Em phải chuẩn bị những gì cho sự lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai? Bài 1 Hiện nay có rất nhiều bạn đang cố gắng nỗ lực học tập để đạt kết quả tốt mà không nghĩ đễn việc sau này mình sẽ chọn nghề gì? Nghề gì sẽ phù hợp với mình? Vậy theo bạn chọn nghề nghiệp đối với mỗi người có quan trọng hay không? Đây là một câu hỏi nhận được sự quan tâm nhiều nhất trong giới trẻ hiện nay. Nhưng thực tế cho thấy rằng "đa phần giới trẻ hiện nay việc định hướng nghề nghiệp cho mình là lựa chọn cuối cùng khi giấc mơ gõ cửa các trường đại học của họ không thành công". Vì sao lại có sự thất bại ấy? Đó chính là họ không biết vẽ cho mình một hướng đi đúng đắn mà chỉ mơ hồ chạy theo việc học tạo thành những đường đi không hoàn thiện. Nếu chọn những việc mình muốn đi theo sau này sẽ tạo cho bạn một định hướng chắc chắn và bạn chỉ cần chú tâm vào con đường ấy mà thôi. Nếu ấy là công việc bạn thích và bạn chọn sẽ tạo cho bạn một niềm tin, ý chí kiên định để thược hiện ước mơ, cố gắng hoàn thiện khả năng của mình để phù hợp với nghề mình đã chọn. Tuy nhiên không phải cứ chọn sẵn cho mình một công việc là bạn chắc sẽ thành công. Bởi vì có rất nhiều có nhận định sai về việc chọn nghề trong tương lai vì vậy mà chọn những nghề không phù hợp với khả năng cả bản thây hay chọn nghề mà đám đông lựa chọn. Chính vì vậy đã dẫn đến việc chán nản, không đủ khả năng tiếp tục công việc mình đã chon, sai mục đính mà chọn nghề trong tương lai muốn đem lại. Vì vậy có thể nói việc chọn nghề nghiệp trong tương lai phù hợp với bản thân có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi cá nhận. Bài 2: Tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề nghiệp Chọn sai nghề khiến bản thân không còn quá nhiều hứng thú mà giống như điều bắt buộc phải vượt qua. Nếu muốn quay đầu lại thì đã quá muộn hoặc tốn kém rất nhiều thời gian, tiền bạc. Do đó, để tiết kiệm được công sức bỏ ra và những năm tháng quý giá, mỗi người cần sớm có lựa chọn về định hướng nghề nghiệp tương lai. Không những thế, khi đã có mục tiêu và con đường rõ ràng, thì các bạn cũng sẽ có nhiều động lực hơn và biết cách phải làm gì tiếp theo để đạt được thành công mong muốn. Tương lai cuộc đời tùy thuộc vào nghề nghiệp của mỗi người. Chỉ có sự "lành nghề", dù là nghề gì, sự xuất sắc trong nghề là yếu tố quyết định đưa tới thành công. Vì thế, chọn nghề có thể nói là điều quan trọng nhất trong cuộc đời của mỗi người. Chọn cho mình một nghề nghĩa là chọn cho mình một tương lai. Bài 3: Bài viết về định hướng nghề nghiệp trong tương lai Tương lai cuộc đời tùy thuộc vào nghề nghiệp của mỗi người. Điều quan trọng không nằm ở nghề gì kiếm được nhiều tiền hay không, có tạo dựng được danh tiếng hay không, mà chính là nghề nghiệp đó có phù hợp với bản thân hay không. Chỉ có sự "lành nghề", dù là nghề gì, sự xuất sắc trong nghề là yếu tố quyết định đưa tới thành công. Vì thế, chọn nghề có thể nói là điều quan trọng nhất trong cuộc đời của mỗi người. Hẳn nhiên, cuộc sống đa dạng và phong phú, không chỉ là làm việc và làm việc, nhưng nghề nghiệp lại giữ một vị trí hết sức quan trọng trong suốt cuộc đời của mỗi người. Điều quan trọng nhất trong cuộc sống là được sống hạnh phúc, cho dù điều muốn có đó là tiền bạc, danh vọng hay tình yêu thì con người sẽ có được những gì khi bệnh hoạn và đau khổ vì phải sống dật dờ không nghề nghiệp hoặc chịu nhiều ức chế với một nghề không phù hợp (chán nản nhưng vẫn phải làm). Nghề nghiệp là nền tảng vững chắc đầu tiên cho bạn xây dựng ngôi nhà cuộc đời cùa mình. Nếu không có nó bạn sẽ mãi mãi không có gì. Cũng vậy, một nghề nghiệp thiếu vững chắc, không phù hợp với khả năng: Bạn như căn nhà chắp vá, tạm bợ sẽ dễ dàng sụp đỗ trong giông bảo cuộc đời.. Bài 4: Viết đoạn văn về nghề nghiệp