1. Tìm hiểu chung. a) tác giả: Hữu Thỉnh Sinh năm 1942, quê Vĩnh Phúc. - Là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ, thường viết về con người ở nông thôn viết về mùa thu. - Thơ nông dân dã, mộc mạc, giàu rung cảm. b) văn bản . - Sáng tác năm 1977 in trong "Từ chiến hào đến thành phố" - Bố cục :3 phần. +) khổ 1: Tín hiệu giao mùa Khổ 2: Bức tranh thiên nhiên lúc giao mùa Khổ 3: Những suy tư chiêm nghiệm của nhà thơ 2. Phân tích. a) Những tín hiệu giao mùa . - Mùa thu đến bất ngờ, đột ngột, không hẹn trước, nhà thơ nhận ra mùa thu tới qua hương ổi phả vào trong gió se - một mùi hương đặc trưng quen thuộc của đồng quê, tín hiệu giao mùa dân dã mà thi vị. - Khác với dân ca cổ điển, mùa thu của Hữu Thỉnh bắt đầu từ hương ổi chứ không phải màu vàng của hoa cúc, không phải là hình ảnh của lá vàng mơ phai, của những rặng ngô đồng. Đây là một nét mới trong thơ ca viết về mùa thu. Hương ổi chín gắn liền với bao kỉ niệm tuổi thơ cùng với gió se là sứ giả của mùa thu. Mùa thu đến nhẹ nhàng, không ai hay biết, từ đó thấy được phát hiện của Hữu Thỉnh là một phát hiện tinh tế. - Hình ảnh Sương chùng chình qua ngõ lại càng làm cho câu thơ trên thêm huyền ảo. Sương chùng chình là làn sương mỏng, mềm mại, gợi sự thơ mộng huyền ảo, bình yên ở làng quê. Sương được nhân hóa qua từ láy "chùng chình", sương như đang lưu luyến, đang đợi một điều gì đó. Câu thơ tạo cảm giác mơ hồ, sự chuyển biến của mùa thu được cảm nhận bằng nhiều giác quan và sự rung động tinh tế. - Tình thái từ"hình như" thể hiện sự phỏng đoán, nửa tin nửa ngờ, không dám chắc chắn mùa thu đã về của tác giả. ---> Những tín hiệu giao mùa đó đã giúp ta cảm nhận được tâm hồn nhạy cảm, tình yêu thiên nhiên, cuộc sống của tác giả. b) Bức tranh thiên nhiên lúc giao mùa. - Thiên nhiên được miêu tả ở một không gian rộng hơn. Từ những gì vô hình, từ ngõ hẹp chuyển sang những nét hữu hình cụ thể với một không gian dài rộng, xa hơn. Mỗi cảnh vật đều có một cảm giác, trạng thái riêng trong phút giao mùa. - Dòng sông được nhân hóa giống như một sinh thể đang lặng lẽ cảm nhận những biến chuyển của không gian. Từ láy"dềnh dàng" gợi hình ảnh dòng sông trôi chậm chậm, thanh thản, lạ lùng, không vội vã như dòng nước chảy trong những cơn lũ mùa hạ. Tương phản với dòng sông là cánh chim vội vã bay đi khi hơi thu lành lại, từ "dềnh dành" đối rất đẹp với từ"vội vã" . Từ "bắt đầu" ở đây cũng thật độc đáo, phải tinh tế lắm mới có thể nhận ra được sự bắt đầu này trong cánh chim. --> Bức tranh mùa thu đang về vừa dịu êm, nhẹ nhàng vừa hối hả, xôn xao. Ý thơ gợi liên tưởng đến sự chuyển mình của đất nước của nhân dân. Cả nước ta vừa trải qua cuộc chiến tranh tàn khốc, giành thắng lợi và con người đang bắt đầu hối hả với nhịp sống mới, hối hả trong công cuộc xây dựng đất nước. - Phút giao mùa thể hiện thành công nhất qua hình ảnh "đám mây mùa hạ vắt nửa mình sang thu" . Đám mây một nửa vẫn ở mùa hạ một nửa đã sang thu, cách sử dụng biện pháp nhân hóa và động từ"vắt" thật độc đáo, hình ảnh đám mây là thật, ranh giới giữa mùa hạ là hư. Đây chỉ là trí tưởng tượng phong phú của tác giả. Đám mây là cầu nối giữa hai bờ thời gian bằng vẻ đẹp yểu điệu, mong manh, kiều diễm của mình. c). Những chiêm nghiệm của nhà thơ. - Cảnh vật trong phút giao mùa đều mang một vẻ đẹp riêng. Những cơn mưa không còn ào ạt, nắng bớt chói chang, mưa cũng vơi dần. Đây là dấu hiệu của sự chuyển mùa. Nhà thơ sử dụng nghệ thuật đảo cấu trúc và hình ảnh đối: Nắng- mưa, bao nhiêu-vơi dần nhằm nhấn mạnh sự chuyển mùa - hai câu cuối mang 2 tầng ý nghĩa: +) Nghĩa thực: Những tiếng sấm bât́ ngờ đã bớt đi lúc thu sang hay có thể hiểu những hàng cây qua bao mùa thay lá không còn bị giật mình với những tiếng sấm. +) Nghĩa biểu tượng: Sấm là vang động bất thường của ngoại cảnh, hàng cây đứng tuổi là những người trưởng thành, họ đã chín chắn hơn vì thế, họ vẫn bình tĩnh khi đứng trước khó khăn, thử thách, giông bão trong cuộc sống. ---> Sang thu không chỉ là sự chuyển giao của đất trời mà còn là sự chuyển giao của tâm hồn người. 3. Tổng kết a) nghệ thuật: Thể thơ 5 chữ cô đọng hàm súc, - Khắc họa hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm - Sáng tạo trong sử dụng ngôn ngữ, sử dụng điêu luyện các biện pháp tu từ nghệ thuật. - Hình ảnh thơ quen thuộc, gần gũi, bình dị b) nội dung: Thể hiện những cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp thiên nhiên, trong khoảnh khắc giao mùa, thể hiện tình yêu quê hương đất nước của nhà thơ Hữu Thỉnh.