Một truyện ngắn hay vừa là chứng tích của một thời, vừa là hiện thân của một chân lí giản dị của mọi thời -NGUYỄN KIÊN- Nghệ thuật muôn đời để lại cho ta những câu hỏi, những triết lí nhân sinh sâu sắc. Có bức họa nào vẽ được cả 1 thời đại lịch sử? Có thước phim nào tái hiện được chiều sâu suy tư con người? Có lẽ chỉ duy nhất văn chương mới làm được những điều ấy. Đến với hệ thống "ngôn từ kì diệu" ta không chỉ thấy được bức tranh hiện thực của cả một thời đại đã đi qua mà còn khám phá ra những chân lí cuộc đời. Bàn về một thể loại văn học-truyện ngắn, nhà văn Nguyễn Kiên cho rằng: "Một truyện ngắn hay vừa là chứng tích của một thời, vừa là hiện thân của một chân lí giản dị của mọi thời". Nếu như thơ là các sáng tác văn học có ngôn từ chắt lọc hàm súc, tiểu thuyết là câu chuyện của những câu chuyện cuộc sống thì truyện ngắn thì dường như mang nét chung của 2 thể loại này. Truyện ngắn là hình thức tự sự cỡ nhỏ vt bằng văn xuôi, dựa trên hình tượng nhân vật mà khắc họa cuộc sống, thường có xu hướng ngắn gọn xúc tích và hàm nghĩa. Với Pauxtopki: "Truyện ngắn là một truyện viết rất ngắn gọn, trong đó cái không bình thường hiện ra như một cái gì đó bình thường, và cái bình thường hiện ra như một cái gì không bình thường". Song với nhà văn Nguyễn Kiên ông quan niệm tác phẩm nghệ thuật thực thụ, một truyện ngắn hay phải mang đủ 2 yếu tố: "Chứng tích của một thời" là khả năng phản ánh hiện thực của truyện ngắn. Tác phẩm của anh phải nêu được những vấn đề nổi bật của cả một thời đại xã hội. Hay nói như Tô Hoài thì đó phải là "cách cưa lấy một khúc của đời sống". Đồng thời nó cx là "hiện thân của 1 chân lí giản dị của mọi thời" tức là những ý nghĩa tư tưởng, cái bản chất cốt lõi của vấn đề nhân sinh được truyền tải thông qua tác phẩm. Đó là những thông điệp bình dị từ đời sống mà sâu sắc mang chất triết lí song hành cùng thời gian, đúng vs mọi thời đại. Nhà văn Nguyễn Kiên đã đưa ra một quan niệm vô cùng xác đáng về truyện ngắn dựa trên đặc trưng cơ bản của thể loại này. Từ đó khẳng định chức năng phản ánh hiện thực cuộc sống và sức chứa đựng chiều sâu suy tư, những chân lí cuộc đời của truyện ngắn. Ta nói đến chữ "hay" trong "một truyện ngắn hay". Không phải ai viết truyện cũng trở thành nhà văn, không phải truyện ngắn nào cũng được gọi là tác phẩm, cũng vượt qua được "quy luật băng hoại của thời gian". Văn chương nói chung và truyện ngắn nói riêng nếu không viết về hiện thực không từ hiện thực mà ra thì chỉ đơn giản là những con chữ vô hồn nằm lặng im trên trang giấy. Một tác phẩm nghệ thuật thực thụ, một truyện ngắn mà khi ta đọc phải có dấu ấn của lịch sử xã hội con người. "Cuộc đời là nơi xuất phát cũng là nơi đi tới của văn học" (Tố Hữu) cho nên đối tượng chính của truyện ngắn là đời sống. Tác phẩm của anh sẽ bị lớp bụi thời gian bao phủ và chết đi trong sự lãng quên của nhân loại nếu nó không viết về cuộc sống của nhân loại. Truyện dẫu có viết về đồ vật con vật vẫn mang bóng dáng của con người vẫn phản ánh xã hội loài người. Đó là cái cốt lõi của nghệ thuật nói chung và văn học cũng như thể loại truyện ngắn nói riêng. Cuộc sống đa dạng, muôn màu phong phú và phức tạp chính là mảnh đất màu mỡ cung cấp muôn vàn câu chuyện hay, khơi gợi đề tài, cảm hứng sáng tạo cho người cầm bút. Nếu như Thạch Lam khám phá ra hiện thực cuộc sống tẻ nhạt, tù túng, vô vị trong Hai đứa trẻ. Nam cao thấy được cái xã hội bóp nghẹt ước mơ của người nghệ sĩ trong "đời thừa"; nơi mà miếng ăn cái đói làm mất đi nhân cách con người trong "một bữa no". Thì Ngô Tất Tố lại cho rằng chính những thuế má đầy bất công nặng nề đã đẩy con người đến bước đường cùng không lối thoát (tiểu thuyết Tắt đèn). Thử hỏi nếu không có hoàn cảnh xã hội thục dân nửa phong kiến những năm 30-45 kia thì làm sao có những truyện ngắn đặc sắc như thế. Đủ để thấy rằng truyện ngắn chính là chứng tích của một thời, ghi lại chi tiết hiện thực xã hội bằng hình tượng nhân vật và nghệ thuật ngôn từ mà không phải một bài giảng khô khan nào về lịch sử cũng làm được. Bielenski từng cho rằng: "Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả, nếu nó không phải là tiếng thét khổ đau hay lời ca tụng hân hoan, nếu nó không đặt ra câu hỏi hoặc trả lời những câu hỏi đó". Văn học muôn đời ngoài vẻ đẹp hiện thực được vẽ nên từ cuộc sống nó còn như một bài giảng triết lí nhân sinh sâu sắc. Nhà văn không những là người thư kí trung thành của thời đại mà còn là người giảng đạo đem đến những chân lí của mọi thời. Truyện ngắn không dừng lại ở khả năng kể và phản ảnh hiện thực của nó. Mỗi tác phẩm truyện còn ẩn sâu trong đó là những suy tư trăn trở của nhà văn về cuộc sống mà khi giải đáp những thắc mắc ấy ta thấy được cả một chân lí của đời người. Chính vì văn học luôn viết về con người vì con người (nghệ thuật vị nhân sinh) nên cái cốt lõi của chân lí ấy luôn xoay quanh cs bình dị thân thuộc của con ng mà chính ta không nhận ra. Văn chương sinh ra dường như mang sứ mệnh ấy, cái sứ mệnh giúp con người khám phá những chân lí giản dị nhưng đúng với mọi thời. Ta thấy chân lí về cách nhìn nhận con người: "Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi.. toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương.." trong Lão hạc-nc. Hay quan niệm về cái đẹp không phải bao g cx thống nhất với cái thiện không phải bao giờ vẻ bề ngoài cũng thể hiện cái bản chất bên trong của con người (Chiếc thuyền ngoài xa- Lê Minh Châu). Những chân lí những lẽ sống ấy đâu chỉ đúng vào những năm 1943 hay những ngày đất nước mới giành được độc lập 1983. Cho đến tận ngày hôm nay đó vẫn là những triết lí sâu sắc và ý nghĩa đúng với mọi thời..