Vì sao chim gõ kiến mổ cây liên tục lại không bị đau đầu?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi lacvuphongca, 9 Tháng bảy 2023.

  1. lacvuphongca

    Bài viết:
    64
    Vì sao chim gõ kiến mổ cây liên tục lại không bị đau đầu?

    [​IMG]

    Bạn đã bao giờ tự hỏi chim gõ kiến thường gõ đầu vào thân cây với tốc độ rất nhanh - khoảng 20 lần/giây.

    Vậy liệu chúng có bị đau đầu không?

    Câu trả lời là không.

    Khi tán tỉnh bạn tình, chim gõ kiến cần thực hiện nhiều hơn 12.000 cú gõ một ngày. Tuy nhiên, chúng vẫn "tỉnh táo" để chinh phục đối phương.

    Lý do mà chim gõ kiến gõ liên tù tì mà không thấy đau vì cơ thể của chúng đã tiến hóa hết cỡ để thích nghi với môi trường sống cùng với đó là bản năng tuyệt vời của họ nhà gõ kiến. Sự cấu tạo đặc biệt của não và hộp sọ đã nhỏ còn nhẹ (não càng lớn thì tác động gây chấn thương càng cao) lại nằm hẳn trong hộp sọ giúp giảm áp lực và tránh rung lắc liên tục.

    Chúng gõ bằng bản năng đấy nhé vì khi gõ chúng hoàn toàn nhắm mắt, điều đó giúp chúng tránh được sự rung lắc nhiều lần của cầu mắt đồng thời nó lạ đời lắm, gõ theo hình tròn chứ không gõ chỉ vào một điểm - tránh để lực chỉ tác động vào một điểm, không gõ liên tục mà sẽ nghỉ một chút để giúp não được ổn định.

    Bên cạnh đó, khi chuẩn bị chúi đầu mà gõ vào cây, gõ kiến "đâm" cả người vào luôn, tức là nó khởi động cả cơ thể để gõ, sử dụng đến 99, 7% lực là của phần thân, chỉ 0, 3. % lực lên não. Nó dùng cái mỏ với cấu tạo cũng khác luôn, mỏ trên luôn dài hơn mỏ dưới nhưng phần xương ở mỏ dưới lại chắc chắn hơn, như vậy khi chim gõ vào cây thì lực được phân bố xuống phần mỏ dưới, nó sẽ chịu lực và cũng ngăn tác động thẳng vào não.

    Thật kì diệu phải không nào?

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Có một Fact khá thú vị về loài này là Lưỡi của chim Gõ Kiến dài đến mức quấn quanh hộp sọ của nó. Cái lưỡi nó có thể dài gấp đôi chiều dài bên ngoài mỏ, nhưng 2 bên hẹp và nhọn nên nó có thể lùa được nguyên một tổ kiến nếu muốn.

    1. Sở hữu bộ não và hộp sọ đặc biệt

    Có hơn 300 loài chim gõ kiến trên thế giới và chúng mổ gỗ vì nhiều lý do khác như đào lấy côn trùng hoặc nhựa cây, đào lỗ chứa thức ăn, thu hút bạn tình, bảo vệ lãnh thổ chứ không chỉ mổ gỗ để xây tổ đâu nhé.

    Được biết, não của chim gõ kiến được nằm trọn trong phần hộp sọ chắc chắn sẽ giúp giảm áp lực vào não cũng như não sẽ không bị rung lắc liên tục bên trong.

    Xương chịu nén ở sọ hợp lại tạo thành một lớp đệm bảo vệ. Đồng thời, mí mắt nhắm chặt giúp chim gõ kiến bảo vệ mắt khỏi bị các mảnh gỗ bắn vào và giữ con ngươi được cố định - tránh trường hợp lực tác động mạnh có thể làm văng hoặc lệch con ngươi.

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Chim gõ kiến cũng đồng thời dùng cái đầu để gõ. Chúng có 1 bộ não rất nhỏ chỉ khoảng 0, 07 ounce. Não càng nhỏ thì khối lượng não cũng nhỏ do đó nguy cơ chấn thương não càng thấp. Bên cạnh đó, bên ngoài của hộp sọ chim gõ kiến là bằng xương đặc, còn bên trong là xương xốp. Nên nó có thể gõ suốt đời mà vẫn bình thường, không bị.. thần kinh các bạn nhé.

    2. Các bộ phận còn lại cũng góp phần bảo vệ

    [​IMG]

    Để gõ cây thật sự "có nghề", chim gõ kiến đã phải khởi động toàn bộ phần cơ trên cơ thể để có thể chống tổn thương tốt nhất. Do đó, chỉ có chưa tới 0, 5% lực tác động gây ảnh hưởng của chim gõ kiến sau mỗi cú gõ của nó.

    Thêm vào đó, chúng cũng có những bí kíp khác để tránh tổn thương vào vùng não nặng nề. Chẳng hạn như việc gõ của chúng không hề là gõ vào 1 điểm, mà gõ theo dạng hình tròn để phân tán lực tác động.

    Thêm nữa, mỗi lần gõ thân cây để kiếm ăn, chim gõ kiến không gõ liên tục mà sẽ nghỉ một chút để giúp não được ổn định.

    Phần mỏ chim cũng rất quan trọng, thuờng thì cấu tạo mỏ trên luôn dài hơn mỏ dưới nhưng phần xương ở mỏ dưới lại chắc chắn hơn, như vậy khi chim gõ vào cây thì lực được phân bố xuống phần mỏ dưới, nó sẽ chịu lực và cũng ngăn tác động thẳng vào não.

    Mí mắt dưới của chim gõ kiến cũng rất quan trọng để bảo vệ mắt của chúng, thử hình dung không chỉ có não mà phần mắt cũng phải được bảo vệ. Khi gõ thì mí mắt sẽ nhắm chặt lại, tránh để cầu mắt rung lắc nhiều lần.

    Cuối cùng là ở phần đuôi, cơ thể chúng có những gai nhọn để cắm chặt vào thân cây khi đu bám. Lúc đó, chim gõ kiến dùng móng chân bám chặt vào thân cây, kết hợp với đuôi đóng vai trò như một chân thứ ba giúp tăng thêm thăng bằng và chắc chắn cho cơ thể khi hoạt động.

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Tìm hiểu đến đây rồi tui lại tự hỏi: Chắc các bạn gõ kiến phải uống nhiều sữa Fami lắm thì mới có thể gõ liên tục mà không bị gãy mỏ nhỉ @@@
     
    Chỉnh sửa cuối: 10 Tháng bảy 2023
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...