Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ vào XD đội ngũ sinh viên nữ HV BC&TT hiện nay

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Góc bình yên, 24 Tháng bảy 2022.

  1. Góc bình yên

    Bài viết:
    846
    VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIẢI PHÓNG PHỤ NỮ VÀO

    XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ SINH VIÊN NỮ HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN HIỆN NAY


    * * *


    [​IMG]

    MỤC LỤC

    Bấm để xem
    Đóng lại
    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài

    2. Tình hình nghiên cứu

    3. Mục đích, nhiệm vụ

    4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

    5. Phương pháp nghiên cứu

    6. Đóng góp của đề tài

    7. Bố cục đề tài


    NỘI DUNG

    Chương 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ


    1.1 Vị trí, vai trò của phụ nữ trong tư tưởng Hồ Chí Minh

    1.1. 1 Khái niệm phụ nữ

    1.1. 2 Giải phóng phụ nữ vừa là mục tiêu giải phóng, vừa là động lực của cách mạng


    1.2 Giải phóng phụ nữ là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân ta

    1.2. 1 Phương hướng giải phóng phụ nữ một cách hoàn toàn

    1.2. 2 Trách nhiệm của Đảng và nhân dân ta đối với công cuộc giải phóng phụ nữ


    Chương 2: Vận dụng tư tưởng Hồ CHí Minh về giải phóng phụ nữ vào xây dựng đội ngũ sinh viên nữ ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay

    2.1 Tổng quan về đội ngũ sinh viên nữ Học viện Báo chí và Tuyên truyền

    2.1. 1 Khái niệm sinh viên nữ

    2.1. 2 Đặc điểm đội ngũ sinh viên nữ Việt Nam

    2.1. 3 Đặc điểm đội ngũ sinh viên nữ Học viện Báo chí - Tuyên truyền hiện nay


    2.2. Thực trạng đội ngũ sinh viên nữ Học viện Báo chí – Tuyên truyền

    2.2. 1 Tỷ lệ sinh viên nữ đang theo học tại Học viện Báo chí – Tuyên truyền hiện nay

    2.2. 2 Kết quả học tập của sinh viên nữ Học viện Báo chí – Tuyên truyền

    2.2. 3 Kết quả rèn luyện và tham gia hoạt động xã hội


    2.3 Các giải pháp xây dựng đội ngũ sinh viên nữ ở Học viện Báo chí – Tuyên truyền

    - Còn tiếp -
     
    Chỉnh sửa cuối: 4 Tháng tám 2022
  2. Góc bình yên

    Bài viết:
    846
    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến phụ nữ Việt Nam, vấn đề giải phóng phụ nữ, việc bình đẳng giới và phát triển phụ nữ. "Điều nổi bật trong hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh là ngay từ buổi đầu cuộc đời hoạt động và chiến đấu của mình, Người đã thấy rõ vai trò quan trọng của chị em phụ nữ trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như trong việc xây dựng đất nước. Nhờ hoạt động của bản thân mình và của Đảng nên chị em phụ nữ Việt Nam đã giành lại được phẩm giá cho mình. Chị em không còn như dưới thời thực dân nữa. Phụ nữ Việt Nam ngày nay đã bình đẳng với nam giới. Chị em được bình đẳng về quyền lợi cũng như nghĩa vụ" 1. Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ đánh giá đúng vị trí, vai trò của người phụ nữ trong xã hội mà còn rất coi trọng sự nghiệp giải phóng phụ nữ trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng. Theo Người, trình độ giải phóng phụ nữ được coi là thước đo của trình độ phát triển xã hội. Bởi, "Nói phụ nữ là nói phân nửa xã hội. Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài người. Nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội một nửa" 2. Đồng thời, Người chỉ ra mối quan hệ biện chứng giữa yêu cầu phát triển xã hội với vấn đề giải phóng phụ nữ. Công cuộc giải phóng phụ nữ không chỉ đơn thuần là coi trọng nữ giới với tư cách là lực lượng cách mạng "An Nam cách mệnh cũng phải có nữ giới tham gia mới thành công" 3, mà còn thể hiện tinh thần nhân văn cao cả, tất cả vì con người, lấy con người làm điểm xuất phát, là mục tiêu của mọi tư tưởng, mọi hành động.

    Thành tích vẻ vang mà phụ nữ Việt Nam đã đạt được là do chị em có tinh thần can đảm, có tinh thần cách mạng. Chị em được như vậy là nhờ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã động viên và giáo dục, làm cho họ quyết tâm thực hiện nguyện vọng đánh thắng kẻ thù và khắc phục tình trạng chậm tiến về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.. của đất nước. Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người trong đó có giải phóng phụ nữ là hoàn toàn đúng đắn. Thấm nhuần lời dạy của Người, phụ nữ Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử đã nỗ lực hết mình, không quản ngại khó khăn, gian khổ, hy sinh để dệt nên truyền thống tốt đẹp của dân tộc xứng đáng với tám chữ vàng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh trao tặng "Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang". Trải qua gần 30 năm đổi mới đất nước theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, phụ nữ Việt Nam đã có những cơ hội thuận lợi để phát triển, cống hiến toàn diện trên mọi mặt của đời sống xã hội, từng bước chinh phục mọi khó khăn, thách thức để khẳng định vai trò, vị thế của mình ngang hàng với nam giới trong gia đình và ngoài xã hội.

    Ngày nay, nhân loại đang bước vào kỳ nguyên mới – kỷ nguyên của những lao động sáng tạo với cuộc cách mạng tri thức bùng nổ trên phạm vi toàn thế giới. Chưa bao giờ trong lịch sử loài người, nguồn lực con người, trong đó phụ nữ "chiếm phân nửa xã hội" được chú trọng như ngày nay. Sự thành công của mỗi quốc gia, dân tộc trong cuộc cạnh tranh quyết liệt của toàn cầu hóa được quyết định do nguồn lực con người. Do đó, mỗi quốc gia đều tự tìm cho mình một chiến lược phát triển, trong đó nguồn lực con người và lao động của trí thức nói chung và trí thức nữ nói riêng đóng vai trò quan trọng rất được quan tâm, đầu tư, tạo điều kiện để phát triển. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung của thế giới.

    Học viện Báo chí và Tuyên truyền là trường Đảng duy nhất nằm trong hệ thống các trường đại học quốc dân, đồng thời là trường đại học quốc dân duy nhất nằm trong hệ thống các trường Đảng. Với chức năng đào tạo nguồn nhân lực: Cán bộ làm công tác tư tưởng, lý luận và truyền thông cho Đảng và Nhà nước. Vì vậy, mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo của Học viện cũng chính là nhằm hướng đến xây dựng đội ngũ sinh viên nói chung và đội ngũ sinh viên nữ nói riêng vừa "hồng", vừa "chuyên" đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước hiện nay.

    Sinh viên nữ trong Học viện đã phát huy vai trò tích cực của mình trong học tập, trong rèn luyện đạo đức, lối sống, lập trường tư tưởng, phẩm chất chính trị, tham gia công tác Đảng, công tác Đoàn, hoạt động tình nguyện, không ngừng cố gắng vươn lên hoàn thiện và khẳng định mình trong nhà trường. Bên cạnh những thành tích xuất sắc đã đạt được, đội ngũ sinh viên nữ của Học viện cũng còn một số hạn chế cần được khắc phục nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội trong bối cảnh nền kinh tế thị trường và xu thế toàn cầu hóa diễn ra ngày càng sâu sắc. Để nâng cao chất lượng đào tạo, xây dựng đội ngũ sinh viên nữ Học viện Báo chí và Tuyên truyền có tri thức cao, có phẩm chất đạo đức trong sáng thì việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phụ nữ vào xây dựng đội ngũ sinh viên nữ là một giải pháp quan trọng và là một việc làm cần thiết hiện nay.

    1. Chủ tịch Hồ Chí Minh và chị em phụ nữ Việt Nam của bà Bayalátxen đăng trên Tạp chí Phụ nữ, số ra ngày 6 tháng 9 năm 1969.

