Văn học dân gian - Những câu hỏi ôn tập

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Anh Dao, 17 Tháng sáu 2021.

  1. Anh Dao

    Bài viết:
    30
    Câu 1: Trong những tác phẩm sau đây, tác phẩm nào là truyện cổ tích? Vì sao?

    - Thánh Gióng

    - Tấm Cám

    - Lợn cưới áo mới

    Đáp án:

    - Truyện cổ tích là những truyện truyền miệng dân gian kể lại những câu chuyện tưởng tượng xoay quanh một số nhân vật quen thuộc như nhân vật tài giỏi, nhân vật dũng sĩ, người mồ côi, người em út, người con riêng, người nghèo khổ, người có hình dạng xấu xí, người thông minh, người ngốc nghếch và cả những câu chuyện kể về các con vật nói năng và hoạt động như con người.

    - "Tấm Cám" là truyện cổ tích. Vì có sự tham gia của các yếu tố thần kì. Trong Tấm Cám yếu tố thần kì trước hết gắn liền với nhân vật Bụt. Mỗi lần gặp thử thách là Bụt lại xuất hiện đem đến cho Tấm rất nhiều điều kì diệu. Ở phần sau, nhân vật Bụt không xuất hiện nữa, yếu tố thần kì lúc này gắn liền với các hình thức hóa thân của Tấm. Hóa thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, cây thị, trở thành làm người. Ở phần này, yếu tố thần kì không thay Tấm trong cuộc chiến đấu với kẻ thù. Nó biểu trưng cho sự bất diệt của cái Thiện.

    Câu 2: Trong những đặc trưng dưới đây, đặc trưng nào nói đến vấn đề tác giả của văn học dân gian. Vì sao?

    - Tính nguyên hợp

    - Tính tập thể

    - Tính truyền miệng

    Đáp án:

    - Trong những đặc trưng trên, tính tập thể nói đến vấn đề tác giả của văn học dân gian.

    - Vì trong văn học dân gian thì tính tập thể là sản phẩm sáng tạo của nhiều người, trong đó phải kể đến vai trò của những cá nhân tài năng.

    VD: "Chiều chiều ra đứng ngõ sau

    Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều".

    - Văn học dân gian được hình thành theo cơ chế tập thể, là cơ chế đồng sáng tạo, đồng thực hiện. Chính vì vậy mà ai cũng có thể là người nghĩ ra tác phẩm, người trình diễn và cũng có thể là người tiếp thu.

    - Quá trình sáng tạo làm cho dấu ấn cá nhân trở lên mờ nhạt:

    + Người sáng tác không đòi hỏi quyền tác giả

    + Tác phẩm không thể hiện cá tính của tác giả khác với văn học viết

    - Quá trình sáng tác tập thể thực chất là quá trình sáng tạo và sáng tạo lại tác phẩm bởi nhiều người, thuộc nhiều thế hệ, qua những không gian, thời gian khác nhau.

    Tác phẩm sẽ có những biến đổi nhất định theo 2 chiều hướng:

    · Tích cực (hay hơn)

    · Tiêu cực (dở đi)

    Câu 3: Trong các thể loại văn học dân gian dưới đây, thể loại nào là sáng tạo "nghệ thuật vô ý thức"? Tại sao?

    - Thần thoại

    - Truyền thuyết

    - Truyện cổ tích

    Đáp án:

    - Trong các thể loại văn học dân gian trên, thần thoại là sáng tạo "nghệ thuật vô ý thức".

    - Vì:

    C1: Thần thoại là "những hoang đường, tưởng tượng về các vị thần hoặc con người, những loài vật mang tính chất thần kì, siêu nhiên do con người nguyên thủy sáng tạo ra để phản ánh và lí giải các hiện tượng trong thế giới tự nhiên và xã hội theo quan niệm vạn vật có linh hồn".

    Thần thoại nảy sinh từ cuộc sống của người nguyên thủy. Trong đời sống tập thể khăng khít của người nguyên thủy, các nhu cầu trong cuộc sống được giải quyết bằng sức mạnh cộng đồng. Dần dần thành tích và công lao của những nhân vật kiệt xuất không những được kể lại hoặc diễn lại đúng với sự thực mà còn được tô điểm theo óc tưởng tượng chất phác và phong phú của mọi người. Đó là những nhân vật anh hùng sáng lập ra không gian sống, anh hùng khắc phục tự nhiên, anh hùng bảo vệ cộng đồng trước các bộ lạc khác, anh hùng dạy cho nhân dân sinh sống. Một hay nhiều nhân vật như vậy được khái quát thành các vị thần.

    Thần thoại ra đời trong cuộc sống nguyên thủy, thời kì thơ ấu, nhất nguyên của nhân loại nên thể loại này bản thân là một nguyên hợp. Thần thoại bao gồm tư duy, kinh nghiệm, cách quan sát, điều quan sát được, lòng ngưỡng vọng sùng bái, niềm tin.. của người nguyên thủy. Nền văn học dân gian là bách khoa toàn thư của nhân loại thì thần thoại là phiên bản cổ xưa nhất.

    Chủ đề của thần thoại đa dạng, phong phú, bao quát, mở rộng hơn các thể loại khác.

    C2:

    - Thần thoại được sáng tác trước hết nhằm mục đích nhận thức chứ không phải mục đích thẩm mĩ.

    - Giá trị nghệ thuật thần thoại đều do ngầu nhiên mà có. Điều này thể hiện chức năng tự nhiên của thần thoại.

    Câu 4: Nhân vật "con người nhỏ bé" là kiểu nhân vật đặc trưng của tiểu loại cổ tích nào? Anh/chị hãy chỉ ra đặc điểm nổi bật nhất của kiểu nhân vật này.

    Đáp án:

    - Nhân vật "con người nhỏ bé" là kiểu nhân vật đặc trưng cho truyện cổ tích thần kì.

    - Họ chính là:

    + Người em út (Cây khế, hà rầm hà rạc) được đặt trong sự đối sánh với người anh trai trưởng.

    + Người con riêng (Tấm Cám).

    + Người mồ côi (Cây tre trăm đốt, Sự tích con khỉ).

    + Người đội lốt xấu xí (Sọ dừa, Chàng rùa).

    Ø Họ là nhân vật chính – nhân vật chính diện được tác giả dân gian lý tưởng hóa trở thành đại diện cho cái đẹp, cái thiện theo quan niệm của nhân dân.

    - Nhân vật thường phải trải qua nhiều thử thách, nhận được sự giúp đỡ của lực lượng thần kì, vượt qua thử thách và đi đến kết thúc thắng lợi.

    Câu 5: Nhân vật "con người khổng lồ" là kiểu nhân vật đặc trưng của những thể loại văn học dân gian nào? Anh/chị hãy chỉ ra đặc điểm nổi bật nhất của kiểu nhân vật này.

    Đáp án:

    - Nhân vật "người khổng lồ" là kiểu nhân vật đặc trưng của những thể loại văn học: Truyền thuyết, sử thi, thần thoại.

    - Kiểu nhân vật này có ngoại hình khổng lồ, kỳ vĩ, linh thiêng, lớn lao về hành trạng.
     
    Thùy MinhAdmin thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...