Vì sao chim đâm móp đầu máy bay?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Ngáy zzz, 2 Tháng một 2022.

  1. Ngáy zzz Trời đẹp, thích hợp để đi ngủ!

    Bài viết:
    148
    Vì sao chim đâm móp đầu máy bay?

    Một chiếc máy bay sẽ sợ gì nhất? Không! Bỏ qua ông phi công chưa có bằng và có vẻ đang buồn ngủ đó đi! Là chim! Ừ, chim!

    [​IMG]

    Đã bao giờ bạn thấy những hình ảnh tương tự như này chưa? Cứ như một quả tạ trên phòng gym của thiên thần rơi thẳng vào đấy vậy! Bạn nghĩ thứ gì gây ra vết lõm đó! Đoán đúng rồi đấy! Là 1 con chim---

    Tin mới nhận--- cách đây mấy năm:

    "Vào khoảng 19 giờ 20 tối ngày 30/9, máy bay của hãng hàng không Vietjet đã bị một chú chim đâm vào gây ra vết lõm lớn cùng vết rách ở mũi máy bay. Ngay sau đó, chiếc máy bay đã hạ cánh xuống sân bay Nội Bài (Hà Nội) để sửa chữa." – trích từ kenh14.vn

    Trên thế giới không chỉ có những vụ tại nạn máy bay như hỏng hóc động cơ, hết nhiên liệu hay 2 máy bay đâm trực diện mà còn một loại tai nạn nữa mà ít người để ý: "Tai nạn do loài chim đâm trực diện với máy bay" .

    Chúng ta biết rằng, vỏ máy bay được làm từ những vật liệu siêu bền, dù có bị sét đánh trúng vẫn "bình yên vô sự". Vậy bằng cách nào những chú chim nhỏ bé lại có thể chiến thắng "chim sắt"? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn lý giải điều đó.


    Chim là một trở ngại lớn cho các chuyến bay

    Chúng ta thường cho rằng, cơ thể loài chim rất mềm và xốp nhờ vào lớp lông vũ của chúng. Tuy nhiên, giới chuyên gia vật lý cho biết đây thực chất là một quan niệm sai lầm.

    Bởi lẽ, xét cho cùng chim là một sinh vật "bằng xương và thịt", tức là chúng rất cứng - khi đâm vào một vật cứng ở tốc độ cao sẽ cho kết quả không hề tốt đẹp như ta vẫn tưởng.

    Không tin hả? Nhìn nè!


    [​IMG]

    Đã từ rất lâu rồi người ta vẫn chưa thể lý giải việc tại sao các loài chim có đủ độ nhanh nhẹn để tránh né mọi thứ lại bị đâm vào những chiếc máy bay hay xe tải. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới nhất từ phía các nhà khoa học đã phần nào giải thích được về hiện tượng này.

    Theo các nhà khoa học Mỹ, lý do chính ở đây là việc do loài chim không tính đến tốc độ của chướng ngại vật để tránh mà chỉ quan tâm tới khoảng cách giữa chúng và chướng ngại vật tại một thời điểm nhất định.


    [​IMG]

    Điều này dẫn tới việc nhiều loài chim đâm hoặc bị đâm do máy bay hoặc xe tải bởi những phương tiện này thường có vận tốc khá lớn, thường trên 120 km/h. Hiện trạng này đã và đang gây nên cái chết cho hàng nghìn loài chim mỗi năm cùng với đó là những thảm họa hàng không lường trước.

    Theo thống kê của Cục hàng không Liên bang Mỹ (FAA), có khoảng 9.000 con chim bị máy bay đâm trúng tại Mỹ mỗi năm và đây chưa phải là con số lớn nhất vì còn khá nhiều những vụ chim tự đâm vào máy bay khác chưa không được báo cáo.

    Hầu hết những vụ đâm vào chim thường không chỉ giết chết những con vật vô tội mà nó còn có thể làm bị thương các phi công nếu như chúng lao thẳng vào buồng lái. Ừ, xuyên qua tấm kính luôn. Vừa hay sáng nay anh phi công nhịn đói lên máy bay.

    Ngoài ra, nó cũng đe dọa tới sự an toàn của một chuyến bay bởi nhiều lúc chúng còn có thể gây hư hỏng động cơ của máy bay và dẫn tới nhiều sự cố nghiêm trọng khác. Sự cố nghiêm trọng gì hả? Thì--- lá rơi--- lá rơi---

    Để tìm hiểu rõ nguyên nhân về hiện tượng này của loài chim, một nhóm các nhà khoa học từ Trung tâm nghiên cứu thiên nhiên hoang dã thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ tại Ohio, kết hợp cùng hai trường Đại học khác là Indiana và Purdue đã sử dụng công nghệ thực tế ảo để nghiên cứu chi tiết hơn về hiện tượng này.

    Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, những con chim mà họ nghiên cứu thường không thể tránh được những phương tiện giao thông có tốc độ di chuyển nhanh hơn 120 km/h. : >--- Coi chịu nổi không, 120km/h có con quỷ tránh được chứ con chim gì.