tương lai của em Việc lựa chọn nghề nghiệp rất quan trọng với mỗi người, vì: - Khả năng của con người chúng ta đa phần đều có giới hạn, không phải muốn làm nghề nào cũng được, chính vì thế chúng ta phải định hướng nghề nghiệp cho tương lai - Nếu chúng ta không có định hướng cho tương lai, thì khả năng cao chúng ta sẽ thất nghiệp, ăn bám vào bố mẹ, hoặc cuộc sống lênh đênh, khổ cực - Nếu chúng ta đã lựa chọn nghề nghiệp từ trước thì sẽ giúp chúng ta có mục tiêu để phấn đấu, không lãng phí mất thời gian quý báu vào những việc khác - Nghề nghiệp mà chúng ta chọn phải là những nghề mà chúng ta thực sự đam mê và yêu thích, chứ không phải là bị ép buộc, hơn thế nữa, đó phải là nghề nghiệp phù hợp với chính chúng ta chỉ có như vậy thì chúng ta mới có thể tiến xa trên con đường mà chúng ta đã chọn, đó là bởi vì khi chúng ta yêu thích nó, thì chúng ta mới có thể có được động lực mạnh mẽ, khát khao để vươn lên, vượt qua những khó khăn để đến với mục tiêu mà mình đã đặt ra cho chính bản thân mình. - Nếu chúng ta phải làm những công việc không yêu thích, thì chúng ta sẽ sinh ra tâm lí ức chế, khi đó chúng ta không thể làm việc có hiệu quả nữa, còn khi chúng ta được làm công việc mà mình mong muốn thì kết quả sẽ ngược lại, như vậy sẽ vừa có lợi cho bản thân vừa có ích cho xã hội. Bài 5: Khi chọn nghề cho tương lai điều quan trọng nhất là gì? "Chẳng phải nghề nghiệp tạo danh dự cho con người mà chính con người tạo danh dự cho nghề nghiệp" Thế nào là chọn nghề phù hợp với năng lực thực tế của mình? Hướng lựa chọn nghề này phù hợp với năng lực thực tế, năng lực bản thân. Nghề nghiệp trước hết đòi hỏi con người phải có khả năng làm công việc dó. Tức là phải có tri thức, kĩ năng, kĩ xảo về công việc lựa chọn. Hơn nữa, nghề nghiệp đòi hỏi sự ổn định. Vì thế chúng ta khó có thể nay làm nghề nà mai làm nghề khác. Đặc biệt ngày nay, khi vấn đề chuyên môn hóa đang được chú trọng thì việc ổn định, đi sâu tìm tòi, sáng tạo trong lao đông càng được khuyến khích. Thay đổi việc làm có nghĩa là sẽ bắt đầu lai những kiến thức mới, kĩ năng, kĩ xảo mới, những quan hệ mới.. Chừng ấy việc tiêu hao quá nhiều thời gian sức lực, chưa kể những khả năng ấy sẽ giảm dần theo tuổi tác, làm cho lao động không có hiệu quả. Thế nào là chọn nghề đang được ưa chuộng trong đời sống? Xã hội ngày nay đang vận động biến đổi không ngừng. Yêu cầu xã hội mỗi ngày mồi khác. Mới cách đây khoảng hai chục năm, công nghiệp nặng còn thu hút sự tập trung khai thác của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng thì ngày nay xã hội đem thành quả và tiềm năng của công nghệ thông tin, dịch vụ xã hội, khoa học công nghệ.. làm tiêu chí đánh giá sự phát triển của mỗi quốc gia, khu vực. Nói như vậy để thấy được sự lựa chọn này cần phải suy nghĩ kĩ vì chúng ta có chắc rằng mình sẵn sàng thay đổi nghề nghiệp theo chu kì 20 năm, 15 năm, 10 năm.. hay thậm chí là 5 năm, 4 năm.. không? Đó là chưa kể đến việc liệu chúng ta có khả năng hoàn thành tốt công việc đó không? Chúng ta có thực sự say mê với lựa chọn của mình? Giới sinh viên từng "lưu truyền" câu nói: Nhất Y, nhì Dược, tạm được Bách khoa, bỏ qua Sư phạm. Thực tế, không ít người chạy theo nhu cầu của xã hội, thay đổi công việc cho hợp với thời thế. Hậu quả là việc cũ chưa đem về kết quả bao nhiêu đã mất rất nhiều thời gian, sức lực, tiền bạc cho công việc mới. Chọn nghề đang được ưa chuộng trong đời sống còn được hiểu là chọn nghề làm ra nhiều tiền. Tiền bạc là nhân tố quan trọng để tạo nên hạnh phúc (Hạnh phúc được hiểu theo nghĩa chung nhất là được thỏa mãn những nhu cầu của con người. Nó là một phương tiện không thể thiếu để giúp con người thỏa mãn những nhu cầu rất thiết thực trong cuộc sống và thực hiện được hoài bão, mơ ước của mình. Chính vì thế, khi