    2. Hồ Chí Minh toàn tập. T13, tr523, Nxb. Chính trị quốc gia, năm 1996.

    3. Sđd: T6, tr289

    - Còn tiếp -
     
    Chỉnh sửa cuối: 31 Tháng bảy 2022
  3. Góc bình yên

    Bài viết:
    846
    MỞ ĐẦU

    2. Tình hình nghiên cứu

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh - cuộc đời, sự nghiệp, đạo đức, phong cách.. đã được tiến hành ở nước ta từ hơn một nửa thế kỷ nay. Việc nghiên cứu tư tưởng của Người từ sau Đại hội VII (1991) đã được đặt ra. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về tư tưởng, cuộc đời, sự nghiệp, đạo đức, phong cách.. của Người ở bình diện chung.

    Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về phụ nữ có một số ấn phẩm của Nhà xuất bản Phụ nữ như: "Hồ Chí Minh với vấn đề giải phóng phụ nữ", năm 1970; "Bác Hồ với phong trào phụ nữ Việt Nam", năm 1982; "Hồ Chí Minh với sự nghiệp giải phóng phụ nữ", năm 1990; gần đây nhất, để chào mừng Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ X có một số sách có nội dung về công tác phụ nữ; sự nghiệp giải phóng phụ nữ theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Điển hình như hai cuốn sách của Nhà xuất bản Thông tin. Cụ thể là: "Phụ nữ Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng phụ nữ và công cuộc đổi mới", năm 2007; "Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự tiến bộ của phụ nữ" của Phạm Hoàng Điệp – Chủ biên, năm 2008. Tuy nhiên, trong các ấn phẩm này chủ yếu thống kê các bài nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh về phụ nữ, và về giải phóng phụ nữ nói riêng trong tư tưởng Hồ Chí Minh một cách khái quát.

    Một số bài viết đăng trên các tạp chí: "Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác đào tạo, bồi dưỡng và đề bạt cán bộ nữ" của Hoàng Thị Nữ, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 6/1989; "Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ và xây dựng đội ngũ cán bộ" của Nguyễn Thị Mão, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 10/1996; "Những quan điểm cơ bản về giải phóng phụ nữ trong" Di chúc "của Chủ tịch Hồ Chí Minh", của PGS. TS Nguyễn Khánh Bật, Tạp chí Lý luận chính trị, số 3/2000; "Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nữ" của TS. Nguyễn Thị Kim Dung, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 11/2001; "Một số luận điểm cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ" của TS Ngọc Hà, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 3/2004. V. V.. đã nghiên cứu, đưa ra những nhận định về tư tưởng giải phóng phụ nữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

    Những công trình trên bước đầu đã đặt cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về phụ nữ nói chung và giải phóng phụ nữ nói riêng, nêu lên những kiến nghị nhằm thay đổi và bổ sung chính sách xã hội đối với phụ nữ để họ có điều kiện phát triển, phát huy hết vai trò của mình trong công cuộc đổi mới của đất nước. Mặc dù vậy, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ nhằm vận dụng vào xây dựng đội ngũ sinh viên nữ ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

    - Còn tiếp -
     
    Chỉnh sửa cuối: 31 Tháng bảy 2022
  4. Góc bình yên

    Bài viết:
    846
    MỞ ĐẦU

    3. Mục đích nghiên cứu

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Đề tài nghiên cứu thực trạng đội ngũ sinh viên nữ Học viện Báo chí Tuyên truyền hiện nay và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ vào xây dựng đội ngũ sinh viên nữ Học viện Báo chí và Tuyên truyền đáp ứng yêu cầu xã hội và thời đại.

    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    Bấm để xem
    Đóng lại
    4.1 Đối tượng nghiên cứu

    Góp phần nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về phụ nữ, về giải phóng phụ nữ; nghiên cứu thực trạng xây dựng đội ngũ sinh viên nữ ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền; đề xuất một số giải pháp nhằm vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng đội ngũ sinh viên nữ ở Học viện trong giai đoạn hiện nay.

    4.2 Phạm vi nghiên cứu

    Đề tài nghiên cứu các quan điểm, quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ.

    Nghiên cứu thực trạng đội ngũ sinh viên nữ ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay (2008 - 2009)

    5. Phương pháp nghiên cứu

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Phương pháp chủ yếu mà nhóm tác giả sử dụng là phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng – duy vật lịch sử.

    Ngoài ra, nhóm tác giả còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học khác như: Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, logic, và phương pháp điều tra xã hội học..

    Thông qua việc điều tra, thu thập lấy số liệu. Phương pháp phân tích đã đưa ra những số liệu, luận cứ phục vụ cho công tác nghiên cứu đề tài. Từ sự phân tích, tổng hợp, so sánh.. nhóm tác giả tìm ra mối quan hệ giữa các nội dung, các yếu tố tác động đưa đến tình hình của công tác "xây dựng đội ngũ sinh viên nữ ở Học viện". Từ đó, đưa ra những đánh giá, nhận xét một cách khách quan.

    Phương pháp phân tích: được nhóm đề tài sử dụng cụ thể là phương pháp phân tích định tính (Phân tích theo truyền thống) và định lượng (Phân tích theo hình thức hóa). Qua phân tích, nhóm đề tài đã lụa chọn ra kết quả học tập (KQHT), điểm trung bình trung mở rộng (TBTMR), kết quả xếp loại học tập (XLHT) của sinh viên năm thứ nhất, năm thứ hai và sinh viên năm thứ ba, thứ tư lại với nhau để thuận tiện cho việc tổng hợp, phù hợp với nội dung nghiên cứu của đề tài và so sánh đưa ra các mối quan hệ giữa chúng. Nhằm rút ra những nhận xét, đánh giá một cách chính xá và khách quan những vấn đề mà nhóm đề tài đang tiến hành nghiên cứu.

    Phương pháp Ankét: Sử dụng để xây dựng "Phiếu điều tra xã hội học", nhằm thu thập các ý kiến từ sinh viên nữ ở các khối. Cụ thể là:

    Khối Lý luận bao gồm lớp: Chính trị học K29, Chính trị học K27, Tư tưởng Hồ Chí Minh K28, Tư tưởng Hồ Chí Minh K27, Lịch sử Đảng K29, Lịch sử Đảng K27, Giáo dục chính trị K27, Kinh tế chính trị K27.

    Khối Nghiệp vụ bao gồm lớp: Thông tin đối ngoại K27, Thông tin đối ngoại K26, Báo ảnh K29, Truyền hình K28, Quan hệ công chúng K27.

    6. Điểm mới của đề tài

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Đề tài góp phần làm rõ thực trạng đội ngũ sinh viên nữ Học viện Báo chí và Tuyên truyền và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ vào xây dựng đội ngũ sinh viên nữ ở Học viện hiện nay.

    7. Kết cấu của đề tài

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài gồm có 2 chương:

    Chương 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ

    Chương 2: Một số giải pháp nhằm xây dựng đội ngũ sinh viên nữ Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh về phụ nữ.

    - Còn tiếp -
     
    Chỉnh sửa cuối: 31 Tháng bảy 2022
  5. Góc bình yên

    Bài viết:
    846
    NỘI DUNG

    CHƯƠNG 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIẢI PHÓNG PHỤ NỮ

    1.1 Vai trò của phụ nữ trong tư tưởng Hồ Chí Minh

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Bàn về phụ nữ là bàn về sự phân định giữa giới nam và giới nữ. Các nhà khoa học khẳng định: "Giới là khái niệm đề cập tới sự khác nhau về vai trò và trách nhiệm xã hội giữa nam và nữ, cụ thể là những hành vi nghề nghiệp được xem là phù hợp với nam hoặc nữ và về cách xác định giá trị, ghi nhận các hoạt động của nam nữ trong xã hội. Nói một cách ngắn gọn hơn, khái niệm Giới đề cập đến các mối quan hệ giữa nam và nữ và các vai trò được xã hội thừa nhận cho từng Giới tính. Đây là một thuật ngữ phát ngôn từ môn nhân trắc học đề cập tới các chuẩn mực theo nhóm hơn là theo từng cá nhân cụ thể" 1 . Các đặc tính về Giới được xác định về mặt xã hội, được học/thu nhận và là yếu tố bắt nguồn từ văn hóa, do đó có thể thay đổi. Các đặc tính Giới thường được truyền thụ/tiếp nhận ngay từ lúc một con người mới sinh ra. Chẳng hạn các bé gái thường được bố mẹ mua cho đồ chơi là búp bê, trong khi các bé trai thì nhận được quả bóng đá.. Các em gái thường được khuyên ở nhà giúp mẹ nấu nướng, còn các em trai có thể đi chơi. Các em gái được nuôi dạy để trở lên dịu dàng, kín đáo, còn con trai thì thường được giáo dục để trở thành những con ngừời táo bạo, quyết đoán và cương nghị.. Thậm chí những khác biệt về Giới còn được thể hiện qua cách dùng màu sắc. Hiếm ai nghĩ rằng con trai nên mặc quần áo màu hồng nhưng với con gái thì màu này là hoàn toàn có thể. Trên thực tế, các đặc tính về Giới không phụ thuộc vào việc một cá nhân là đàn ông hay phụ nữ, mà phụ thuộc vào những định kiếm mà xã hội áp đặt cho nam giới và phụ nữ. Nói cách khác, Giới định nghĩa cái gì thuộc về đàn ông hoặc đàn bà. Các đặc điểm về Giới tính là bất biến thì các đặc điểm về Giới lại có thể thay đổi. Trên thực tế con trai cũng hoàn toàn có thể trở lên dịu dàng, có thể nấu nướng, lau nhà.. trong khi con gái cũng hoàn toàn có thể mang những tính cách táo bạo, mạnh mẽ và chơi bóng đá.. Các đặc tính về giới, như đã nêu ở trên, bắt nguồn và là những yếu tố mang tính văn hóa; vì vậy, chúng cũng có thể hoán đổi, phụ thuộc vào môi trường xã hội và quá trình giáo dục.

    Phụ nữ Việt Nam trong tư tưởng Hồ Chí Minh được hiểu là lực lượng chiếm "phân nửa xã hội". Là con dân nước Việt cùng có cha là Lạc Long Quân và mẹ là Âu Cơ. Là một thể thống nhất của hai tiếng "Đồng bào", sinh ra cùng một mẹ với câu truyện truyền thuyết nổi tiếng lưu truyền trong dân gian cho đến tận hôm nay về mẹ Âu Cơ sinh được trăm con. Họ đều là con dân nước Việt, sinh sống và tiến hành các hoạt động nhằm tồn tại và phát triển trên lãnh thổ Việt Nam và ở cả nước ngoài. Phụ nữ Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước của dân tộc.


    1.1. 1 Vai trò của phụ nữ trong lịch sử dân tộc.

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Khi nghiên cứu lịch sử Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thấy được những cống hiến xuất sắc của phụ nữ trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Hẳn trong chúng ta có rất nhiều người nhớ tới câu nói đầy khí phách của nữ tướng Triệu Trinh Nương rằng: "Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ngoài biển Đông, há chịu khom lưng, quỳ gối làm tì thiếp của người". Tiếp nối truyền thống ấy là lớp lớp các thế hệ nữ anh hùng như: Trưng Trắc, Trưng Nhị, nữ tướng Lê Xuân, đô đốc Bùi Thị Xuân.. đã làm nên những chiến công hiển hách, những thắng lợi hào hùng cho dân tộc.

    Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức tự hào về truyền thống vẻ vang của phụ nữ Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Người viết: "Từ đầu thế kỷ thứ nhất, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, đánh giặc, cứu dân cho đến ngày nay mỗi khi nước nhà gặp nguy nan, thì phụ nữ ta đều hăng hái đứng lên, góp phần xứng đáng của mình vào sự nghiệp giải phóng dân tộc. Từ trong truyền thống Người đã thấy được sức mạnh to lớn, tiềm tàng, lòng yêu nước và ý chí căm thù quân xâm lược tư phía nữ giới. Và trong thực tế, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng họ lại phát huy tinh thần" giặc đến nhà đàn bà cũng đánh ", khi ấy vai trò, khả năng, trí tuệ của họ ngang bằng, thậm chí vượt qua nam giới. Trong tác phẩm lịch sử nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng ngợi ca:

    " Phụ nữ ta chẳng tầm thường

    Đánh đông, dẹp Bắc tấm gương để đời "

    Từ đó đến nay, phụ nữ ta luôn có mặt trong các cuộc khởi nghĩa, các cuộc chiến tranh cách mạng giành độc lập và thống nhất Tổ quốc với số lượng ngày càng đông và ý chí quyết tâm ngày càng sâu sắc. Trong lớp học ở Quảng Châu, khi nói về vai trò của người phụ nữ, Hồ Chí Minh đã nhắc lại quan điểm của Mác rằng:" Ai đã biết lịch sử thì biết rằng muốn sửa sang xã hội mà không có phụ nữ giúp vào thì chắc không làm nổi ".

    Khi nghiên cứu lịch sử Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thấy được những cống hiến xuất sắc của phụ nữ trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Lịch sử đã từng ghi dấu chiến công hiển hách của nữ tướng Triệu Trinh Nương và câu nói đầy khí phách của bà:" Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ngoài biển Đông, há chịu khom lưng, quỳ gối làm tì thiếp người "; hay như Hai Bà Trưng cũng từng đưa ra lời thề rằng:

    " Một xin rửa sạch nước thù

    Hai xin nối lại nghiệp xưa họ Hùng

    Ba kẻo oan ức lòng chồng

    Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này "..

    Tiếp nối truyền thống ấy là lớp lớp các thế hệ nữ anh hùng như: Trưng Trắc, Trưng Nhị, nữ tướng Lê Xuân, đô đốc Bùi Thị Xuân.. đã làm nên những chiến công hiển hách, những thắng lợi hào hùng cho dân tộc.

    Như vậy, các nữ anh hùng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc đã vượt qua khỏi lễ giáo phong kiến, bằng tài trí của mình đứng lên đánh tan quân xâm lược, gây dựng cơ đồ, khiến cho quân giặc nhiều phen khiếp sợ và nể trọng.

    Thời loạn lạc đã vậy, trong thời bình, Nguyên Phi Ỷ Lan cũng để lại tấm gương tài trí hơn người trong việc giúp vua bình ổn giang san, giữ yên bờ cõi. Và tấm gương của các vị nữ anh hung đã làm nên truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam nói chung và phụ nữ Việt Nam nói riêng.

    Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức tự hào về truyền thống vẻ vang của phụ nữ Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước.. Người viết:" Từ đầu thế kỷ thứ nhất, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, đánh giặc, cứu dân cho đến ngày nay mỗi khi nước nhà gặp nguy nan, thì phụ nữ ta đều hăng hái đứng lên, góp phần xứng đáng của mình vào sự nghiệp giải phóng dân tộc ". Với tầm nhìn vượt thời đại, Người đã nhận thấy phụ nữ Việt Nam chính là động lực của sự phát triển xã hội, là lực lượng cách mạng to lớn, họ có vai trò và vị trí quan trọng trong xã hội cũng như trong gia đình. Trong mục Vườn văn trên báo Việt Nam độc lập số 104 ngày 1/9/1941 in tại Việt Bắc, có bài thơ Phụ nữ của Bác ca ngợi truyền thống tốt đẹp của phụ nữ:

    " Việt Nam phụ nữ đời đời,

    Nhiều người vì nước, vì nòi hy sinh

    Ngàn thu rạng tiếng Bà Trưng,

    Ra tay cứu nước, cứu dân đến cùng.

    Bà triệu Ẩu thật anh hùng,

    Cưỡi voi đánh giặc vẫy vùng bốn phương.

    Mấy năm cách mệnh khẩn trương

    Chị em phụ nữ thường thường tham gia.

