Vàng đến từ đâu? Vào thời trung cổ, các nhà giả kim cố gắng làm điều tưởng chừng như không thể, họ muốn biến chất chì tầm thường thành vàng lấp lánh. Lịch sử khắc họa những người này là những kẻ lập dị già cỗi, nhưng giá mà họ biết được rằng giấc mơ của họ thực chất có thể đạt được. Thực vậy ngày nay chúng ta có thể chế tạo vàng trên thế giới nhờ vào những phát minh hiện đại mà những nhà giả kim thời trung cổ hàng thế kỉ trước không có được. Nhưng để hiểu được làm thế nào thứ kim loại quý giá này xuất hiện trên hành tinh chúng ta, việc đầu tiên chúng ta phải ngước lên nhìn những vì sao. Vàng là thực thể ngoài trái đất, thay vì được tạo ra từ lớp vỏ Trái Đất đấy sỏi đá, nó thực chất được tạo ra trong vũ trụ và xuất hiện trên Trái Đất nhờ vào những vụ nổ sao biến động được gọi là vụ nổ siêu tân tinh. Các ngôi sao phần lớn được tạo ra từ hydro nguyên tố đơn giản nhất và nhẹ nhất. Lực hấp dẫn khổng lồ của nhiều vật chất đè nén và thúc đẩy phản ứng tổng hợp hạt nhân bên trong lõi ngôi sao. Quá trình này giải phóng năng lượng từ hydro làm ngôi sao tỏa sáng. Trải qua hàng triệu năm, sự tổng hợp đó biến hydeo thành những nguyên tố nặng hơn: Heli, cacbon và oxi đốt cháy những nguyên tố hóa học theo sau nhanh hơn để trở thành sắt và niken. Tuy nhiên lúc đó phản ứng tổng hợp hạt nhân không còn giải phóng đủ năng lượng nữa và áp suất từ lõi yếu dần. Những lớp vỏ bên ngoài thu lại vào trung tâm và nảy trở ra sau nguồn năng lượng bất ngờ này, ngôi sao bùng nổ tạo thành vụ nổ siêu tân binh. Áp suất khổng lồ của ngôi sao bùng nổ quá cao đến nỗi các proton và electron bên trong buộc phải kết hợp với nhau trong lõi tạo thành neutron. Neutron không đẩy các điện tích vì thế chúng dễ dàng bị hút bởi nhóm nguyên tố sắt. Hút nhiều neutron giúp hình thành những nguyên tố nặng hơn mà một ngôi sao ở điều kiện bình thường không thể tạo ra được từ bạc đến vàng rồi chuyển qua chì rồi đến uranium. Hoàn toàn đối ngược với sự biển đổi hàng triệu năm từ hydro sang heli, sự tạo thành những nguyên tố nặng nhất trong một siêu tân binh diễn ra chỉ trong vài giây. Nhưng điều gì sẽ xảy ra với vàng sau vụ nổ? Những làn sóng xung kích lan rộng của siêu tân binh đẩy các mảnh vỡ nguyên tố của nó qua môi trường giữa các vì sao, khởi sự một vũ điệu lắc lư giữa khí và bụi và tụ lại trên những ngôi sao và hành tinh mới. Vàng của Trái Đất có khả năng được chuyển đến bằng cách này trước khi được thấm vào các mạch bởi hoạt động địa nhiệt. Hàng tỉ năm sau chúng ta hiện đang khai thác sản phẩm quý giá này bằng cách đào mỏ-một quá trình tốn kém sẵn sàng được thực hiện vì sự khan hiếm của vàng. Thật ra tất cả vàng chúng ta đã đào trong lịch sử chỉ có thể gom lại trong 3 chiếc bể bơi kích thước Olympic. Vậy chúng ta có thể sản xuất thêm món vật liệu đáng thèm khát này được không? Thật ra là có thể. Sử dụng máy gia tốc hạt, ta có thể phỏng theo các phản ứng hạt nhân phức tạp giúp tạo ra vàng trên những vì sao. Nhưng những chiếc máy này chỉ có thể cấu thành vàng theo từng nguyên tử một nên có thể phải mất một khoảng thời gian bằng tuổi với vũ trụ để tạo ra 1 gam thế nên đây không phải giải pháp tốt. Nhưng giả sử ta phải tìm một điểm giả thuyết nơi ta có thể đào tất cả vàng được chôn trên Trái Đất, có rất nhiều nơi ta có thể xem xét. Đại dương cất giữ khoảng 20 triệu tấn vàng hòa tan nhưng với nồng độ cực nhỏ làm cho việc phục hồi trở nên vô cùng tốn kém. Và biết đâu được có thể trong tương lai vụ nổ siêu tân tinh diễn ra đủ gần để gieo rắc nguồn châu báu đến chúng ta, hy vọng trong quá trình đó sự sống trên Trái Đất sẽ không bị tiêu diệt. (Nguồn tham khảo)