Vì sao các ngôi sao lại có màu sắc khác nhau?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi hirohai, 20 Tháng năm 2021.

  1. hirohai Cảm ơn những ai đã đọc bài viết của mình

    Bài viết:
    15
    Vì sao các ngôi sao lại có màu sắc khác nhau, đã có ai tò mò điều đó chưa?

    Khi nhìn các ngôi sao từ Trái Đất, ta luôn thấy chúng nhưng một đốm sáng màu trắng nhấp nháy với các kích thước. Tuy nhiên nếu chúng ta có điều kiện để quan sát bằng chiếc kính viễn vọng, chúng ta sẽ phát hiện ra rằng là các ngôi sao có độ sáng và màu sắc vô cùng khác nhau. Vậy thì nguyên nhân nào đã khiến cho các ngôi sao có các màu sắc khác nhau đến như vậy.

    [​IMG]

    Câu trả lời chính là nhiệt độ bề mặt của ngôi sao đó. Đúng vậy, nhiệt độ bề mặt của một ngôi sao sẽ quyết định độ sáng của nó. Các ngôi sao thuộc loại siêu sáng, phát ra ánh sáng trắng thì bề mặt của chúng có thể đạt đến 11.500 độ C. Ví dụ như là sao Chức Nữ có nhiệt độ bề mặt rất cao, có thể lên tới 10.000 độ C. Ngược lại, bề mặt của các ngôi sao mà có ánh sáng màu đỏ thì nhiệt độ chỉ rơi vào khoảng 2.600 độ C cho đến 3.600 độ C. Một ví dụ cho các loại ngôi sao này chính là ngôi sao Antares của chòm sao Scorpius là một ngôi sao khổng lồ có màu đỏ, nhiệt độ bề mặt được ước tính là chỉ khoảng 3000 độ C. Bên cạnh đó, những ngôi sao mà có ánh sáng màu xanh lam thì tức là nhiệt độ của chúng đã đạt nên một con số khổng lồ là 25.000 độ C cho đến 40.000 độ C. Mặc dù con người chưa tìm ra được ngôi sao nào nóng đến con số này, nhưng chúng ta cũng đã tìm ngôi sao có tên Sirius, với nhiệt độ bề mặt của nó lên tới 18.000 độ C, gấp 3 lần nhiệt độ của mặt trời là chỉ có khoảng 6.000 độ C.

    Mặc dù vậy trên thực tế là các ngôi sao không chỉ ở mãi một màu sắc mà chúng có thể thay đổi thông qua thay đổi nhiệt độ bề mặt. Và một điều vô cùng thú vị là các ngôi sao có thể có rất nhiều màu nhưng lại không hề có một ngôi sao nào màu xanh là cây, hoặc cũng có thể các nhà thiên văn học vẫn chưa thể tìm ra được ngôi sao nào cả. Giới thiên văn cho đến nay vẫn chưa thể quan sát được màu xanh lá cây ở bất kỳ ngôi sao nào, ngoại trừ hiệu ứng quang học do kính thiên văn gây ra, hoặc ra tầm nhìn của người quan sát và mức độ tương phản. Dù các ngôi sao phát ra quang phổ có cả màu xanh lá cây nhưng kết nối giữa mắt và não của con người hòa trộn các màu sắc nhìn thấy mà khiến cho màu xanh lá cây rất khó và hiếm khi được tạo ra. Các màu sắc thường gặp sẽ được sắp xếp theo thứ tự thấp đến cao của nhiệt độ là đỏ, cam, vàng, trắng và xanh lam.

    Bản thân nhiệt độ của các ngôi sao cũng là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến độ sáng của ngôi sao. Bên cạnh đó còn có các yếu tố khác. Ví dụ như độ lớn, khi mà các ngôi sao mà càng có kích thước lớn thì độ sáng của chúng càng tăng. Bạn hãy thử nghĩ xem, một ngôi sao càng lớn thì lại có diện tích bề mặt rộng. Và diện tích lớn cho ngôi sao đó khả năng lan tỏa nhiều năng lượng và ánh sáng ra ngoài không gian hơn các ngôi sao khác. Nhiệt độ cũng là một yếu tố không thể thiếu khi nói đến độ sáng của ngôi sao. Để tưởng tượng điều này là vô cùng đơn giản, không cần phải nhìn trực tiếp ngôi sao. Các bạn chỉ cần để ý đến chiếc đèn dây tóc ở nhà bạn nếu có, bản chất của chiếc đèn là đốt cháy sợi dây tóc ở bên trong để chúng có thể phát sáng, và bạn đốt chúng càng nóng thì ánh sáng của chiếc đèn càng nhiều và ngược lại, khi bạn để nhiệt độ sợi dây tóc càng thấp thì ánh sáng chiếc đèn sẽ càng yếu và tối. Điều đó cũng áp dụng cho một ngôi sao. Khi các ngôi sao có nhiệt độ bề mặt cao thì số lượng của các phản ứng bên trong các ngôi sao đó càng nhiều. Khi mà càng nhiều phản ứng thì lại càng nhiều năng lượng.

    Chúng ta không thể nào nhìn được màu sắc của các ngôi sao bằng mắt thường bởi một lý do đơn giản là khoảng cách của chúng ta từ trái đất đến các ngôi sao khác là quá xa xôi, lại cộng thêm tác dụng triết xạ của bầu khí quyển nên nếu chúng ta quan sát các ngôi sao bằng mắt thường, chúng ta sẽ không thể nào nhìn thấy được các màu sắc khác nhau của ngôi sao được.
     
    Thùy Minh thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...