    Mấy phen tranh đấu xông pha,

    Lòng vàng, gan sắt nào đà kém ai? "

    Từ trong truyền thống đó, Người đã thấy được sức mạnh to lớn, tiềm tàng, lòng yêu nước và ý chí căm thù quân xâm lược từ phía nữ giới. Và trong thực tế, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng họ lại phát huy tinh thần" giặc đến nhà đàn bà cũng đánh ", khi ấy vai trò, khả năng, trí tuệ của họ ngang bằng, thậm chí vượt qua nam giới. Trong tác phẩm lịch sử nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng ngợi ca:

    " Phụ nữ ta chẳng tầm thường

    Đánh đông, dẹp Bắc tấm gương để đời"

    Từ đó đến nay, phụ nữ ta luôn có mặt trong các cuộc khởi nghĩa, các cuộc chiến tranh cách mạng giành độc lập và thống nhất Tổ quốc với số lượng ngày càng đông và ý chí quyết tâm ngày càng sâu sắc. Trong lớp học ở Quảng Châu, khi nói về vai trò của người phụ nữ, Hồ Chí Minh đã nhắc lại quan điểm của Mác rằng:" Ai đã biết lịch sử thì biết rằng muốn sửa sang xã hội mà không có phụ nữ giúp vào thì chắc không làm nổi". Vì thế, trên bước đường tìm đường cứu nước, tiếp xúc với chủ nghĩa Mác – Lênin, Người luôn có quan điểm rằng phải tôn trọng phụ nữ, vì Người nhận thấy phụ nữ là những người có vai trò, vị trí lớn lao trong cả gia đình và xã hội.

    1 . Quyền trẻ em của Trung tâm nghiên cứu quyền con người thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2003.


    - Còn tiếp -
     
    Last edited by a moderator: 5 Tháng tám 2022
  6. Góc bình yên

    Bài viết:
    846
    NỘI DUNG

    CHƯƠNG 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIẢI PHÓNG PHỤ NỮ

    1.1 Vai trò của phụ nữ trong tư tưởng Hồ Chí Minh

    1.1. 2 Vai trò của phụ nữ trong đấu tranh cách mạng.

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Phụ nữ chiếm một nửa lực lượng cách mạng. Theo quan điểm của C. Mác: "Ai đã biết lịch sử thì biết rằng muốn sửa sang xã hội mà không có phụ nữ giúp vào thì chắc không làm nổi. Xem tư tưởng và việc làm của đàn bà con gái, thì biết xã hội tiến bộ ra thế nào" (phụ nữ quốc tế, t2, tr. 288). Phụ nữ là một nửa của thế giới, đây là một lực lượng quan trọng của xã hội, bất kể việc gì dù nhỏ hay lớn nếu không có công sức của phụ nữ thì khó có thể thành công được. Một ví dụ điển hình về vai trò của phụ nữ trong cách mạng có thể kể đến như cuộc cách mệnh Nga: "Nay cách mệnh Nga thành công mau như thế, đứng vững như thế, cũng vì đàn bà con gái hết sức giúp vào. Vậy nên muốn thế giới cách mệnh thành công, thì phải vận động đàn bà con gái công nông các nước" (Đường cách mệnh- Phụ nữ quốc tế, t. 2, tr. 289). Ngay từ rất sớm, các ông đã nhận thức được vai trò quan trọng của phụ nữ trong công cuộc tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc. Tiếp nối những quan điểm, nhận định của các bậc tiền nhân đi trước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định thêm một lần nữa vị trí trọng yếu của phụ nữ đối với công tác cách mạng lớn lao của dân tộc. Nhưng điểm sáng trong tư tưởng của Người là Người đã biết vận dụng những lý luận, quan điểm vào thực tiễn cách mạng. Và cũng từ thực tiễn cách mạng Người đã đúc rút những kinh nghiệm, nhận định đúng đắn góp phần vào thành công của cách mạng nước nhà.

    Trong bài thơ "Phụ nữ", Báo Việt Nam độc lập, số 104, ngày 01/09/1941, Người đã khẳng định một điều:

    "Mấy năm cách mệnh khẩn trương

    Chị em phụ nữ thường thường tham gia

    Mấy phen tranh đấu xông pha

    Lòng vàng gan sắc nào đà kém ai".

    Rút ngắn khoảng cách phân biệt về giới, xóa bỏ những định kiến cổ hủ về phái yếu, một thực tế đã cho thấy rằng, trong bất kỳ công việc khó khăn nào cũng đều có công sức lớn lao của người phụ nữ. Con đường cách mạng là một con đường dài và nhiều chông gai, đòi hỏi nhiều sự hy sinh, có nhiều ý kiến trước đó đã đưa ra là công việc làm cách mạng chỉ dành cho những trang nam nhi, những con người khỏe mạnh về thể lực và chứa đầy sự dũng cảm trong tim. Nhưng thực tế cho thấy, trong nhiều năm làm cách mạng khó khăn, gian khổ, những tấm gương anh hùng dân tộc không ít người là phụ nữ. Nếu trước kia có hai chị em Bà Trưng Trắc, Trưng Nhị, thì sau này có những nữ anh hùng như: Võ Thị Sáu, Nguyễn Thị Minh Khai, Tạ Thị Kiều, Nguyễn Thị Định.. Họ trong chiến đấu cũng anh dũng, gan dạ, xả thân hy sinh không tiếc máu xương như những bậc nam tử Hán đại trương phu, ở đây không có sự phân biệt nào về giới cả.

    Phụ nữ khi tham gia vào cuộc kháng chiến đã cống hiến hết sức mình trong mọi công việc, dù là nhỏ nhất, nhưng cũng là những việc làm thiết yếu không thể thiếu trong đời sống mỗi người chiến sĩ: "Các chị em cô đầu có súng đâu, biết bắn đâu. Thế mà khi bộ đội lo đánh giặc thì chị em người lo nấu cơm nấu nước, người giúp chuyên chở đạn dược, người thì săn sóc băng bó cho anh chị em bị thương. Thế là chị em cũng cùng tham gia kháng chiến, cũng làm tròn nghĩa vụ quốc dân (Hỏi và trả lời- chiều 23/12/1946, t. 4, tr. 485-486).

    Trong kháng chiến, phụ nữ hăng hái, nhiệt tình tham gia vào nhiệm vụ cứu quốc lớn lao của toàn dân tộc:" Các cụ phụ lão và các chị em phụ nữ cũng không kém phần hăng hái. Có những đội du kích toàn là phụ nữ "(giấc ngủ mười năm, t. 5, tr. 612). Họ tham gia đông đảo vào các tổ chức kháng chiến, rất nhiều tổ chức có số chị em tham gia nhiều và hầu hết đã đem lại hiệu quả đắc lực cho cách mạng. Điều đáng nói hơn cả là không chỉ những chị em phụ nữ tuổi còn trẻ, sức còn khỏe tham gia kháng chiến, mà còn có cả những cụ già, những người bầm, những người mẹ yêu nước cũng góp sức mình cho sự nghiệp giải phóng của dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng nhắc nhở:" Các cụ, các bà thì thương yêu săn sóc chiến sĩ như con cháu ruột thịt. Thế là các cụ các bà cũng trực tiếp tham gia kháng chiến "(Thư gửi các Hội mẹ chiến sĩ liên khu IV- 09/1949- t. 5, tr. 689).

    Phụ nữ là một nửa lực lượng cách mạng thể hiện qua vai trò, tầm quan trọng và công sức mà họ đóng góp cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Trên bất kỳ một lĩnh vực nào, một công việc nào dù lớn lao hay nhỏ bé cũng đều có sự góp mặt của phụ nữ. Họ tham gia với thái độ hăng hái, nhiệt tình cách mạng và với tấm lòng yêu nước sâu sắc. Cách mạng không thể thành công nếu không biết đoàn kết toàn dân, tập hợp lực lượng đông đảo để cùng chung sức làm cách mạng. Do đó, có thể thấy vai trò to lớn và sức ảnh hưởng mạnh mẽ của phụ nữ đối với sự thắng lợi của cách mạng nước ta. Hay nói một cách khác, phụ nữ làm nên một nửa thắng lợi của cách mạng.

    Phụ nữ không chỉ là lực lượng đấu tranh vũ trang mà còn là lực lượng đấu tranh chính trị đông đảo. Sự nghiệp cách mạng là của quần chúng nhân dân và quần chúng nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử. Phụ nữ là lực lượng quần chúng to lớn bổ sung cho lực lượng cách mạng đóng góp vào thắng lợi của cách mạng. Đối với dân tộc ta, lịch sử đã chứng minh rằng, phụ nữ với lòng yêu nước nồng nàn của họ là nhân tố rất quan trọng cho cách mạng thành công. Trên cơ sở kế thừa truyền thống dân tộc và quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vai trò của người phụ nữ, của quần chúng nhân dân trong lịch sử, Hồ Chí Minh cho rằng phụ nữ không chỉ là lực lượng đấu tranh vũ trang mà còn là lực lượng đấu tranh chính trị đông đảo.

