lúc chuyến bay của Harry Potter khởi hành nè.

    Phá hủy hoàn toàn.

    Một đống phế liệu! Hết!

    Những ngôi nhà có khung nhà khỏe, được xây dựng kiên cố cũng sẽ bị san bằng với móng nhà trôi đi, kết cấu bê tông cốt thép bị tàn phá nặng, nhà cao tầng sụp đổ hoặc bị thay đổi cấu trúc nghiêm trọng.
     
    Aishaphuong, Lạc ThiênDuy VP thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...