cuộc sống còn nhiều gian khó, thiếu thốn thì tiền bạc mang ý nghĩa quyết định hạnh phúc. Chọn nghề theo hướng này sẽ đảm bảo được những yêu cầu về vật chất của bản thân, gia đình, nhất là tiền bạc được tạo ra từ bàn tay, khối óc, từ lao động chân chính của mình sẽ kiến tạo được một hạnh phúc lâu bền, đích thực. Tuy có mặt tích cực nhưng chọn nghề theo cách này vẫn còn mặt hạn chế. Tiền bạc chỉ là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ để tao nên hạnh phúc - Nó có vai trò quan trọng, thậm chí là quyết định nhưng khồng phải là điều kiện duy nhất để dệt nên hạnh phúc của con người. Bởi hanh phúc chỉ thực sự trọn vẹn khi con người được no đủ về vật chất và thoải về tinh thần. Có tiền không phải là có tất cả. Nếu chọn nghề với mục đích làm ra nhiều tiền mà nghề ấy mình không yêu thích, không phù hợp thì công việc mỗi ngày sẽ trở thành gánh nặng suốt đời. Thế nào là chọn nghề mà mình yêu thích? Chọn nghề theo cách này có mặt tích cực là thỏa mãn được nhu cầu, sở thích của cá nhân nên mỗi ngày sẽ là niềm vui, cuộc sống sẽ trở nên đáng yêu hơn khi niềm đam mê ấy được đáp ứng. Yêu thích công việc bao giờ cũng là một tiền đề dẫn đến niềm mê say. Và một khi đã mê say công việc thì chắc chắn hiệu quả công việc sẽ cao hơn, thu nhập từng bước sẽ được nâng cao.. Nhưng vẫn có mặt hạn chế: Cuộc sống được tạo ra bởi muôn vàn mối quan hệ, không bao giờ cái "ta" sở thích của mình cũng đáp ứng, hài hòa được với cái "chúng ta" chung của gia đình, cộng đồng, xã hội. (Hạnh phúc không thể trọn vẹn nếu như mình không mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho mọi người). Ngoài ra, cuộc sống ngày càng phát triển, nhu cầu của xã hội và cá nhân ngày càng cao. Vì vậy nếu chọn nghề theo tiêu chí sở thích của bản thân mà không chú ý đến những mặt khác sẽ khó đáp ứng được những nhu cầu chính đáng do cuộc sống đặt ra. "Hãy chọn công việc bạn yêu thích và như vậy bạn sẽ không phải làm việc một ngày nào trong cuộc đời mình". Xác định được năng lực của mình rồi, lúc đó chúng ta mới quan tâm đến điều mà bản thân mình mong muốn. Nhiều bạn không biết rõ mong muốn của mình là gì. Không ít người chọn ngành học không phải vì niềm đam mê cá nhân mà do tác động của người thân hoặc vì trào lưu chung.. nên đến khi gặp khó khăn trong học tập, tìm việc làm, họ trở nên hoang mang. Niềm đam mê, lòng yêu nghề sẽ cho chúng ta sự tự tin, nghị lực để vượt qua mọi trở ngại. Yếu tố tinh thần này là một trong những điều rất quan trọng giúp chúng ta định hướng tương lai. Biết kết hợp trả lời những câu hỏi trên, biết tự giải quyết hợp lí những mâu thuẫn của bản thân như: Mâu thuẫn giữa năng lực và ước mơ, mâu thuẫn giữa nguyện vọng cá nhân và ý muốn của cha mẹ.. chúng ta sẽ chọn được cho mình ngành nghề phù hợp. "Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh" Bất cứ nghề nào cũng có cái hay, cái đẹp, cái cao quý riêng của mình. Chẳng có nghề nghiệp chân chính nào hèn kém cả. Nghề nào ta bỏ ra mồ hôi, công sức đều đáng trân trọng. Bỏ ra một chút thời gian để tìm hiểu về nghề, ta sẽ thấy được vẻ đẹp và tầm quan trọng của nó. Từ đó sẽ nảy sinh tình cảm mến yêu, quý trọng và tự hào khi mình lao động, kiếm sống bằng đôi bàn tay chân chính, bằng khối óc trong sạch của bản thân mình, như lời phát biểu của Bác Hồ trong buổi nói chuyện với nhân dân Hải Phòng tháng 5/1957: "Nói lao động là vẻ vang thì nhiều người nói: Một thầy thuốc hay một người khoa học, một thầy giáo mới là lao động vẻ vang. Thế còn những người khác, lao động có vẻ vang không? Cũng là vẻ vang. Lúc nãy tôi nhắc đến chuyện lao động của hai người lao động - của hai phụ nữ: Một là cô Bin làm việc vệ sinh, hai là cô Thơm làm việc moi cống. Chắc bà con nhiều người biết. Những công việc đó có vẻ vang không? Rất vẻ vang"