    Là lực lượng đấu tranh vũ trang, phụ nữ đã trực tiếp cầm vũ khí chiến đấu đánh đuổi quân thù . Những đội du kích toàn là phụ nữ đã góp phần tạo nên những chiến công vẻ vang của dân tộc. Trong lễ kỉ niệm lần thứ 20 ngày thành lập Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam (19/10/1966), Hồ Chí Minh đã khẳng định:" Nhân dân ta rất biết ơn các bà mẹ cả hai miền Nam - Bắc đã sinh đẻ và nuôi dạy những thế hệ anh hùng của nước ta. Trong thời kỳ cách mạng hoạt động bí mật và trong những năm kháng chiến chống Thực dân Pháp và bè lũ can thiệp Mỹ, phụ nữ ta đều có công lao to lớn ". Người rất cảm kích trước những tấm gương ngoan cường của phụ nữ Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc như các chị: Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu, Út Tịch, Nguyễn Thị Định, Tạ Thị Kiều.. những người đã góp phần to lớn vào lịch sử hào hùng của dân tộc. Tại lễ kỷ niệm lần thứ 35 ngày thành lập Đoàn thanh niên Lao động Việt Nam (25/3/1966/), Hồ Chí Minh đã nêu những tấm gương anh dũng:" Chúng ta có những thanh niên gan dạ, trung thành như Trần Thị Lý bị địch đánh khảo chết đi sống lại bao nhiêu lần. Nhữ Nguyễn Thị Châu suốt 1.300 ngày bị địch dùng cực hình tra tấn. Nhưng các cháu ấy kiên quyết không khuất phục kẻ thù, một lòng một dạ trung thành với Đảng. "(Tập 12, tr 65) ; đó là" cháu Nguyễn Thị Xuân, 19 tuổi, ở tỉnh Quảng Bình, một mình dùng súng bộ binh với hơn 20 viên đạn, đã bắn rơi máy bay phản lực của Mỹ. "(Tập 12, tr 322). Với những chiến công ấy, Người đã viết tặng các nữ chiến sỹ ta:

    " Dõng dạc tay cầm khẩu súng trường,

    Khôn ngoan dàn trận khắp trong phường,

    Bác khen các cháu dân quân gái,

    Đánh giặc Hoa Kỳ phải nát xương. "

    (Thơ tặng 11 cô gái sông Hương, tháng 12/1968).


    Là lực lượng cách mạng trong đấu tranh chính trị, phụ nữ đồng tâm hiệp lực với quần chúng đúc thành bức tường đồng vững chắc xung quanh Tổ quốc, dù kẻ thù hung tàn đến đâu nhưng đụng đến bức tường đó đều phải thất bại. Không những trực tiếp cầm súng mà phụ nữ bằng những hành động thiết thực đã góp phần to lớn vào hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc. Người đánh giá rất cao tinh thần nghị lực của các mẹ, các chị, những người đã hi sinh tình riêng, động viên các con tòng quân chiến đấu, còn bản thân mình trở thành cơ sở trung kiên của cách mạng, một lòng trung thành, che giấu bảo vệ cán bộ. Trong Bài nói tại Hội nghị phụ nữ lao động tiên tiến và chiến sĩ thi đua toàn thành phố Hà Nội lần thứ hai, Người nói:" Thời kỳ bí mật, nhiều chị em đã giác ngộ, tham gia hoạt động cách mạng rất dũng cảm, mặc dầu muôn ngàn nguy hiểm, gian khổ. Rất nhiều chị em khác cũng đã bảo vệ cách mạng rất gan góc.. Thời kỳ kháng chiến, ngoài những đội du kích rất anh dũng đánh địch còn có các bà mẹ rất hiền từ tổ chức nhau lại thành hội các bà mẹ chiến sĩ, giúp đỡ bộ đội đánh giặc, giúp đỡ, an ủi thương binh. Trong các chiến dịch, phụ nữ đi dân công, tải lương thực, đạn dược, làm đường. V. V. Rất đông; 2/3 số dân công là phụ nữ. Mặc dù bị máy bay địch theo dõi thả bom dữ dội, những chị em vẫn vui vẻ ca hát, động viên nhau làm tròn nhiệm vụ."(Tập 10, tr 87). Chính đội quân chính trị đông đảo này đã cổ vũ những trai tráng đi vào bộ đội, đã thay thế công việc cho nam giới.. Có thể nói bất kỳ việc gì nặng nhọc mấy họ cũng làm được.

    - Còn tiếp -
     
    Last edited by a moderator: 5 Tháng tám 2022
  7. Góc bình yên

    Bài viết:
    846
    NỘI DUNG

    CHƯƠNG 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIẢI PHÓNG PHỤ NỮ

    1.1 Vai trò của phụ nữ trong tư tưởng Hồ Chí Minh

    1.1. 3 Vai trò của phụ nữ trong quá trình tăng gia, sản xuất, xây dựng chủ nghĩa xã hội.

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Phụ nữ là lực lượng to lớn sản xuất ra của cải vật chất. Nước ta là một nông nghiệp với nền sản xuất nhỏ, thấp kém. Để đấu tranh chống giặc ngoại xâm, xây dựng đất nước thì yếu tố quan trọng không thể thiếu đó là đảm bảo về mặt vật chất cho cuộc kháng chiến. Hai cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã làm cho nền kinh tế của nước ta kiệt quệ. Để cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi thì chúng ta cần có tiềm lực về vật chất và tinh thần. Vấn đề cấp bách đặt ra lúc này là làm sao sản xuất được nhiều của cải vật chất để phục vụ cho cuộc chiến tranh chính nghĩa của dân tộc ta. Chính vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kịp thời phát động phong trào thi đua ái quốc nhằm "diệt giặc đói, diệt giặc dốt", phong trào được toàn dân hưởng ứng sôi nổi. Người đặc biệt chú ý đến lực lượng của phụ nữ, một lực lượng đông đảo đã tích cực tham gia sản xuất của cải vật chất. Họ đã đảm nhiệm công tác hậu phương thay thế cho nam giới ra tiền tuyến. "Phong trào phụ nữ tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm", vừa nhằm tự cấp tự túc về mọi mặt vừa đóng góp phục vụ kháng chiến.

    Phụ nữ là lực lượng to lớn trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất và họ đã thực hiện tốt nhiệm vụ đó trong những điều kiện vô cùng khó khăn: Thiên tai địch họa xảy ra liên tiếp, sự tàn phá của chiến tranh, sự chống phá của kẻ thù. Phụ nữ là một nửa lực lượng của cách mạng không chỉ đứng lên cầm súng, cầm giáo, giương mác đánh giặc mà còn là một hậu phương vững chắc cho tiền tuyến lớn mạnh. Vẫn là những công việc mà ngày thường chị em thường làm ở quê nhà trong thời bình, nhưng trong cuộc chiến khốc liệt giành độc lập tự do cho Tổ quốc thì bất kỳ một công việc dù nhỏ thế nào cũng trở thành một nhân tố góp phần thúc đẩy sự thành công của cách mạng. Ngay sau khi nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời, miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, miền Bắc được giải phóng hoàn toàn bắt đầu bước vào thời kỳ cải tạo và bước đầu xây dựng Chủ nghĩa Xã hội. Nhiệm vụ trọng yếu của miền Bắc lúc này là sản xuất của cải vật chất xây dựng đất nước và quan trọng nhất là làm tròn nhiệm vụ "hậu phương lớn" chi viện cho miền Nam. Trong lời căn dặn chị em phụ nữ thủ đô 18/10/1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Chị em phụ nữ cố gắng thi đua tăng gia sản xuất; thực hiện tiết kiệm góp phần xây dựng Chủ nghĩa Xã hội tại miền Bắc, đấu tranh giành thống nhất Tổ Quốc. Phụ nữ công nhân cần tích cực tham gia quản lý thật tốt, nhà máy, công trường. Phụ nữ nông dân cần hăng hái tham gia phong trào đổi công, hợp tác, gặt tốt vụ mùa, chuẩn bị tốt vụ chiêm năm tới" (tập 9, trang 238). Với vai trò là lực lượng quan trọng và những đóng góp to lớn của phụ nữ ta trong việc sản xuất ra của vật chất đã góp phần cùng với các lực lượng cách mạng khác thúc đẩy cuộc kháng chiến của dân tộc ta nhanh đến thắng lợi hoàn toàn.

    Người phụ nữ không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất những của cái phục vụ nhu cầu thiết yếu của xã hội, phục vụ kháng chiến, góp phần mang lại thắng lợi cho cách mạng. Họ còn giữ vai trò quan trọng trong việc xây dựng đời sống tinh thần phong phú đa dạng của xã hội.

    Trong chiến tranh, họ là nguồn động viên cổ vũ to lớn đối với bản thân những người chồng, người cha, người anh tham gia chiến đấu. Họ là niềm tin, là chỗ dựa tinh thần cho những người chiến sỹ khi đối mặt với quân thù. Cùng với việc sản xuất của cải vật chất nhằm phục vụ bộ đội "ăn no đánh thắng" họ còn tạo ra những giá trị văn hóa tinh thần phong phú, đa dạng, gắn liền với bản sắc của mỗi vùng quê trên đất nước và mang đậm tính nhân văn toàn dân tộc.

    Những giá trị ấy theo chân các anh ra trận, tạo thành động lực to lớn thôi thúc ý chí giết giặc bảo vệ quê hương của các anh.


    - Còn tiếp -
     
    Last edited by a moderator: 5 Tháng tám 2022
  8. Góc bình yên

    Bài viết:
    846
    NỘI DUNG

    CHƯƠNG 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIẢI PHÓNG PHỤ NỮ

    1.1 Vai trò của phụ nữ trong tư tưởng Hồ Chí Minh

    1.1. 4 Vai trò phụ nữ trong gia đình và trong quá trình duy trì nòi giống.


    Bấm để xem
    Đóng lại
    Chiến tranh xảy ra, người đàn ông ra trận, người phụ nữ đóng vai trò quyết định trong lao động sản xuất phục vụ chiến đấu, và hơn hết, họ đảm trách vai trò người vợ, người chị, người mẹ chăm lo cho gia đình, những đứa con và yên lòng những người trai ra trận. Chính họ đã thắp sáng mỗi ngôi nhà bằng ngọn lửa của sự yêu thương, chăm sóc, tận tâm tận lực vì chồng vì con, vì quê hương, vì Tổ Quốc. Họ là một phần không thể thiếu của "hậu phương lớn" trong kháng chiến, sự ấm áp của mỗi ngôi nhà mỗi bản làng dưới bàn tay người phụ nữ chính là yếu tố khơi dậy ý chí giết giặc của nam giới, khơi dậy khao khát hòa bình, độc lập, hạnh phúc trong mỗi con người, thúc đẩy sự thắng lợi của cách mạng.

    Không thể phủ nhận hình ảnh những chị Hai, anh Cả ngồi tựa mạn thuyền đối đáp quan họ, hình ảnh người con gái sông Hương với câu hò sứ nghệ đằm thắm dịu dàng, hình ảnh những chị Hai, chị Ba sải con sào trên dòng kênh hát những khúc dân ca.. là những hình ảnh sống động nhất, đẹp đẽ nhất trong những năm tháng ác liệt của chiến tranh. Những giá trị văn hóa dân gian ấy được truyền qua nhiều thế hệ, đã đi vào tiềm thức của bao lớp người ra trận, như một chỗ dựa tinh thần vững chắc, một nguồn cổ vũ lớn lao trước mỗi trận đánh; là hình ảnh của một Việt Nam anh hùng, dũng cảm, kiên gan, bền chí và luôn luôn lạc quan, tin tưởng vào thắng lợi của cách mạng.

    Bản thân Chủ tịch Hồ Chí Minh trong suốt những năm bôn ba nước ngoài tìm đường cứu nước vẫn luôn mang trong trái tim mình hình ảnh người mẹ, người chị bên khung cửu với những câu dân ca, những lời ru ầu ơ thắm đượm tình quê hương, tình cảm gia đình, cho đến cuối đời, nằm trên giường bệnh Người vẫn khao khát một điệu hò quê hương, một khúc hát dặm quê nhà.

    Trong thời bình người phụ nữ càng chứng tỏ vai trò không thể thiếu của mình trong việc xây dựng đời sống tinh thần của mỗi gia đình, họ còn đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, đặc biệt là xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa hướng tới một đời sống tinh thần phong phú, đa dạng.

    Từ chỗ là nguồn động viên cổ vũ tinh thần cho chồng con, họ trở thành nguồn động viên cổ vũ tinh thần cho toàn xã hội. Bên cạnh việc giữ gìn hạnh phúc gia đình, thực hiện thiên chức làm mẹ, tạo không khí ấm áp trong gia đình, nuôi dạy con cái, người phụ nữ dần tìm cho mình một chỗ đứng trong xã hội. Họ tham gia vào các lĩnh vực sáng tạo ra những giá trị tinh thần cho xã hội: Văn hóa nghệ thuật, hội họa, nấu ăn.. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng tặng cho phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng: "Anh hùng, Bất khuất, Trung hậu, Đảm đang" chính bởi vì họ không chỉ là lực lượng trực tiếp đấu tranh vũ trang, đấu tranh chính trị trong cách mạng, không chỉ là lực lượng trọng yếu sản xuất ra của cải phục vụ kháng chiến và xây dựng nước nhà, họ còn là lực lượng đóng vai trò then chốt trong việc xây dựng đời sống tinh thần cho toàn xã hội, là người "giữ lửa" cho hạnh phúc của mỗi gia đình, mỗi bản làng, cho ấm no của cả đất nước.

    Có thể nói, trên cả hai lĩnh vực đời sống vất chất và đời sống tinh thần, người phụ nữ đều thể hiện vai trò quan trọng của mình. Họ trực tiếp sản xuất của cải phục vụ xã hội đồng thời là nguồn cổ vũ động viên tinh thần vô cùng lớn của toàn xã hội.


    - Còn tiếp -
     
    Last edited by a moderator: 5 Tháng tám 2022
  9. Góc bình yên

    Bài viết:
    846
    NỘI DUNG

    CHƯƠNG 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIẢI PHÓNG PHỤ NỮ

    1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Giải phóng phụ nữ, vừa là mục tiêu vừa là động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội có sự đóng góp to lớn của đông đảo chị em phụ nữ. Phụ nữ đã lao động, học tập, cống hiến cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bởi vậy, nghiên cứu vấn đề giải phóng phụ nữ trong tư tưởng Hồ Chí Minh có ý nghĩa quan trọng nhằm khai thác mọi khả năng của tất cả chị em phụ nữ vào quá trình xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh.

    Giải phóng phụ nữ được xem là sự phá vỡ các khuân mẫu không còn phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Các khuôn mẫu về giới, các đặc tính liên quan đến nam giới và phụ nữ thường được công thức hóa thành những định kiến xã hội rằng tất cả nam giới nên mang những đặc tính của đàn ông và phụ nữ lên mang các đặc tính của đàn bà. Chẳng hạn, ở rất nhiều nền văn hóa, nam giới thường được đồng nghĩa với khỏe mạnh, nhanh nhẹ, quyết đoán.. trong khi phụ nữ thường được đồng nghĩa với sự thụ động, yếu đuối, ngoan ngoãn.. Những người cùng phái này thể hiện đặc tính của phái kia thường bị phê bình và giễu cợt. Các khuân mẫu về Giới ở hầu khắp các xã hội đều cho rằng nam giới thường có các năng lực và phẩm chất nghề nghiệp cao hơn phụ nữ. Vì vậy, phụ nữ làm việc trong các ngành nghề được cho là dành cho nam giới thường rơi vào hoàn cảnh bất lợi. Ngoài ra, các tính cách như quyết đoán, mạnh bạo.. ở nam giới thì được đánh giá cao, còn ở phụ nữ thì bị xem là "kẻ cả, hách dịch".

