Ngồi quá nhiều, ít vận động là nguyên nhân gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe. Đọc ngay bài viết dưới đây để biết vì sao bạn không nên ngồi quá nhiều? Vì sao không nên ngồi quá nhiều Vì sao không nên ngồi quá nhiều? Tình hình dịch bệnh Covid-19 khiến nhiều người phải làm việc tại nhà. Tuy nhiên việc ngồi quá nhiều có thể gây hại đến sức khỏe, phải kể đến như: Ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch Theo Boldsky, ngồi hàng giờ trước máy tính có thể gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ, cao huyết áp. Một nghiên cứu khoa học so sánh giữa người lái xe luôn ngồi suốt ngày và người dẫn đường, lính canh - người luôn đứng hoặc di chuyển. Kết quả cho thấy người luôn ngồi có nguy cơ mắc bệnh tim cao gấp đôi so với người luôn đứng. Tăng cân Để kiểm soát cân nặng, thói quen tập thể dục và ăn uống lành mạnh được khuyến cáo. Vì thế, nếu thường xuyên ngồi quá nhiều, quá trình trao đổi chất bị ảnh hưởng, dẫn đến tăng cân nhanh chóng. Giảm tuổi thọ Sau quá trình theo dõi sức khỏe của 100.000 người Mỹ trong 14 năm liên tục, nghiên cứu của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ phát hiện ra nam giới ngồi 6 giờ trở lên có tỷ lệ tử vong cao 20% so với nam giới ngồi ít hơn 3 giờ. Phụ nữ ngồi hơn 6 tiếng có tỷ lệ tử vong cao hơn 40%. Một phân tích khác trên 43 cuộc nghiên cứu tương tự đã kết luận rằng ngồi quá nhiều khiến tuổi thọ ngắn hơn. Rút cạn năng lượng Việc ngồi quá nhiều có thể rút cạn năng lượng của bạn đấy. Hãy thử tượng tưởng, bạn suốt ngày ôm mặt vào máy tính, với hàng tá công việc chèn ép, thật không vui vẻ chút nào. Vì vậy, để thay đổi không khí, hãy mở rèm cửa sổ, uống một ít nước lạnh và đứng nhìn ngắm ban công, cửa sổ nhé. Hãy cố gắng tập luyện bài tập nào đó để cơ thể tăng cường năng lượng hơn trước khi quay lại với công việc. Mất trí nhớ Việc ngồi quá nhiều có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung và trí nhớ. Nhiều kiểm nghiệm chứng minh rằng người ngồi trong thời gian dài ngày càng mất phương hướng và thiếu tập trung hơn hẳn so với người khác. Ngồi quá nhiều gây mất trí nhớ Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường Ngồi quá nhiều có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Mặc dù chưa được nhiều nghiên cứu khoa học kiểm chứng, tuy nhiên các bác sĩ cho rằng ngồi nhiều khiến cơ thể phản ứng insulin, hormone đốt cháy đường, để lấy năng lượng cho cơ thể. Dễ mắc bệnh xương khớp Xương khớp của bạn có thể yếu hơn, mất dần khoáng chất cần thiết nếu ngồi quá nhiều. Thường xuyên vận động có thể tăng cường sức khỏe xương. Nếu không tập thể dục, bạn có nguy cơ tăng xương giòn cao hơn, theo Boldsky. Đầu óc căng thẳng, stress, trầm cảm Nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh ngồi nhiều gây trầm cảm, stress, căng thẳng đầu óc, mất ngủ, sức khỏe kém. Áp lực cuộc sống gây căng thẳng, tuy nhiên hoạt động nhiều quá nhiều cũng gây nên ảnh hưởng không kém. Gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư Theo nghiên cứu của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, người phụ nữ ngồi hơn 6 tiếng có nguy cơ mắc bệnh ung thư 10%. Đặc biệt, việc này có thể khiến bạn mắc bệnh ung thư vú, ung thư kết tràng, nội mạc tử cung hoặc phổi. Vì vậy, bài tập thể dục đơn giản khi làm việc là gợi ý tuyệt vời cho bạn đấy! Ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ Các chuyên gia chứng minh rằng việc ngồi quá nhiều có thể giảm số lượng tế bào não, gây mất trí nhớ. Do đó, hãy đứng lên và hoạt động một vài giây bạn nhé. Vô sinh Với nữ giới, trong và trước thời kỳ kinh nguyệt nếu ngồi quá lâu trước máy tính có thể gây đau bụng, khí huyết ứ đọng. Điều này dẫn đến tắc mạch máu và ống dẫn trứng không thông, gây nguy cơ vô sinh. Ảnh hưởng đến nhan sắc Nhiều kiểm nghiệm cho thấy ánh sáng từ điện thoại, máy tính có thể khiến da sạm, nhăn nheo, thiếu sức sống nếu bạn ngồi quá nhiều. Sóng điện tử tác động vào bạch huyết, ảnh hưởng đến quá trình đào thải chất độc của da. Lâu ngày, sẽ khiến da xanh xao, yếu ớt, dễ nổi mụn. Phương pháp cải thiện thói quen ngồi quá nhiều Phương pháp cải thiện thói quen ngồi quá nhiều Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh lý do ngồi nhiều, bạn nên thực hiện những hoạt động sau: - Nên dành thời gian để đứng thay vì ngồi nhiều. - Di chuyển bất kỳ lúc nào như đi vệ sinh, lấy nước, lấy giấy tờ.. - Tập yoga, thiền để hạn chế căng thẳng. - Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh. Trên đây là những thông tin hữu ích trả lời câu hỏi "Vì sao không nên ngồi quá nhiều", hy vọng chúng hữu ích với bạn.