Vẻ Đẹp Sông Hương Ở Vùng Thượng Nguồn

Thảo luận trong 'Cần Sửa Bài' bắt đầu bởi Hoàng Giang Anh, 16 Tháng mười 2023.

  1. Hoàng Giang Anh

    Bài viết:
    1
    MỞ BÀI: Xứ Huế mộng mơ là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn cho biết bao nghệ sĩ tài năng của nền văn học việt nam để rồi khi trưởng thành họ quay lại góp tiếng nói của mình làm giàu đẹp quê hương. Những lần Tố Hữu vè thăm Huế là những chuyến đi của máu trở về tim. Về lần đầu tiên, ông viết:

    "Đường về xứ Huế quê ta

    Mấy sông cũng lội mấy xa cũng gần"

    Và sau đó bao giờ cũng da diết:

    "Hương giang ơi, dòng sông êm

    Quả tim ta vẫn ngày đêm tự tình"

    Sông Hương không chỉ là một biểu tượng mà còn là niềm tự hào của người dân xứ huế. Cũng là con người cố đô, HPNT góp vào văn hóa xứ sở những trang bút kí đặc sắc viết về dòng sông quê mình, tác phẩm: Ai đã đặt tên cho dòng sông ". Và cũng trong lời mở đầu nồng nàn ấy, nhà văn đã đặt vị trí của sông hương ngang bằng với những dòng sông đẹp khác trên thế giới - nhưng trên hết tác giả khẳng định:" chỉ sông hương là thuộc về một thành phố duy nhất ". Lời khẳng định ấy cũng chính là niềm tự hào của tác giả về dòng sông quê hương - dòng sông thi ca đất mẹ. Và đây cũng chính là điểm nhìn nghệ thuật độc đáo của bài kí qua cái nhìn tinh tế của HPNT.


    LỜI DẪN: Hoàng Phủ Ngọc Tường là một nhà văn có phong cách hành văn độc đáo và có sở trường về thể bút kí, tùy bút. Văn phong của ông được cấu tạo bởi hệ thống ngôn từ nghệ thuật sang trọng, đậm chất trữ tình của cái tôi uyên bác, tài hoa. Ông là một tri thức yêu nước, đã từng gắn bó đời mình với cuộc kháng chiến chống Mỹ gian khổ, hào hùng của dân tộc. Trong tác phẩm nhà văn thể hiện tình yêu thiên nhiên, tinh thần dân tộc với truyền thống văn hóa lịch sử lâu đời của dân tộc - những điều ông đã dày công tìm tòi, nghiên cứu và tích lũy cả một đời. Tất cả những phẩm chất ấy đã được thể hiện rất rõ qua việc tái hiện lại vẻ đẹp sông hương như một nhân vật trữ tình với những nét tính cách phức tạp, biến đổi một cách kì diệu trong không gian và thời gian qua những lời văn giàu chất trí tuệ, kết hợp giữa tự sự trữ tình tài hoa, mê đắm.

    SÔNG HƯƠNG DƯỚI GÓC ĐỘ ĐỊA LÝ:

    Đoạn chảy 1: Sông hương ở đoạn thượng nguồn: Đây là một vẻ đẹp không lẫn vào đâu được, nó được ví như một bản trường ca của rừng già. Cách ví von đó hoàn toàn dễ hiểu bởi sông hương là dòng chảy có mối qua hệ sâu sắc, bắt nguồn từ dãy trường sơn hùng vĩ ẩn khuất trong mây trời. Tuy vậy dòng chảy của Hương giang lại hiện lên với nét tính cách khác nhau: Không phải lúc nào nó cũng mang sức sống mãnh liệt, dữ dội và bí ẩn. Mà cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữ những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. Dường như chỉ có duy nhất màu đỏ một gam màu đầy hoang dại ấy mới toát lên được vẻ đẹp đầy sức ám ảnh nhưng lại rất đỗi bình dị của sông hương. Giữa lòng Trường Sơn dòng sông được nhân hóa như một cô gái digan phóng khoáng và man dại, khi ra khỏi rừng già" sông hương lại nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ ". Để kết thúc hành trình vượt núi tìm về kinh thành, nhà văn đã trực tiếp đưa quan điểm của mình vào bàn luận:" Nếu chỉ mải mê.. hành trình gian truân mà nó đã trải qua ". Lời trữ tình như thể một chút thanh minh cho cô nàng Hương Giang lại vừa toát lên vốn am hiểu sâu sắc thủy trình dòng sông thơ mộng của nhà bút kí tài năng. Nhưng cô gái digan ấy quả thực rất khó đoán, nàng không chỉ mang trong mình nét tính cách khác nhau: Lúc thì mãnh liệt dữ dội, lúc lại dịu dàng say đắm. Rồi khi ra khỏi rừng già, nàng khóa chặt tâm hồn không muốn bộc lộ bằng cách đóng kín lại ở cửa rừng và ném chì \a khóa trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng, và tiếp tục thủy trình của mình đi tìm người tình với tâm trạng tươi vui. Bằng thứ ngôn từ lóng lánh bụi vàng, nhà văn đã làm rõ bản sắc sông hương. Đó khong chỉ là dòng chảy tự nhiên hình thành từ cấu trúc địa hình mà còn là một dòng sông được ví như một con người với vẻ đẹp tâm hồn sâu thắm, đầy nữ tính.

    LỜI KẾT: Đất nước VN có rất nhiều dòng sông chảy qua mọi miền xứ sở và nó đã kịp chảy vào những vần thơ, trang văn tuyệt vời của các thi sĩ. Chắc hẳn bạn đọc đã từng xót xa với Hoàng Cầm khi nghe tin sông Đuống bị chiếm đóng" Sông Đuống trôi đi - Một dòng sông lấp lánh - Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì ". Công chúng yêu văn chương cũng đã kịp chiêm ngưỡng vẻ đẹp hung bạo và trữ tình của" Đà Giang độc bắc lưu"qua những trang văn xuất sắc của nhà tùy bút hàng đầu Vn - Nguyễn Tuân. Giờ chúng ta lại tìm đến sông hương - một dòng sông khiêm tốn thu mình nằm trọn trong mảnh đất Thừa Thiên Huế nhưng qua những trang văn tài hoa của HPNT, sông hương hiện ra với vẻ đẹo dịu dàng, tinh tế góp phần làm cho Huế trở thành bức tranh sơn thủy hữu tình. Hơn thế nx sông hương còn là dòng sông lịch sử, văn hóa, thơ ca, nghệ thuật.. Nó đã là một phần không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người dân đất cố đô thân yêu. Cách đặt nhan đề độc đáo của HPNT đã gợi lên nhiều băn khoăn trong lòng độc giả về một dòng sông ngỡ là quá quen, hóa ra lại còn nhiều bí ẩn cần khám phá đến thế. Có như vậy chúng ta mới hiểu sâu sắc hơn về quê hương đất nước, tự hào hơn về non sông gấm vóc Việt Nam.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...