    Những con chim này vẫn có thể tránh được cái chết không may này bằng cách chọn đúng thời điểm được cảnh báo và chuyển hướng bay khác như trong sơ đồ đã được các nhà khoa học tính toán dưới đây. Ủa được thiệt nè! : >


    [​IMG]

    Khi đi sâu vào việc nghiên cứu, các nhà khoa học đã thử nghiệm trên một con chim chìa vôi trong căn phòng tối. Bằng cách sử dụng công nghệ thực tế ảo, họ đã thử nghiệm con chim bị xe tải đâm nhiều lần với tốc độ từ 60 – 360 km/h – tốc độ bay thường thấy của một số máy bay nhỏ và tốc độ cất cánh của máy bay thương mại.

    Sau đó, tiến hành đo phản ứng của con chim, họ đã phát hiện rằng các loài chim dường như phản ứng dựa trên khoảng cách chúng cảm nhận được với xe tải và thay vào đó bỏ qua tốc độ khủng khiếp mà chiếc xe tải đang lao tới.

    Các nghiên cứu cũng thấy rằng, các loài chim thường có xu hướng bắt đầu chuyển hướng khi đối tượng chỉ còn cách khoảng 30 m. Đồng thời, do khoảng cách bắt đầu cất cánh và cảnh giác của loài chim có sự tương đồng với tốc độ của các phương tiện giao thông nên chúng thường đâm đầu đúng vào những thời điểm mà tốc độ của các phương tiện cao hơn cả.


    Tính toán một cách khoa học xem nào:

    [​IMG]

    Chúng ta biết rằng, vỏ máy bay được làm từ những vật liệu siêu bền, dù có bị sét đánh trúng vẫn "bình yên vô sự". Vậy bằng cách nào những chú chim nhỏ bé lại có thể chiến thắng "chim sắt"? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn lý giải điều đó.

    Dale Oderman, một giáo sư giảng dạy bộ môn kỹ thuật hàng không tại Đại học Purdue (Mỹ) đã lấy một ví dụ và tính toán dựa trên lý thuyết như sau:

    Giả sử một chú chim bồ câu có khối lượng trung bình 1 kg đối đầu với một chiếc Boeing 747 cất cánh với tốc độ rơi vào khoảng 330 km/h hoặc 92 m/s. Chúng ta mặc định coi như máy bay không hề di chuyển so với bồ câu, lúc này vận tốc cất cánh của máy bay chính là vận tốc tương đối giũa 2 đối tượng hay lúc này chim bồ câu đang bay với vận tốc 92m/s.

    Từ đó, ta sẽ tính được động năng của chim theo công thức:

    Động năng = 0, 5 x khối lượng x vận tốc di chuyển^2 = 0, 5 x 1 x 92^2 = 4232 Jun

    Sau đó, giả sử sau khi va chạm, chim làm móp đầu máy bay với độ sâu 5 cm tại điểm tác động, lúc này ta tính được lực tác động của chim mà khu vực này hấp thụ. Ở đây, ta coi độ móp của đầu máy bay chính là quãng đường di chuyển của điểm tác động:

    Lực hấp thụ = Động năng của chim: Độ sâu khu vực bị móp = 4232: 0.05 = 84640 Newton.

    Hay đầu máy bay đã hấp thụ một lực tương đương với trọng lượng của một vật thể có khối lượng lên tới 8464 kg . Tội cái máy bay---

    Tiếp theo, chúng ta tính áp suất mà đầu máy bay phải chịu khi va chạm. Ở đây, chúng ta mặc định khu vực tác động là một nửa của hình cầu có bán kính 5 cm (với tâm là điểm va chạm). Từ đó, ta tính được diện tích của khu vực trên đầu máy bay bị móp:

    Diện tích khu vực va chạm = 0, 5 x 4 x 3, 14 x 0, 05^2 = 0.0157 mét vuông.


    [​IMG]

    Cuối cùng, chúng ta tính được áp suất mà đầu máy bay phải chịu, lực tác động chính là lực máy bay hấp thụ:

    Áp suất = Lực tác động: Diện tích va chạm = 84640: 0, 0157 = 5391082, 8 pascal.


    Khoan, dừng khoảng chừng là 2s và trả lời xem! Bạn mới vừa lướt qua đoạn tính toán để xem kết quả đúng không?

    Cũng phải--- ai rảnh đọc mấy cái phép tính đó: > đại khái tóm tắt nguyên đoạn tính toán là MỘT SỐ RẤT BỰ và MỘT LỰC RẤT NẶNG.

    Dép cao su có nặng không?

    Không? Vậy kêu mẹ bạn ném chiếc dép đó với tốc độ ánh sáng vào mặt bạn đi!

    Bạn vừa trải nghiệm cảm giác của cái máy bay khi bị chim đâm đó!


    Thêm vào đó, ông Oderman cho biết các máy bay vận tải chuyển dụng tương tự như Boeing 747 được thiết kế để có thể chịu được một áp suất trung bình cỡ 7300 pascal, tức là một chú chim bồ câu trong ví dụ kể trên trở thành một vật thể cực kỳ nguy hiểm với các loại máy bay kể cả chiếc Airbus A320.

    Chính vì thế, một chú chim nhỏ bé có thể làm móp lớp vỏ máy bay một cách dễ dàng và thậm chí có thể gây thảm họa nếu như bay vào động cơ máy bay.


    Mà nói chứ các bạn cũng đừng sợ đi máy bay vì mấy thứ như này nha! Giờ người ta có cách riêng để khắc phục rồi, hoặc ít nhất là phòng tránh được.

    Còn cách đó là cách gì thì tui không biết! Chứ nếu tui biết thì nó đâu có gọi là cách riêng---
     
    lnanhhmeomeohh thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...