1. Phân tích a) cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời - Bức tranh mùa xuân xứ Huế hài hòa, sống động, tràn đầy sức sống, bức tranh được mở ra từ hình ảnh dòng sông xanh hiền hòa, từ bông hoa tím biếc. Nhà thơ sử dụng nghệ thuật đảo ngữ, đưa từ"mọc" lên đầu câu tạo nên một nét chấm phá, khẳng định sức sống của mùa xuân. - Bức tranh mùa xuân không chỉ có họa mà còn có nhạc, đó là tiếng chim chiền chiện ta cất lên ngàn câu hát. Tiếng chim chiền chiện làm cho cảm xúc nhà thơ dâng trào, làm sống dậy sự yêu đời lạc quan trong khi đang đối mặt với bệnh tật. * * *> Màu xanh của nước, màu tím của hoa, tiếng chim rộn rã đã tạo nên bức tranh xuân xứ Huế nhẹ nhàng mơ mộng, sống động. Thanh Hải đã nặng ngắm, lặng nghe bằng cả trái tim, bằng trí tưởng tượng liên tưởng độc đáo. "Từng giọt long lanh rơi tôi đưa tay tôi hứng" giọt long lanh ở đây chính là giọt âm thanh của tiếng chim Thanh Hải đã sdụng phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác độc đáo, tài tình, từ thính giác chuyển sang thị giác--> xúc giác. Đại từ "tôi" lặp lại 2 lần kết hợp động từ "hứng" nhấn mạnh cảm xúc của nhà thơ, nhấn mạnh tư thế chủ động hứng từng giọt âm thanh, từng giọt xuân đang nảy nở trong tâm hồn. b). Cảm xúc về mùa xuân đất nước - Mùa xuân gắn liền với hình ảnh người cầm súng và người ra đồng - lực lượng chính trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Hình ảnh "lộc" mang hai tầng ý nghĩa: Nghĩa thực và nghĩa ẩn dụ. Lộc vừa là chồi non của cành lá, mầm xanh của mạ, vừa là sức sống của tuổi trẻ của lý tưởng, của khát vọng cống hiến, là niềm tin, hi vọng. Sức sống của mùa xuân được cảm nhận trong nhịp điệu hối hả và âm thanh xôn xao, nghệ thuật lặp cấu trúc, hình ảnh so sánh kết hợp từ láy và nhịp thơ nhanh nhấn mạnh không khí thi đua sôi nổi của con người thời đại mới trong công cuộc xây dựng đất nước - Thanh Hải tự hào về lịch sử 4.000 năm của dân tộc. Nghệ thuật nhân hóa đã làm nổi bật sự trường tồn đất nước, để có được ngày hôm nay, dân tộc ta đã phải trải qua bao khó khăn, thử thách, đánh đổi bao nhiêu mồ hôi xương máu. Hình ảnh so sánh "đất nước như vì sao" vừa khẳng định sức sống bền bỉ của đất nước, vừa thể hiện niềm tin yêu tự hào của tác giả về đất nước mình dân tộc mình. c) Tâm niệm của nhà thơ. - Nhà thơ sử dụng nhiều hình ảnh của thiên nhiên để bày tỏ ước nguyện khiêm nhường, chân thành của mình. Nhà thơ khao khát được làm con chim, là một cành hoa, là một nốt nhạc để cống hiến cho cuộc đời. Đại từ "ta" kết hợp điệp cấu trúc "ta là" khẳng định ước nguyện dù khiêm tốn lặng lẽ nhưng chân thành, mãnh liệt. - Với Thanh Hải, mỗi người trong cuộc đời này đều là một mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân to lớn của đất nước. Hình ảnh "một mùa xuân nho nhỏ" là một hình ảnh ẩn dụ đầy sáng tạo, thể hiện khát vọng hiến dâng cho đời, cho đất nước, cho nhân dân không màng tuổi tác, dù là tuổi hai mươi hai là khi tóc bạc của tác giả. Điệp từ "dù là" và nghệ thuật tương phản khẳng định ý chí vững vàng của tác giả, dù đối mặt với bệnh tật, với tuổi già, ông vẫn luôn có một tâm niệm đau đáu hướng về cuộc đời chung. * * *> Tâm niệm của nhà thơ Thanh Hải đã cho bạn đọc nhiều thông điệp sâu sắc về sự cống hiến, sự cống hiến không nằm ở tuổi tác mà nằm ở sự chân thành của con người và con người phải biết mang đến nét riêng cho cuộc đời chung. d) Lời ngợi ca qh, đất nước. - Bài thơ kết thúc trong âm điệu tha thiết của những câu nam ai, nam bình. Khổ thơ đã khẳng định tình cảm son Sắt, thủy chung, tình cảm tri ân của người con xứ Huế đối với nơi chôn rau cắt rốn của mình. Tình cảm đó cũng là bản tình ca yêu đời, yêu cuộc sống được cất lên từ khúc hát quê hương đằng sau đó là tình yêu quý dành cho đất nước, dân tộc. 2. Tổng kết. - Nghệ thuật: Thể thơ 5 chữ nhẹ nhàng tha thiết gần gũi đậm chất dân ca, hình ảnh thơ tự nhiên kết hợp hình ảnh thơ biểu tượng, ngôn ngữ giản dị trong sáng, sử dụng nhiều hình ảnh ẩn dụ, điệp từ, so sánh, cấu tứ chặt chẽ, giọng điệu sâu sắc. - Nội dung: Bài thơ là tiếng lòng thiết tha, yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời t, hể hiện ước nguyện cống hiến cho cuộc đời chân thành, mãnh liệt của nhà thơ.
Thể thơ năm chữ phù hợp với tâm trạng reo vui, dòng cảm xúc dạt dào của nhà thơ. Những hình ảnh thực, giản dị, tự nhiên kết hợp với những hình ảnh khái quát, giàu ý nghĩa tạo nên chiều sâu cho cảm xúc. Qua bài thơ ta có thể nhận thấy tâm niệm của Thanh Hải: Vấn đề lẽ sống, ý nghĩa của đời sống con người (mỗi người là một mùa xuân nhỏ góp phần tô điểm làm nên một mùa xuân chung rộng lớn) Bài học cho bản thân: "Đời người chỉ có một lần, phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vi những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình.." (trích "Thép đã tôi thế đấy" - N. Ô- xtơ-rôp-xki)