Văn mẫu: Thuyết minh về một món ăn dân tộc - Chiếc bánh chưng

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 4 Tháng mười một 2021.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    Trong tiền thức và tấm lòng người Việt ta, bánh chưng sẽ mãi là món ăn dân tộc, là biểu tượng của ngày Tết cổ truyền, là di sản quý báu của vua cha. Hnình ảnh chiếc bánh chưng đã góp phần tạo nên quốc hồn của dân tộc Việt trong mắt bạn bè năm châu. Dưới đây là dàn ý + văn mẫu (đề tập làm văn, môn ngữ văn) : Văn mẫu: Thuyết minh (giới thiệu) về một món ăn dân tộc (chiếc bánh chưng)

    [​IMG]

    1. Dàn ý

    * Mở bài:

    Dẫn dắt, giới thiệu đối tượng cần thuyết minh:

    - Mỗi quốc gia, dân tộc lại có một nền văn hóa ẩm thực khác nhau.

    - Bạn bè quốc tế đều biết đến bánh chưng – một món ăn rất ngon và bổ, gắn với tết cổ truyền và biểu trưng cho nền văn minh của dân tộc Việt Nam ta.

    * Thân bài:

    - Nguồn gốc:

    +Bánh chưng có từ rất lâu. Theo truyền thuyết, bánh chưng ra đời liên quan đến hoàng tử Lang Liêu vào đời vua Hùng thứ 6.

    - Kể từ đó, cứ đến những ngày cuối năm từ 28 đến 30 tết Nguyên Đán, nhân dân ta lại gói bánh này để dâng cúng tổ tiên, chờ giao thừa, đón năm mới.

    - Hình dáng, màu sắc, nguyên liệu:

    +Vỏ bánh chưng có màu xanh lá của lá, thường gói bánh hình vuông truyền thống, ngoài ra còn có loại bánh chưng dài.

    +Nguyên liệu làm bánh gồm có lá gói bánh, lạt buột, gạo nếp, đỗ xanh, các gia vị

    - Công đoạn chuẩn bị gói:

    + Lá gói bánh thường là lá dong, cũng có nơi gói bằng lá chuối.

    + Cần chọn lá có màu xanh đậm, to bản, có gân chắc, không bị héo và lành lặn, không bị rách nát.

    + Gạo nếp cần chọn loại gạo nếp mới, thơm, hạt tròn lẳn, tròn đều để khi nấu lên ngửi thấy mùi thơm lừng của nếp.

    + Đậu xanh chọn loại đậu có màu vàng đẹp, vo, đãi sạch vỏ. Sau đó chúng ta nên nấu nhừ lên và giã nhuyễn để làm nhân

    + Người ta nên chọn thịt ba chỉ hoặc thịt vai để khi ăn, bánh sẽ thơm, ngậy và mềm hơn.

    - Công đoạn gói bánh:

    +Bánh có thể được gói bằng tay hoặc bằng khuôn vuông, kích thước khoảng khoảng 25 cm x 25cm.

    + Gấp đôi lá theo dọc gân lá, rồi gấp đôi lá lần nữa để tạo góc vuông, rồi cắt đuôi thừa.

    +Xếp 4 chiếc lá so le để tạo 4 góc vuông.

    +Đổ khéo léo, nhẹ nhàng lần lượt một lớp gạo, lớp đậu xanh, đặt 1 đến 2 miếng thịt lợn, đổ tiếp 1 lớp đậu xanh, trên cùng là lớp gạo.

    +Gập từng cạnh của lá sao cho bánh vuông vắn, cân đối.

    +Dùng 4 chiếc lạt buộc xoắn lại tạo thành hình chữ thập.

    + Xoắn buộc lạt vừa phải, không chặt tay, để khi chín bánh sẽ không bị phòi ra.

    - Công đoạn nấu bánh

    - Vớt, ép bánh

    - Vai trò, công dụng, ý nghĩa:

    +Ăn ngon, bổ, hấp dẫn và đầy đủ chất dinh dưỡng.

    + Bánh chưng là món ăn dân tộc, truyền thống trong ngày Tết

    +Bánh chưng còn làm quà biếu, tượng trưng cho lòng thành, cho sự chúc phúc vẹn tròn.

    - Cách sử dụng, bảo quản bánh chưng

    *Kết bài:

    Khái quát vai trò của bánh chưng với đời sống người Việt

    [​IMG]

    2. Văn mẫu

    (Đề tập làm văn, môn ngữ văn: Thuyết minh về một món ăn dân tộc)

    Mỗi quốc gia, dân tộc lại có một nền văn hóa ẩm thực khác nhau. Người ta biết đến sushi Nhật Bản, kim chi Hàn Quốc và bạn bè quốc tế đều biết đến bánh chưng – một món ăn rất ngon và bổ, gắn với tết cổ truyền và biểu trưng cho nền văn minh của dân tộc Việt Nam ta.

    (Nguồn gốc bánh chưng) Bánh chưng có từ rất lâu. Theo truyền thuyết, bánh chưng ra đời liên quan đến hoàng tử Lang Liêu vào đời vua Hùng thứ 6. Khi vua Hùng vua có ý truyền ngôi cho con nên ban lệnh: Ai tìm được món ăn ngon, có ý nghĩa nhất sẽ được truyền ngôi. Lang Liêu người con thứ mười tám, dâng lên cho vua cha món bánh chưng, bánh giầy, vua Hùng ăn thấy ngon và rất có ý nghĩa bèn truyền ngôi cho. Kể từ đó, cứ đến những ngày cuối năm từ 28 đến 30 tết Nguyên Đán, nhân dân ta lại gói bánh này để dâng cúng tổ tiên, chờ giao thừa, đón năm mới.

    Vỏ bánh chưng có màu xanh của lá, thường gói bánh hình vuông truyền thống, ngoài ra còn có loại bánh chưng dài. Nguyên liệu làm bánh gồm có lá gói bánh, lạt buột, gạo nếp, đỗ xanh, các gia vị (hạt tiêu, muối). Mỗi nguyên liệu đều được chọn lọc thật kĩ để có thể tạo nên món ăn ngon và đậm đà nhất.

    Sau khi đã chuẩn bị đủ các nguyên liệu cần, thiết, người gói thực hiện công đoạn chuẩn bị gói. Lá gói bánh thường là lá dong, cũng có nơi gói bằng lá chuối. Dù lá dong hay lá chuối thì cần cần chọn lá có màu xanh đậm, to bản, có gân chắc, không bị héo và lành lặn, không bị rách nát. Sau khi rửa sạch, phơi cho khô nước để đảm bảo vệ sinh, tạo mùi thơm cho bánh khi sau khi thành phẩm. Gạo nếp cần chọn loại gạo nếp mới, thơm, hạt tròn lẳn, tròn đều để khi nấu lên ngửi thấy mùi thơm lừng của nếp. Gạo nếp cần được vo sạch, ngâm để hạt được mềm. Trước khi gói nên xóc đều với một xíu muối. Như thế, khi ăn, bánh chưng sẽ mang vị đậm đà, vừa miệng hơn. Đậu xanh chọn loại đậu có màu vàng đẹp, vo, đãi sạch vỏ. Sau đó chúng ta nên nấu nhừ lên và giã nhuyễn để làm nhân (cũng có thể chỉ cần vo sạch, ngâm vài tiếng cho mềm rồi đãi sạch vỏ là được). Người ta nên chọn thịt ba chỉ hoặc thịt vai để khi ăn, bánh sẽ thơm, ngậy và mềm hơn. Thịt lợn thái miếng mỏng, to bản trộn có cả phần nạc với phần mỡ, trộn với tiêu xay, muối.

    Sau khi đã chuẩn bị tất cả các nguyên vật liệu thì đến công đoạn gói bánh. Bánh có thể được gói bằng tay hoặc bằng khuôn vuông, kích thước khoảng khoảng 25 cm x 25cm. Đây là công đoạn khó nhất, đòi hỏi sự nhẹ nhàng, tỉ mỉ, nâng niu, kiên trì, khéo léo của người gói để tạo nên chiếc bánh vuông vắn, đẹp mắt. Đầu tiên, người gói gấp đôi lá theo dọc gân lá, rồi gấp đôi lá lần nữa để tạo góc vuông, rồi cắt đuôi thừa. Xếp 4 chiếc lá so le để tạo 4 góc vuông. Ta đổ khéo léo, nhẹ nhàng lần lượt một lớp gạo, lớp đậu xanh, đặt 1 đến 2 miếng thịt lợn, đổ tiếp 1 lớp đậu xanh, trên cùng là lớp gạo. Người gói bắt đầu gập từng cạnh của lá sao cho bánh vuông vắn, cân đối. Dùng 4 chiếc lạt buộc xoắn lại tạo thành hình chữ thập. Cần xoắn buộc lạt vừa phải, không chặt tay, để khi chín bánh sẽ không bị phòi ra.

    Công đoạn nấu bánh cũng rất quan trọng. Để có chiếc bánh chưng ngon, người gói sẽ dải ít lá dong, đầu mẩu lá thừa xuống đáy nồi. Sau đó, họ nhẹ nhàng xếp đứng từng chiếc bánh vào, dải thêm ít lá dong lên tầng bánh trên cùng. Rồi đổ nước ngập mặt bánh khoảng 20 đến 30 cm. Thông thường mọi người nấu bánh bằng củi và nấu trong khoảng từ 8-12 tiếng. Lửa phải để vừa phải, không to quá và cũng không bé quá. Thời gian nấu lâu như thế là vì để đảm bảo bánh chín đều, mềm và dẻo và quyện vào nhau. Khi hạt gạo nhừ mà quyện vào nhau như thế người ta gọi là bánh chưng "rề". Cũng nhờ đặc điểm thời gian làm chín bánh lâu, lại trong nước sôi nên nhân bánh là đỗ hay thịt có đủ thời gian để nhừ ra, hòa quyện đan cài các hương vị vào với nhau tạo nên một món ăn hoàn chỉnh nhất.

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...