Văn Ngắn Cảm Nhận Về Truyện Cổ Tích Tấm Cám

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Hắc Y Phàm, 28 Tháng mười một 2021.

  1. Hắc Y Phàm Nhiếp Vương Linh Cảnh

    Bài viết:
    381
    Bài Văn Ngắn

    Người đời đã nói rằng "Khác máu thì tanh lòng". Điều đó có vẻ đúng với câu truyện của cuộc đời Tấm đang phải trải qua. Do mẹ mất sớm, bố Tấm đã đi lấy vợ hai, hai người có con riêng là Cám được nuông chiều bởi mẹ mình từ trong bọc. Đáng tiếc, cô lại thừa hưởng những nét xấu xa trong tâm hồn người mẹ mình. Sau khi người bố ra đi, Dì ghẻ và Cám càng ngày càng thể hiện rõ đã rắp tâm của mình chiếm trọn tài sản gia đình, còn đối xử với Tấm không ra gì. Qua năm tháng, họ chẳng thay đổi, vẫn ám ảnh, thậm chí muốn chôn vùi luôn cuộc đời Tấm. Từ sự việc lần bắt cá để tranh phần thưởng từ người mẹ, cho thấy rằng Cám nhỏ tuổi hơn, nhưng ranh ma, biết lừa lọc chị để cướp công nhằm che đậy sự lười biếng của mình chỉ mải hái hoa, bắt bướm ngoài đồng cả ngày trời, rồi chạy về trước. Bỏ mặc cô Tấm đáng thương, chăm chỉ, vất vả, thật thà cùng con cá bống ở ngoài đồng. Lủi thủi Tấm đau khổ, mà khóc, nghe theo lời bụt giúp, cô đã tận tụy chăm sóc giúp Bống lớn lên trông thấy ở cái giếng sau nhà. Lần này, Bống đã không thể hãm chân được sự thâm độc, ghen ghét của mẹ con Cám, Bống bị hai người đàn bà đó giết làm thịt không nương tay. Khi nói về vấn đề mâu thuẫn giữa hai người con gái này, sự gay gắt của Tấm cũng như đại diện cho công lý, cho toàn xã hội. Cám chết, điều đó đọng lại trong mỗi chúng ta những bài học vô giá về luật nhân quả, lời cảnh báo cho những ai đang còn sống ích kỷ, sự "ghen ăn tức ở" với người khác, không chịu khó tìm hiểu, yêu thương đùm bọc những người trong gia đình. Cũng vì Cám được sinh ra bởi người mẹ đầy mưu mô, xảo trá, độc đoán, sự sai lầm trong cách dậy con, chỉ chăm chăm lo lắng cho con mình, mà không quan tâm đến người khác, đã vô tình biến Cám trở thành kẻ sát nhân. Cám bất đắc dĩ vừa đáng thương, vừa đáng trách. Đáng trách bởi cô không hề tỉnh táo trong suy nghĩ đến hành động, không biết phân biệt, việc nào nên làm, việc nào không nên làm, nên sự mù quáng này làm ảnh hưởng đến nhân cách, luôn vòi vĩnh, làm theo răm rắp những tội ác mà mẹ cô đưa ra, sự ngây ngô của cô đã trở thành công cụ tay sai đắc lực cho người mẹ của mình làm điều xấu tổn hại đến Tấm không nương tay. Dù cái thiện đã thắng cái ác, nhưng đâu đó vẫn có những suy nghĩ về sự khoan hồng, chủ nghĩa nhân đạo vẫn đầy ắp trong lòng người dân. Có lẽ nếu như công lý có mặt, cũng như được Bụt xem xét thì Cám sẽ không phải chịu những thứ cay nghiệt- cái chết kia mà sẽ được hoàn lương, giảm nhẹ tội, giác ngộ, thức tỉnh con người, bởi người cần phải trừng trị thích đáng làm gương cho người đời có chăng chỉ là người mẹ Cám, cũng là người dì ghẻ của Tấm, người chủ mưu đứng sau toàn bộ câu chuyện, ảnh hưởng đến cuộc đời đầy vất vả, cay nghiệt của cô Tấm.

    Khép lại cái kết câu chuyện văng vẳng lên trong ta vẫn là bài học về sự làm người tử tế, thiện lương, biết tu cái nhân, cái đức để làm mục tiêu sống cao thượng. Biết chia sẻ ngọt bùi với nhau, sống bằng tình người, thấu hiểu, để đưa xã hội càng ngày càng tốt đẹp lên. Và xin đừng giống như một cô Cám thứ hai, bởi nếu ta tham lam, ích kỉ, độc đoán thì ta sẽ nhận lại được những điều như vậy, thậm chí còn cay nghiệt hơn, vì ở đời phải luôn tin rằng luôn tồn tại luật nhân quả.

     
  2. Vô Ky Cơ Tiện

    Bài viết:
    259
    Phải chi mà văn cảm nhận mình tốt như thế hay lắm cảm ơn
     
  3. Hắc Y Phàm Nhiếp Vương Linh Cảnh

    Bài viết:
    381
    Cám ơn nàng <3
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...