Một trong những phát minh quan trọng của nhân loại là xe đạp. Đó là phương tiện giao thông quen thuộc trong mỗi gia đình. Chiếc xe đầu tiên xuất hiện tại pháp năm 1790, được làm hoàn toàn từ gỗ, với tên gọi là "Cỗ máy bằng gỗ, không có bánh xe để lái.. Xe đạp có rất nhiều công dụng, ưu điểm. Là phương tiện đi lại đơn giản nhất và dễ sử dụng nhất. Người đi xe chỉ mất vài ngày luyện tập là đã có thể đi xe đạp được. Xe đạp có giá thành rẻ, phù hợp với túi tiền. Xe đạp là phương tiện giao thông thân thiện với môi trường nhất.. Dưới đây là dàn ý + văn mẫu (đề ngữ văn, phân môn tập làm văn) Thuyết minh về xe đạp, hay nhất (Mô hình xe đạp bằng gỗ của Drais (năm 1817) 1. Dàn ý a. Mở bài Dẫn dắt, giới thiệu về chiếc xe đạp: Khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển, phát minh ngày càng hữu ích cho đời sống con người. Một trong những phát minh quan trọng của nhân loại là xe đạp. Đó là phương tiện giao thông quen thuộc trong mỗi gia đình. bThân bài * Nguồn gốc - Chiếc xe đầu tiên xuất hiện tại pháp năm 1790, được làm hoàn toàn từ gỗ, với tên gọi là" Cỗ máy bằng gỗ, không có bánh xe để lái; việc chuyển hướng đòi hỏi phải lắc mạnh phần trước của xe. - Năm 1817, nam tước người Đức là Baron Karl von Drais đã phát minh ra chiếc xe mang tên ông, là tổ tiên của c hiếc xe đạp ngày nay. - Sau nhiều năm, một số bộ phận được thay đổi để sử dụng tốt hơn và bền hơn. Cho đến ngày nay, chiếc xe đạp hiện đại đã khá hoàn chỉnh và đảm bảo an toàn. *Cấu tạo: - Xe đạp có cấu tạo gồm các bộ phận chính là hệ thống truyền lực, hệ thống chuyển động, Hệ thống lái (điều khiển), hệ thống phanh, khung xe, hệ thống chuyên chở. - Về hệ thống truyền lực gồm bàn đạp (pê-đan), đùi, trục giữa, đĩa, xích, líp. - Hệ thống chuyển động gồm các bánh xe trước và sau. Bánh xe gồm: Trục, moay-ơ, nam hoa, vành, săm, lốp. Vận tốc của xe đạp chủ yếu phụ thuộc vào tốc độ đạp của người đi xe. - Hệ thống điều khiển (lái) gồm tay lái (ghi đông), cổ phuốc. Tay lái xe đạp thường sẽ là dạng hình đường uốn lượn lên xuống, phần tay lái cong hướng vào phía người lái. - Hệ thống phanh gồm tay phanh, dây phanh, cụm má phanh. Phần phanh thì sẽ có phanh trước và phanh sau. - Khung xe - Hệ thống chuyên chở gồm yên xe, giỏ xe, dàn đèo hàng. - Ngoài ra còn có rất nhiều bộ phận khác như đèn, giỏ xe.. * Các loại xe đạp: Với nhu cầu của con người hiện đại, người ta đã sản xuất ra những chiếc xe đạp chuyên dụng. * Công dụng: - Xe đạp có rất nhiều công dụng, ưu điểm. - Xe đạp có giá thành rẻ, phù hợp với túi tiền. Chỉ cần vài trăm nghìn là người mua có thể sở hữu một chiếc xe đạp. - Xe đạp có hình thức, trọng lượng gọn nhẹ, dễ mang, vác, không cồng kềnh, không nặng như xe máy, ô tô. - Đi xe đạp góp phần làm giao thông thông thoáng. - Xe đạp là phương tiện giao thông thân thiện với môi trường nhất.. C. Kết bài Khẳng định lại vai trò, ý nghĩa của xe đạp 2. Văn mẫu: Thuyết minh về xe đạp Khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển, phát minh ngày càng hữu ích cho đời sống con người. Một trong những phát minh quan trọng của nhân loại là xe đạp. Đó là phương tiện giao thông quen thuộc trong mỗi gia đình. Chiếc xe đầu tiên xuất hiện tại pháp năm 1790, được làm hoàn toàn từ gỗ, với tên gọi là"Cỗ máy bằng gỗ, không có bánh xe để lái; việc chuyển hướng đòi hỏi phải lắc mạnh phần trước của xe. Năm 1817, nam tước người Đức là Baron Karl von Drais đã phát minh ra chiếc xe mang tên ông. Đây là tổ tiên của chiếc xe đạp ngày nay. Người lái ngồi dạng chân trên một khung gỗ được hỗ trợ bởi hai bánh xe và đẩy chiếc xe bằng hai chân của mình trong khi chỉnh hướng bằng bánh xe phía trước. Sau nhiều năm, một số bộ phận được thay đổi để sử dụng tốt hơn và bền hơn. Cho đến ngày nay, chiếc xe đạp hiện đại đã khá hoàn chỉnh và đảm bảo an toàn. Xe đạp có cấu tạo gồm các bộ phận chính là hệ thống truyền lực, hệ thống chuyển động, Hệ thống lái (điều khiển), hệ thống phanh, khung xe, hệ thống chuyên chở. Về hệ thống truyền lực gồm bàn đạp (pê-đan), đùi, trục giữa, đĩa, xích, líp. Bàn đạp thường có hình chữ nhật, bằng một phần ba bàn chân của chúng ta. Khi chân đạp bàn đạp, líp xe đạp nhận truyền động từ xích và chuyển đến bánh sau của xe, làm bánh xe quay, tạo lực đẩu, bánh xe quay theo chiều thuận, xe tiến về phía trước. Líp gồm hai bộ phận chính là vành líp và cốt líp. Vành líp có răng ở phía ngoài và trong. Cốt líp lắp chặt với moay-ơ bánh sau bằng ren. Nhờ có líp, người đi xe không cần đạp bàn đạp liên tục mà bánh xe vẫn theo quán tính, chuyển động lăn về phía trước theo chiều kim đồng hồ. Khi xe đang đứng yên, nếu ta quay đùi đĩa theo chiều ngược chiều kim đồng hồ làm răng trong trượt lên cá líp nên cốt líp không quay được, do đó bánh xe không quay. Bởi vậy líp được gọi là khớp quay một chiều. Hệ thống chuyển động gồm các bánh xe trước và sau. Đó là 2 vòng tròn lớn để xe lăn đi trên đường. Chiếc bánh xe này sẽ có những nan hoa cố định để bánh xe không bị biến dạng. Ở vành bánh xe chính là lốp xe, bên trong lốp là săm xe được bơm khí vào để bánh xe có thể lăn được trên đường. Bánh xe gồm trục, moay-ơ, nam hoa, vành, săm, lốp. Trục được làm bằng thép, bánh xe quay trên trục thông qua ổ bi. Moay- ơ được liên kết với vành bánh xe bằng nan hoa. Nan hoa làm bằng thép. Vành bánh xe làm bằng hợp kim nhôm hoặc thép, có đường kính thông thường là 650mm. Săm, lốp được chế tạo từ cao su tổng hợp giúp tăng độ êm cho xe trong quá trình chuyển động. Khi chúng ta đạp bàn đạp, lực truyền qua đùi xe làm trục giữa quay, đĩa quay kéo xích chuyển động, xích kéo líp cùng bánh sau quay (bánh chủ động), khi bánh xe quay và lăn trên mặt đường làm cho xe chuyển động về phía trước. Nguyên tắc truyền động như sau: Lực từ chân người đạp đến bàn đạp đến đùi xe đến trục giữa đến đĩa đến xích đến líp đến bánh xe sau đến xe chuyển động. Vận tốc của xe đạp chủ yếu phụ thuộc vào tốc độ đạp của người đi xe. Hệ thống điều khiển (lái) gồm tay lái (ghi đông), cổ phuốc. Tay lái xe đạp thường sẽ là dạng hình đường uốn lượn lên xuống, phần tay lái cong hướng vào phía người lái. Hệ thống lái giúp chúng ta có thể điều khiển xe một cách nhẹ nhàng và dễ dàng nhất có thể khi muốn chuyển hướng. Ghi đông có hai tay cầm vừa là tay lái, vừa để người đi xe nắm chắc thăng bằng. Nguyên tắc truyền động như sau: Tay người đi xe sẽ tác động đến tay lái của xe (ghi- đông) đến cổ phuốc đến càng trước đến bánh xe trước rồi đến hướng chuyển động của xe. Hệ thống phanh gồm tay phanh, dây phanh, cụm má phanh. Phần phanh thì sẽ có phanh trước và phanh sau. Phía tay trái bao giờ cũng là phanh trước, còn tay phải sẽ là phanh sau Khi bóp tay phanh, dây phanh sẽ tạo thành lực ma sát làm giảm tốc độ chuyển động của bánh xe và xe sẽ chạy chậm hoặc đứng hẳn lại khi cần thiết. Hệ thống phanh giúp người điều khiển xe đạp làm chủ vận tốc khi di chuyển trên đường để có được sự an toàn tối thiểu khi điều khiển xe. Khung xe là xương sống của xe đạp, liên kết toàn bộ các bộ phận khác lại với nhau thành một khối thống nhất. Khung xe đã được thay thế bởi vật liệu thép, có độ cứng, độ bền và tuổi thọ cao. Hệ thống chuyên chở gồm yên xe, giỏ xe, dàn đèo hàng. Yên xe lắp trên khung xe là chỗ ngồi của người đi xe. Thường có hình như đầu một chú chó vậy. Đây là nơi người lái xe sẽ ngồi lên để có thể đạp. Yên xe thường được bọc một lớp bông và da mềm để ngồi cho thoải mái. Dàn đèo hàng lắp ở phía sau yên xe dựa trên trục của bánh xe sau, có thể chở được hàng tạ. Giỏ đựng hàng gắn ở phía đầu xe dựa trên trục bánh trước. Ngoài ra xe đạp còn có các bộ phận khác như chắn bùn, chắn xích, chuông, đèn, ổ bi. Chắn bùn lắp trên bánh xe sau và trước, các bộ phận chắn xích che phía trên xích. Đèn lấy nguồn điện từ đi-na-mô lắp ở trước càng xe, có đèn tín hiệu lắp ở phía sau xe. Chuông lắp ở gần phía tay cầm để xin đường lúc cần thiết. Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem