Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có trang phục truyền thống biểu trưng cho quốc gia mình.. Việt Nam lại tự hào với chiếc áo dài dịu dàng, thướt dịu – một quốc phục, biểu tượng cho vẻ đẹp của phụ nữ Việt Nam. Chiếc áo dài ngày nay vốn được cách tân từ áo ngũ thân lập lĩnh (áo cổ đứng), y quan của Việt phục, ra đời lần đầu vào thời Chúa Nguyễn Phúc Khoát, 1744.. Dưới đây là Dàn ý + văn mẫu của đề tập làm văn (môn Ngữ Văn) : Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam 1. Dàn ý a. Mở bài Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có trang phục truyền thống biểu trưng cho quốc gia mình. Nếu Nhật Bản được nhớ đến với với áo Kimono, Hàn Quốc nổi tiếng với Hanbok thì Việt Nam lại tự hào với chiếc áo dài dịu dàng, thướt dịu – một quốc phục, biểu tượng cho vẻ đẹp của phụ nữ Việt Nam. b. Thân bài * Nguồn gốc: - Chiếc áo dài ngày nay vốn được cách tân từ áo ngũ thân lập lĩnh (áo cổ đứng), y quan của Việt phục, ra đời lần đầu vào thời Chúa Nguyễn Phúc Khoát, 1744. - Năm 1934, họa sĩ Lê Phổ đưa các yếu tố dân tộc từ áo tứ thân thành kiểu áo dài cổ kính, ôm sát thân, hai vạt trước được tự do tung bay. - Chiếc áo dài này hài hòa giữa cũ và mới lại phù hợp với văn hóa Á đông nên rất được ưa chuộng. * Hình dáng, chất liệu: - Thân áo gồm 2 mảnh bó sát eo của người phụ nữ rồi từ đáy lưng ong 2 thân thả bay xuống tận gót chân - Chất liệu của chiếc áo dài thường là lụa, gấm, nhung.. vừa mềm mại vừa nhẹ lại có nét thanh thoát cho người mặc với đủ loại màu sắc: Trắng, hồng, xanh lơ, tím.. lụa điểm hoa, điểm một số loài chim đủ màu sắc rực rỡ, lộng lẫy. * Cấu tạo - Áo dài gồm 3 phần chính là cổ áo, thân áo và tay áo. - Cổ áo: + Áo dài truyền thống đưọc thiết kế cổ cao, ôm sát, tạo vẻ kín đáo cho người phụ nữ. + Tuy nhiên, hiện nay với phong cách hiện đại thì cổ áo cũng được cách điệu được. Người ta có thể may áo dài cổ tròn, cổ thuyền, hoặc ôm tròn viền quanh cổ người mặc. - Thân áo: + Thân được tính từ cổ xuống phần eo. + Cúc bấm được cài chéo từ cổ qua vai xuống đến phần eo. +Lưng áo được may thắt lại tạo nên 'eo ", làm hiện lên vẻ đẹp trẻ trung, yêu kiều của thiếu nữ. Từ eo, thân áo dài được xẻ làm hai tà, vị trí xẻ tà ở hai bên hông. Tà áo được chia làm hai phần tà áo tước và tà áo sau. +Tà áo thì phải dài hơn đầu gối. Phần tay áo là phần được may liền từ vai đến qua cổ tay. - Quần: +Quần đi kèm với áo dài được may chấm gót chân, ống quần rộng. + Quần đi kèm với áo dài thường được may là vải mềm. Màu sắc thông dụng nhất là màu trắng, đen. *Công dụng và ý nghĩa: - Chiếc áo dài không chỉ là quốc phục, còn là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam.. - Là trang phục công sở của nhiều các ngành nghề - Là cảm hứng sáng tác cho nhiều thi sĩ, nhạc sĩ.. * Cách bảo quản c. Kết bài: Khẳng định lại giá trị của chiếc áo dài Việt Nam 2. Văn mẫu Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có trang phục truyền thống biểu trưng cho quốc gia mình. Nếu Nhật Bản được nhớ đến với với áo Kimono, Hàn Quốc nổi tiếng với Hanbok thì Việt Nam lại tự hào với chiếc áo dài dịu dàng, thướt tha – một quốc phục, biểu tượng cho vẻ đẹp của phụ nữ Việt Nam. Chiếc áo dài ngày nay vốn được cách tân từ áo ngũ thân lập lĩnh (áo cổ đứng), y quan của Việt phục, ra đời lần đầu vào thời Chúa Nguyễn Phúc Khoát, 1744. Đến cuối thế kỉ XIX, áo dài được phổ biến rộng. Năm 1934, họa sĩ Lê Phổ đưa các yếu tố dân tộc từ áo tứ thân thành kiểu áo dài cổ kính, ôm sát thân, hai vạt trước được tự do tung bay. Chiếc áo dài này hài hòa giữa cũ và mới lại phù hợp với văn hóa Á đông nên rất được ưa chuộng. Áo dài được gọi tên như vậy là áo dài là theo cấu tạo của áo, thân áo gồm 2 mảnh bó sát eo của người phụ nữ rồi từ đáy lưng ong 2 thân thả bay xuống tận gót chân tạo nên những bước đi duyên dáng, uyển chuyển hơn cho người con gái.. Chất liệu của chiếc áo dài thường là lụa, gấm, nhung.. vừa mềm mại vừa nhẹ lại có nét thanh thoát cho người mặc. Áo dài được may với đủ màu sắc trắng, hồng, xanh lơ, tím.. lụa điểm hoa, điểm một số loài chim đủ màu sắc rực rỡ, lộng lẫy. Áo dài gồm 3 phần chính là cổ áo, thân áo và tay áo. Cổ dài truyền thống đưọc thiết kế cổ cao, ôm sát, tạo vẻ kín đáo cho người phụ nữ. Tuy nhiên, hiện nay với phong cách hiện đại thì cổ áo cũng được cách điệu được. Người ta có thể may áo dài cổ tròn, cổ thuyền, hoặc ôm tròn viền quanh cổ người mặc. Thân áo được tính từ cổ xuống phần eo. Thân áo dài được may vừa vặn, ôm sát thân của người mặc. Cúc bấm được cài chéo từ cổ qua vai xuống đến phần eo. Lưng áo được may thắt lại tạo nên 'eo", làm hiện lên vẻ đẹp trẻ trung, yêu kiều của thiếu nữ. Từ eo, thân áo dài được xẻ làm hai tà, vị trí xẻ tà ở hai bên hông. Tà áo được chia làm hai phần tà áo tước và tà áo sau. Tà áo thì phải dài hơn đầu gối. Phần tay áo là phần được may liền từ vai đến qua cổ tay. Có thể may chung với phần thân áo hoặc may bằng một loại vải riêng biệt. Ống tay dài ôm vừa sát tay người mặc. Quần áo dài được may chấm gót chân, ống quần rộng. Quần đi kèm với áo dài thường được may là vải mềm. Màu sắc thông dụng nhất là màu trắng, đen. Chiếc quần may theo kiểu quần ống rộng, có thể là vải đồng màu với chiếc áo dài hay khác màu, thường thì quần có màu trắng làm tôn lên sự mềm mại, thướt tha cho bộ trang phục và thêm duyên dáng, đằm thắm đáng yêu của tà áo dài Việt Nam. Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem