Hỏi đáp Văn hóa nhậu của người Việt có phải là nét đẹp không?

Thảo luận trong 'Tổng Hợp' bắt đầu bởi Mạnh Thăng, 26 Tháng mười một 2022.

  1. Mạnh Thăng

    Bài viết:
    8,713
    Chào mừng bạn đã quay trở lại với gameshow Game Show - Ai Là Nhà Tâm Lý Tài Ba?

    Để tiếp tục chương trình, mình xin gửi đến các bạn một câu hỏi mà có thể nói là gây khá nhiều tranh cãi.

    Bạn cũng biết rồi đấy, ở Việt Nam chúng ta có tồn tại một loại văn hóa, và đó là văn hóa nhậu. Rõ ràng khi nhắc đến văn hóa này thì không ai là không biết, bởi những giá trị mà nó mang lại hẳn chúng ta đều có thể hiểu rõ. Tuy nhiên, đã đụng tới rượu bia thì đương nhiên là tổn hại tới sức khỏe rồi, phải không nào! Chưa kể còn ảnh hưởng rất nhiều tới suy nghĩ của người khác về mình nữa chứ.

    Vậy thì, bạn thử nghĩ xem, liệu văn hóa nhậu của người Việt có thật sự là một nét đẹp không? Có đáng để chúng ta tự hào không?

    Hãy cho mình biết câu trả lời của bạn ở bên dưới và đừng quên like, đánh giá 5 sao cho câu hỏi cũng như gameshow nhé
     
  2. "Tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiêủ" bạn bè lau ngày gặp nhau mà không nhậu thì đâu gọi bạn bè. Lâu lâu nhậu một bửa, uống vài ly thì cũng là một chuyện rất vui, gắn kết tình bạn lại với nhau.

    Tuy nhiên, nếu ngày nào cũng nhậu rồi nhậu không biết tiết chế. Say xỉn lái xe chạy lung tung hay về nhà quậy tưng bừng khói lửa, đánh đập vợ con, chửi cha mắng mẹ thì thành ra nó chính là tệ nạn tiêu cực chứ không phải văn hóa.

    Văn hóa phải là cái đẹp, cái tốt. "Văn hóa nhậu" phải hiểu nó là rượu tình rượu nghĩa. Dành cho những người bạn chân chính, ngồi lại uống vài ly cho thơm tình đậm nghĩa thôi. Chứ không phải là nhậu nghiền không có chạy đi kiếm :))
     
  3. Nhậu là hủ tục chứ không phải văn hóa của người Việt. Hở cái là nhậu: mừng nhậu, buồn nhậu, lên chức nhậu, mất việc nhậu... Đới với người nước ngoài, người Việt tụ tập nhậu là thói xấu.

    Ở Nha Trang tôi cũng đã từng nghe người Việt mình nói xấu người Nga là suốt ngày nốc Vodka bí tỉ. Nói đúng nhưng sau lại không nhìn lại dân tộc mình? Mỗi năm tai nạn giao thông ở Việt Nam cướp đi sinh mạng hàng chục ngàn người, trong đó nguyên nhân chính là người sử dụng giao thông có độ cồn. Chưa kể có mấy ông chồng mỗi khi say xỉn là về nhà chửi bới, đánh đập vợ con làm ảnh hưởng đến gia đình và hàng xóm.

    Xin các bạn phân biệt cho rõ uống rượu khác với "nhậu". Uống rượu là uống chỉ vài ly. Còn "nhậu" là tổ chức tập thể, có mồi có rượu, có sự hò hét, chửi thề, nói xấu người vắng mặt, khích bác bạn nhậu...

     
  4. hoangcf

    Bài viết:
    15
    Nét đẹp văn hóa gì chứ. Rất nhiều thứ tiêu cực xảy ra cũng đều bắt nguồn từ nhậu cho nên việc nhậu mang nhiều hình ảnh xấu hơn là hình ảnh đẹp
     
  5. Tiểu nô nô

    Bài viết:
    213
    Mình không biết nhậu có nên được coi là một nét đẹp văn hóa hay không vì theo mình thấy, nhậu không xấu, cái xấu là sự quá đà và mất kiểm soát trong và sau khi nhậu.

    Nói cho dễ hiểu, bàn nhậu là nơi mọi người tụ tập, ăn uống cùng nhau, chúc tụng nhau, đôi khi là cà kê dăm ba câu chuyện mà bình thường trong môi trường khác sẽ không thể nói. Bạn bè lâu ngày gặp lại, mời nhau bữa cơm, cụng với nhau ly rượu, hàn huyên ôn lại kỉ niệm. Các giáo viên đi công tác, hôm cuối cùng thường sẽ được sinh viên hoặc nhân viên phụ trách công tác mời liên hoan cảm ơn, cũng có bia rươu hoặc đặc sản rượu của vùng miền (ví dụ rượu cần Tây Nguyên, rượu bàu đá Bình Định) Đối với mình, chuyện này hết sức bình thường, và đôi khi nó tạo cho mình những cơ hội mà bình thường mình không có, nhưng khi ở trên bàn nhậu, khi đã cởi mở hơn, họ thường chia sẻ cùng mình.

    Ở miền Tây, các chú, các bác (thậm chí là các chị, các mẹ) vẫn vui vẻ yêu đời bên vài xị rượu và con mắm con khô, vừa nhắm vừa hát ê a vài điệu dân ca miệt vườn. Thực sự, nó là một cái nét đẹp chân phương của miền sông nước. Mình đã từng có cơ hội được tham gia một buổi nhậu của cô chú ở miệt vườn, họ vừa nhậu vừa nói chuyện mùa màng, say rồi thì hát karaoke (dù giọng ca đã khàn và đôi khi còn sai nhạc, nhưng mình cảm thấy họ hạnh phúc và an yên trong cái không khí đó). Cho nên, đối với mình, nhậu, bản chất của nó là niềm vui, và không có gì đáng phê phán cả.

    Cái làm nên sự kì thị của xã hội đối với việc nhậu nhẹt, là sự mất kiểm soát, nhậu vô tội vạ, nhậu không cần lý do và coi thường sức khỏe, tính mạng (bản thân và người khác), cũng như cái 'văn hóa' ép uống trên bàn nhậu. Rượu bia, về cơ bản là những loại chất kích thích, nó làm cho con người cảm thấy hưng phấn, khó điều khiển hành vi, nhận thức, dẫn đến việc xử sự không như bình thường. Con người là động vật quần cư, kể cả trong cuộc sống hằng ngày, họ vẫn có những mâu thuẫn và cãi vã, và khi trên bàn nhậu, chỉ cần một xích mích nhỏ, họ cũng sẵn sàng khô máu với nhau, cho nên không khó bắt gặp những vụ ẩu đả sau khi say rượu. Mặt khác, rượu bia là chất gây nghiện, và khi con người ta nghiện, chẳng cứ gì là trên bàn nhậu, mà ở bất kì đâu họ cũng sẽ say xỉn được, lúc đấy, con người là nô lệ của ly rượu. Thế nên, cái làm cho xã hội sợ hãi khi nhắc đến nhậu là việc người ta quá phấn khích, nhậu không điểm dừng. Mình không bao giờ tự hào khi nhắc đến việc nhậu nhẹt ở Việt Nam, và thực tế, bạn bè mình nhận xét rằng 'người Việt Nam tụi mày rượu vào là vừa ồn ào mất trật tự, vừa nóng nảy thích gây chuyện'. Mình cũng cảm thấy nhậu nhẹt quá đà là nguy hiểm cho xã hội.

    Nhưng mình không phản đối việc nhậu. Và với mình, nhậu ở mức độ vừa phải, biết điểm dừng thì hoàn toàn bình thường. Mình không coi nhậu là nét đẹp văn hóa, đúng hơn, mình nghĩ nó là nét văn hóa bình thường của người Việt. Mình còn nhớ, có lần trên bàn nhậu, một anh bạn người An Giang đã nói với mình, 'hey, nhậu xả láng nhưng ráng giữ mình à nghen'. Và với những người như vậy, mình cảm thấy rất vui, rất thoải mái khi ngồi cùng bàn. Nói tóm lại, nhậu cũng giống như một con dao, có con dao dùng để nấu ăn, cắt gọt, có con dao dùng để giết người, chủ yếu là người cầm con dao thôi.
     
  6. Sắc Hương Hoa

    Bài viết:
    92
    Đương nhiên là tệ, dở rồi. Cần bài trừ sớm. *vno 13*
     
  7. minhphats Tiêu Dao, Tự Tại

    Bài viết:
    14
    Rượu không bao giờ sai và nó là một trong những hủ tục đẹp cần được lưu giữ trong văn hóa người Việt. Từ ngàn xưa ông cha chúng ta đã coi việc uống rượu là một phần của văn hóa dân tộc.

    Bất kì một kì lễ hội lớn nào cũng phải có rượu, ở những cuộc hội hộp gặp mặt có ly rượu khiến tình cảm thêm khăn khít, nói chuyện cũng dễ dàng thông thuận. Trên bàn làm ăn, biết một chút kĩ xão uống rượu bàn bạc hợp đồng đều vô cùng dễ dàng.

    Không phải ngẫu nhiên mà nhân gian có câu, "Nam vô tửu, như kì vô phong" nhưng chúng ta cũng phải nhìn lại một điều rằng, ngày nay văn hóa uống rượu đang quá lệnh lạc, cũng giống như ngày xưa có Tửu Lâu (khác với Thanh Lâu), là nơi những người nữ nhi bán nghệ không bán thân. Người đến tửu lâu có thể uống rượu ngâm thơ, không ít các nho sĩ, văn sĩ đều xuất khẩu thành thơ tại nơi này.

    Nhưng nhiều năm văn hóa mai một, dần dần người ta cũng gộp cả Thanh Lâu và Tửu Lâu lại đều giống như nhau, chốn lầu xanh. Cũng giống như ngày nay văn hóa nhậu dần bị sai lệch khiến cho người ta có cái nhìn rất xấu về bia rượu. Đây là điều phải khắc phục.

    Giống như một con dao phẩu thuật, có thể giết người, cũng có thể cứu người, lỗi không nằm ở dao, lỗi ở người cầm dao và sử dụng dao. Chúng ta không thể đánh đồng để rồi làm mai một đi văn hóa từ ngàn xưa của ông cha ta.
     
  8. Những cái chết bất ngờ và lãng xẹt từ rượu (sưu tầm trên báo mạng)

    1. Đêm 23/3/2014 tại quán cháo ở quận Hoàn Kiếm, thấy bàn của Nguyễn Anh Tú Tú bên cạnh nói chuyện ồn ào, nhóm của Lê Mạnh Duy yêu cầu được chủ quán chuyển chỗ xuống ngồi ở tầng một.

    Cho rằng bị coi thường, do đang có hơi men trong người, Nguyễn Anh Tú cùng Nguyễn Vũ Hội, Trần Hồng Tú đã xuống bàn ăn của nhóm Duy gây sự. Tú dùng một vỏ chai rượu đập vào một người rồi cầm điếu cày, vỏ chai rượu tấn công Duy và một số người khác. Anh Duy không kịp chạy bị đánh bất tỉnh tại chỗ, tử vong sau đó.

    2. Sáng 13/10 ông Phạm Văn K'Lot mời vợ chồng bà Min và một số người trong thôn đến uống rượu mừng nhà sàn mới (miền núi Quảng Ngãi). Nhậu đến trưa, một số người say nằm ngủ, ông Phạm Văn Nó (chồng bị cáo Min) về nhà.

    Trong lúc này bị cáo nồng nặc hơi men đi quanh thôn, sau đó trở lại đây tiếp tục ngồi uống rượu một mình. Đến chiều cùng ngày, ông Nó mang rìu sang nhà hàng xóm khuyên bảo vợ ngưng uống rượu để cùng lên núi đốn cây về làm nhà sàn nhưng không được đồng ý.

    Bực mình, ông về nhà mang sổ nợ mới vay ngân hàng 25 triệu đồng sang ném trước mặt vợ, nói "bà lo làm mà trả nợ ".

    Bị chồng làm mất cuộc vui, bị cáo Min tức giận lấy dao tự chế rượt đuổi, đâm một nhát chí mạng vào ngực người bạn đời.

    3. Trưa ngày 9.12, ông Nguyễn Văn Hải (SN 1966, ở thôn Bình Sơn, xã Văn Phú, TP Yên Bái) tổ chức uống rượu tại nhà riêng của gia đình.

    Tại đây, ông Hải có mời ông Phan Văn Diện (SN 1950) là người cùng thôn đến nhà uống rượu.

    Trong lúc uống rượu, giữa ông Hải và ông Diện xảy ra mâu thuẫn, ông Hải chạy xuống bếp lấy 1 con dao nhọn dạng chọc tiết lợn và đâm 2 nhát vào ổ bụng ông Diện.

    Ngay sau khi xảy ra vụ việc, ông Diện được người dân đưa đi viện cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái. Tuy nhiên, do vết thương nặng, đến 13h cùng ngày, nạn nhân đã tử vong.

    4. Khoảng 19 giờ ngày 28-1-2018, Thuộc, T. (ngụ xã An Hòa, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) cùng một số người bạn tổ chức uống rượu chung tại cửa hàng. Sau đó, Thuộc điều khiển xe máy chở T. đến một quán nhậu để uống rượu tiếp.

    Uống được khoảng 1 lít rượu, T. và Thuộc định đi về nhưng khi đi ra tới trước sân quán nhậu thì gặp 3 người bạn làm bốc vác đang ngồi uống rượu nên cả 2 ngồi xuống nhậu chung. Uống được khoảng 0,5 lít rượu thì 3 người bạn nhậu chung tính tiền rồi ra về.

    Lúc này, trong quán chỉ còn T. và Thuộc. Thuộc dẫn xe ra đối diện trước cửa quán, còn T. đã quá say nên đứng cặp lề đường mà không chịu về. Thuộc kéo T. đi về nhưng T. không chịu về và nói "Mày về trước đi, kêu hoài". Thuộc tiếp tục kéo T. đi và nói "Về anh T. ơi, về ngủ, tối rồi ở đây làm gì".

    Ngay lúc này, T. đánh trúng vào tai trái của Thuộc một cái. Do bị T. đánh đau, Thuộc tức giận nên đánh trúng vào vùng mặt làm T. bị choáng, đứng không vững. Chưa dừng lại, Thuộc lấy khúc cây bạch đàn đánh T. té xuống đường bất tỉnh dẫn đến tử vong.

    5. Khoảng 18 giờ ngày 26/3/2021, trong lúc ngồi ăn uống một mình tại nhà ở khu phố 3, phường Hiệp Thành, Quận 12, Lê Hoàng Khánh Hưng nghe tiếng chó sủa ở ngoài nên đi ra xem thì gặp ông Phạm Văn Linh là hàng xóm đang một mình đi bộ ngoài hẻm. Hưng rủ ông Linh vào nhà mình chơi, uống rượu, ông Linh đồng ý. Cả hai người cùng ngồi ăn uống rượu và hát karaoke.

    Đến khoảng 19 giờ cùng ngày, Hưng rót ly rượu mời nhưng ông Linh không uống nữa nên Hưng đặt ly rượu xuống trước mặt ông Linh. Một lúc sau, thấy ông Linh vẫn không uống, Hưng liền nói "không uống nữa thì ăn miếng mồi rồi đi về". Ông Linh không trả lời mà dùng tay hất đổ ly rượu ra sàn nhà. Hưng tức giận nên nắm tay ông Linh kéo ra hẻm trước cửa nhà của Hưng.

    Khi ông Linh đang nằm ngửa dưới đất, Hưng đã dùng chân phải đạp vào ngực, bụng ông Linh. Ông Linh ngồi dậy, lầm bầm gì đó trong miệng Hưng nghe không rõ. Tức giận, Hưng liền đi vào nhà, lấy một cây gỗ làm hung khí quay ra tấn công tới tấp ông Linh cho đến khi gậy gỗ bị gãy dẫn đến việc ông Linh tử vong.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...