Văn mẫu: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bánh trôi nước của nữ sĩ Hồ Xuân Hương

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 22 Tháng bảy 2021.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,892
    Trong dòng văn học trung đại, có nhiều tác phẩm viết về người phụ nữ khiến người đọc không khỏi xót xa, buồn thương cho số phận ngang trái của họ. Một trong những bài thơ hay nhất viết về người phụ nữ là "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương, bài thơ viết về cuộc đời và số phận của những người phụ nữ phải chịu nhiều đắng cay của cuộc đời.

    [​IMG]

    Hồ Xuân Hương không trực tiếp nói về thân phận, tâm hồn của người phụ nữ mà chọn hình ảnh chiếc bánh trôi nước và ví nó như thân phận của người phụ nữ lúc bấy giờ. Vậy vì sao lại là chiếc bánh trôi nước mà không phải là một loại bánh nào khác? Bởi vì, trong chiếc bánh trôi nước ấy có những nét tương đồng mà người ta có thể liên tưởng nó với số phận, phẩm giá của người phụ nữ trong xã hội xưa.

    Bài thơ có hai tầng nghĩa, ở tầng nghĩa tả thực, chiếc bánh trôi nước có màu trắng, hình tròn, được làm từ bột nếp, người ta nhào nặn ra thành những chiếc bánh hình tròn. Để chiếc bánh không bị rắn, hay nát thì người làm bánh cần cẩn thận, khéo léo, tỉ mỉ. Nhân bánh là một viên đường nhỏ, có màu đỏ. Khi ta cho bánh vào nồi nước sôi, luộc chín, rồi vớt ra nhúng sơ vào nước lạnh rồi xếp vào đĩa. Bánh trôi là bánh ăn lạnh cho nên luôn dẻo thơm và ngọt. Đây loại bánh dân gian xưa cho là tinh khiết thường dùng vào việc cúng tế.

    [​IMG]

    Từ việc miêu tả chiếc bánh trôi, nhà thơ liên tưởng đến vẻ đẹp của người phụ nữ:

    Thân em vừa trắng lại vừa tròn

    Hồ Xuân Hương miêu tả đặc điểm bên ngoài của chiếc bánh &vừa trắng lại vừa tròn& để ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ, họ cũng có ngoại hình, có nhân dáng đầy đặn, duyên dáng và xinh đẹp. Họ cũng là những người tràn trề nhựa sống, tươi mới và yêu đời và khát khao hạnh phúc.

    Đáng lẽ ra những con người ấy xứng đáng có được niềm vui, có được hạnh phúc, nhưng số phận lại nghiệt ngã đẩy họ vào lận đận đoạn trường:

    Bảy nổi ba chìm với nước non

    Chiếc bánh trôi nước khi đem luộc cũng trải qua nổi chìm trong nồi bánh, đó cũng như chính cuộc đời ngang trái của người phụ nữ. Bao thăng trầm, biến cố, đọa đầy đều phải trải qua, họ cũng đang vùng vẫy giữa biển nước của những bất công, tàn nhẫn mà xã hội gây ra.

    Với xã hội trọng nam khinh nữ lúc bấy giờ, sinh ra làm phận nữ nhi là một thiệt thòi. Cuộc đời của họ chịu may, rủi trong bàn tay người khác:

    Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

    Người cẩn thận, chu đáo, tỉ mỉ và nâng niu thì chiếc bánh làm ra được phần như ý, tròn trịa, trắng ngần. Kẻ vô tâm, hời hợt, thì bánh làm ra xấu xí, méo mó. Chiếc bánh kia muốn đẹp hay không còn phải nhờ vào cái tâm của người làm ra nó.

    Người phụ nữ cũng vậy, họ chẳng thể tự quyết định đời mình. Nếu có phúc phần may mắn, lấy được người chồng biết sẻ chia, yêu thương thì cuộc đời họ mới có phần an ổn. Ngược lại, nếu gặp phải người chồng độc đoán, không biết yêu thương thì cuộc đời họ sẽ là những đắng cay, bất hạnh.

    Dòng thơ thứ ba của bài gọi cho ta liên tưởng đến những câu ca dao xưa viết về cuộc đời người con gái. Hạnh phúc thì ít ỏi mà cay đắng, xót xa thì nhiều:

    Thân em như trái bần trôi

    Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu

    Giá mà xã hội xưa kia bình đẳng, giá mà xã hội xưa kia biết yêu thương và thấu hiểu cho người phụ nữ thì tốt biết bao nhiêu. Người ta thường nói, khi sống trong một môi trường của sự xấu xa, ích kỉ, thối nát rất dễ dạy con người vào lạc lối, cùng đường. Nhưng những người con gái kiên cường trong xã hội cũ đã chứng minh điều ngược lại.

    Mà em vẫn giữ tấm lòng son

    Dẫu có thế nào, dẫu số phận có chông chênh ra sao họ vẫn luôn giữ một tâm hồn, một cốt cách cao đẹp, trong sạch "tấm lòng son". Người con gái xưa không chỉ đẹp về ngoại hình mà còn mang cả một tấm lòng yêu thương, thủy chung, son sắt và đầy bản lĩnh.

    Thông qua bài thơ Bánh trôi nước, nữ sĩ Xuân Hương với cái nhìn nhân văn, với quan điểm tiến bộ,

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    Mời các bạn đón đọc bài viết tập làm văn - văn mẫu - hay nhất: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Nam Quốc Sơn Hà - Sông núi nước Nam (Lí Thường Kiệt)

    Chúc các bạn học tốt.

    Pikachu❤​
     
    Ngudonghc, haibican, Annh Anh14 người khác thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 22 Tháng bảy 2021
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...