    Các khuân mẫu về Giới có ảnh hưởng lớn đến sự nhìn nhận, đánh giá của chúng ta về bản thân cũng như ảnh hưởng đến suy nghĩ của người khác về chúng ta. Phụ nữ có xu hướng bị tác động tiêu cực bởi sự nhìn nhận, đánh giá của cả hai phía – bản thân họ và những người khác – và những điều đó thường làm hạn chế sự tự tin và các cơ hội lựa chọn nghề nghiệp, hành vi của họ. Những nhìn nhận, đánh giá dựa trên các khuân mẫu so sẵn về Giới làm cho phụ nữ bị hạn chế về vai trò khi họ tham gia vào các hoạt động, nghề nghiệp cả truyền thống và không truyền thống. Chẳng hạn, dù rất nhiều phụ nữ là nông dân, nhưng các chương trình khuyến nông lại thường chỉ nhằm vào đối tượng nam giới. Hoặc có ý kiến cho rằng, những người phụ nữ ở nhà chăm sóc con cái và làm những công việc nội trợ sẽ có rất nhiều thời gian để tham gia vào các hoạt động xã hội, nhưng trên thực tế họ bị đè nặng bởi công việc nên không thể tham gia vào các hoạt động đó.

    Những điều vừa nêu trên đã dẫn đến tình trạng phân biệt đối xử với phụ nữ. Sự phân biệt đối xử với phụ nữ được hiểu là: Bất kỳ sự phân biệt, loại trừ hay hạn chế nào dựa trên cơ sở giới tính mà có tác động hoặc nhằm mục đích làm tổn hại hoặc vô hiệu hóa việc phụ nữ được công nhận, hưởng thụ, hay thực hiện các quyền con người và các tự do cơ bản trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, dân sự hay bất kỳ lĩnh vực nào khác, trên cơ sở bình đẳng nam nữ, bất kể tình trạng hôn nhân của họ như thế nào. Sự kỳ thị phân biệt đối với phụ nữ đã đặt ra đòi hỏi bức thiết phải giải phóng phụ nữ. Các quốc gia dân tộc phải có những động thái để công cuộc giải phóng phụ nữ có được những điều kiện thuận lợi trong suốt tiến trình của nó.


    Như vậy, giải phóng phụ nữ được hiểu là việc giành lại quyền bình đẳng cho phụ nữ trên mọi lĩnh vực một cách toàn diện. Cụ thể là: Bình đẳng cho phụ nữ trong đời sống chính trị, xã hội; bình đẳng về quốc tịch; bình đẳng về giáo dục; bình đẳng về lao động và việc làm; bình đẳng về chăm sóc sức khỏe; bình đẳng trong đời sống kinh tế, xã hội; bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ nông thôn; bình đẳng về tư cách pháp lý và trong quan hệ dân sự..

    Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, giải phóng phụ nữ về cơ bản cũng bao gồm các nội dung về quyền bình đẳng của phụ nữ theo Công ước quốc tế về quyền con người. Người cho rằng giải phóng phụ nữ là một cuộc cách mạng gắn liền với cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Giải phóng phụ nữ trong tư tưởng Hồ Chí Minh là phải giành cho được các quyền của phụ nữ như: Quyền bình đẳng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.. Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ công hòa đã khẳng định rõ: "Phụ nữ nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa có quyền bình đẳng với nam giới về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình"; "Nhà nước bảo đảm cho phụ nữ công nhân và viên chức được nghỉ để trước và sau khi đẻ mà vẫn hưởng nguyên lương. Nhà nước bảo hộ quyền lợi này của bà mẹ và trẻ em, bảo đảm phát triển các nhà đỡ đẻ, nhà giữ trẻ và vườn trẻ" 1 . Hồ Chí Minh yêu cầu: "Phải đặc biệt chú ý đến sức lao động của phụ nữ. Phụ nữ là đội quân lao động rất đông. Phải giữ gìn sức khỏe cho phụ nữ để tham gia sản xuất được tốt" 2 . Và phụ nữ có quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình, điều này thể hiện cụ thể trong "Luật hôn nhân và gia đình" năm 1959. Giải phóng phụ nữ là công việc của toàn Đảng, toàn xã hội và của nhân dân, giải phóng đàn bà đồng thời phải tiêu diệt tư tưởng phong kiến, tư tưởng tư sản trong người đàn ông; phụ nữ còn phải được học văn hóa, được giáo dục – đào tạo thành những công dân xã hội chủ nghĩa. Giải phóng phụ nữ vừa là mục tiêu, vừa là động lực trong sự nghiệp giải phóng của cách mạng.

    1 . Sđd. T10, tr225

    2 . Sđd. T12, tr194

    - Còn tiếp -
     
    Last edited by a moderator: 5 Tháng tám 2022
  10. Góc bình yên

    Bài viết:
    846
    NỘI DUNG

    CHƯƠNG 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIẢI PHÓNG PHỤ NỮ

    1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ

    1.2. 1 Phụ nữ là mục tiêu trong sự nghiệp giải phóng của cách mạng


    1.2. 1.1 Hồ Chí Minh tố cáo chính sách tàn bạo của kẻ thù đối với phụ nữ

    Download:

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong sự nuôi dưỡng của tấm lòng người mẹ nghèo nhưng đảm đang, chịu khó, hết lòng vì chồng, vì con, từ đó Người đã hình thành cái nhìn tôn kính với người phụ nữ từ rất sớm. Hình ảnh người mẹ tảo tần khuya sớm đong đầy trong trái tim Người những nỗi xúc cảm, thương xót với thân phận của người phụ nữ trong xã hội. Từ đó, Người đã không ngừng nghiên cứu, trau dồi thêm cho mình những hiểu biết về vai trò, vị trí của người phụ nữ trong lịch sử nước nhà và nhân loại. Càng đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu Người càng thêm cảm phục những nữ anh hùng vì nước, vì dân. Càng cảm phục họ, Người càng thương xót, phẫn nộ hơn cho những thân phận phụ nữ bị đọa đày, dày xéo dưới gót giày thực dân, đế quốc. Toàn thể nhân dân Việt Nam bị áp bức, bóc lột mà ở đó phụ nữ không những bị áp bức về dân tộc, về giai cấp mà còn bị giáo lý phong kiến kìm hãm, trói buộc, nhưng tiềm ẩn ở họ tinh thần đấu tranh cách mạng đã nói lên tiếng nói của mình thể hiện sự bất bình với những tội ác tày trời, vô liêm sỉ của chủ nghĩa thực dân, đế quốc và bè lũ phong kiến tay sai.

    Nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò quan trọng đồng thời thấu hiểu được nỗi thống khổ của phụ nữ ở các nước thuộc địa. Mỗi tiếng nói tố cáo của Hồ Chí Minh không chỉ thể hiện sự thương cảm với thân phận người phụ nữ, sự đồng cảm sâu sắc của kiếp người nô lệ, phụ thuộc mà còn gay gắt lên án nền thống trị bạo tàn, chính sách khai hóa dã man, nguyên thủy của thực dân, đế quốc. Người ta có thể thấy nỗi thống khổ của "một bộ tộc ở Băngghi không thể cung cấp được đủ số cao su cho đồn điền. Đồn điền này muốn buộc họ phải nộp cho đủ số thiếu, liền bắt 58 phụ nữ và 10 trẻ em giữ làm con tin. Những con tin này bị nhốt vào chỗ thiếu không khí, thiếu ánh sáng, thiếu ăn và ngay cả nước uống cũng thiếu nữa. Thỉnh thoảng người ta lại đến đánh đập họ. Theo thực dân nói thì tiếng kêu la của họ dùng để thôi thúc công việc. Sau ba tuần chịu đau đớn khốc liệt, 58 phụ nữ và 2 trẻ em chết" 1 . Chế độ thực dân và chính sách khai hóa của nó đã đem cái chết gieo giắc khắp nơi, từ chính quốc đến thuộc địa; nông thôn, đến thành thị; từ trong những xưởng sản xuất, những hầm mỏ, những đồn điền đến từng ngôi làng, từng nóc nhà.

    Trực tiếp chứng kiến tội ác của nền khai hóa đó, trong tác phẩm "Phụ nữ An Nam và sự đô hộ của người Pháp", Nguyễn Ái Quốc khẳng định: "Chế độ thực dân, tự bản thân nó, đã là một hành động bạo lực của kẻ mạnh đối với kẻ yếu rồi. Bạo lực đó, đem ra đối xử với trẻ em và phụ nữ, lại càng bỉ ổi hơn nữa" 2 . Trong khi phụ nữ là lực lượng chiếm phân nửa xã hội, họ là lao động chính, lao động thường xuyên của xã hội thì họ lại là thành phần bị xã hội coi khinh, rẻ rúng. Xã hội phong kiến thì quàng lên cổ người phụ nữ quan niệm "tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử", những tư tưởng kiểu "duy nữ tử dữ tiểu nhân vi nan dưỡng dã, cận chi tắc bất tôn, viễn chi tắc bất oán" (Chỉ có đàn bà và tiểu nhân là khó nuôi dạy, gần thì sinh nhờn, mà xa thì oán). Tổng kết lịch sử nhân loại qua cái nhìn biện chứng khoa học của Chủ nghĩa Mác thì: Trong lịch sử nhân loại không có một phong trào to lớn nào của những người bị áp bức mà lại không có phụ nữ lao động tham gia. Bởi lẽ phụ nữ lao động là những người bị áp bức, bóc lột nhất trong tất cả những người bị áp bức, bóc lột. Người đã phân tích kỹ trên cả ba mặt về kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội của sự bóc lột tàn bạo này.

    Thứ nhất, về kinh tế:

    Trong trào lưu xâm lược thuộc địa của chủ nghĩa tư bản phương Tây, từ năm 1858 thực dân Pháp bắt đầu tiến công quân sự để đánh chiếm Việt Nam. Sau khi đánh chiếm được nước ta, thực dân Pháp thiết lập bộ máy thống trị thực dân và tiến hành những cuộc khai thác nhằm cướp đoạt tài nguyên, bóc lột nhân công rẻ mạt và mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa. Chúng đã kết hợp hai phương thức bóc lột tư bản và phong kiến để thu lợi nhuận siêu ngạch. Chính vì thế, phụ nữ cũng giống như các tầng lớp, giai cấp khác trong xã hội Việt Nam, phải chịu cảnh "một cổ hai tròng" áp bức, bóc lột, cuộc sống lầm than, vô cùng cơ cực.

    Để làm giàu cho chính quốc, thì sử dụng và áp bức phụ nữ là một trong những thủ đoạn thâm hiểm và ác độc của chủ nghĩa thực dân, đế quốc. Trong tác phẩm "Văn minh tư bản chủ nghĩa và phụ nữ ở các thuộc địa", Người tố cáo:

    "Còn thảm thương hơn nữa là số phận của phụ nữ và trẻ em làm thuê trong những công việc nặng nhọc như làm than và làm việc trong các hầm mỏ. Trong các nước bị chiếm đó, không có luật hay sự hạn chế nào để kiềm chế bớt bọn bóc lột. Những người thợ bản xứ bị coi như xúc vật. Người ta chỉ cho họ những gì vừa đủ để khỏi chết đói. Người ta dùng roi để thúc họ đi. Không có bảo hộ lao động, không có bồi thường tai nạn. Người ta thấy lại trong các thuộc đia đó tất cả hệ thống phong kiến trung cổ và dã man của chủ nghĩa tư bản" 1 .

    Có thể thấy rõ, dưới sự đô hộ của thực dân, đế quốc cùng với chính sách "khai hóa" văn minh của chúng, phụ nữ ở các nước thuộc địa đã phải chịu những áp bức, bóc lột nặng nề. Họ bị đối xử như những con vật, những cỗ máy biết nói, không có một sự bảo đảm nào cho mạng sống của chính họ, không quyền tự do, không lợi ích kinh tế và không thể quyết định số phận của chính bản thân mình. Kết quả của sự "khai hóa" đầy "văn minh" đó là những con số vô cùng thảm khốc "40% vô sản hầm mỏ là phụ nữ và trẻ em, chúng ta có thể kết luận rằng, trong thời gian 10 năm, không dưới 2.200 phụ nữ và trẻ em Ấn Độ đã phải hy sinh trên bàn thờ của chủ nghĩa tư bản đi khai hóa"; "các ngành sản xuất chủ yếu là: Vải sợi, lụa và thuốc lá. Số công nhân làm việc trong các ngành này lên đến 200.000 người, trong đó 50% là phụ nữ và trẻ em. Tiền công của 2 loại công nhân này rất thấp, từ 10-20 xu/ ngày. Độ dài của ngày lao động là từ 12 giờ đến 13 giờ" 1 .

    Cái ơn "khai hóa" không chỉ được bộc lộ trực tiếp trên thân thể của những người dân thuộc địa và sức lao động của họ, nó còn đục khoét tới tận túi tiền vốn không đầy đặn bao giờ của người nông dân "thuế má nặng nề không phải chỉ đánh vào ruộng đất, vào súc vật và vào nam giới mà thôi, mà cái ơn mưa móc ấy còn tưới rộng ra cho cả nữ giới nữa: Nhiều phụ nữ bản xứ khốn khổ, phải mang nặng gồng xiềng chỉ vì cái tội là không nộp thuế" 2 . Bằng chính sách thuế khóa nặng nề, bằng sự bóc lột vô nhân đạo của chủ nghĩa thực dân, đế quốc đã đẩy số phận của người phụ nữ đến tận cùng của nỗi thống khổ.

    Nguyễn Ái Quốc quyết liệt lên án tội ác của chủ nghĩa thực dân, trực tiếp là thực dân Pháp và chính sách khai hóa văn minh của chúng. Những điều tai nghe, mắt thấy được Người phản ánh xác thực và rõ ràng, kiên định chắc chắn, đầy sự cảm thông, thương xót nhưng không thiếu sự phẫn nộ và lòng hận thù. Những lời tố cáo đó đôi khi lên tới đỉnh điểm của lòng bác ái, của lòng căm thù, phẫn nộ đối với chế độ thực dân tàn ác, nó biến thành những lời kêu gọi, hiệu triệu "Ôi! Hỡi những người mẹ, những người vợ, những người phụ nữ Pháp, chị em nghĩ gì về tình trạng đó? Và các bạn những người con, những người chồng, những anh em người Pháp nữa? Có phải đó là phép lịch sự của người Pháp đã bị" thực dân hóa "đi không nhỉ?" 3 tác động trực tiếp tới suy nghĩ, lòng trắc ẩn của người nghe, khuyến khích họ nhận thức chính xác hơn, đúng đắn hơn về sự thực nền khai hóa của thực dân, đế quốc.

    Thứ hai, về chính trị - Xã hội

    Thực dân, phong kiến tiến hành chính sách chuyên chế với bộ máy đàn áp nặng nề. Mọi quyền hành đều thâu tóm trong tay các viên quan cai trị người Pháp; biến vua quan Nam triều thành bù nhìn, tay sai. Chúng bóp nghẹt tự do, dân chủ, thẳng tay đàn áp, khủng bố, dìm các cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong biển máu. "Sự thật là người Đông Dương không có một phương tiện hành động và học tập nào hết. Báo chí, hội họp, đi lại đều bị cấm.. Việc có những báo hoặc tạp chí mang tư tưởng tiến bộ một chút hoặc có một tờ báo của giai cấp công nhân Pháp là một tội nặng. Rượu cồn và thuốc phiện cùng báo chí phản động của bọn cầm quyền bổ sung cho cái công cuộc ngu dân của chính phủ. Máy chém và nhà tù làm nốt phần còn lại" 1 .

    Thời kỳ thực dân Pháp vào "khai hóa" nước ta, mặc dù núp dưới khẩu hiệu "Tự do, bình đẳng, bác ái" nhưng thân phận người phụ nữ lại càng cùng cực hơn. Nguyễn Ái Quốc đã nêu lên thực trạng đó: "Dưới chế độ phong kiến và thực dân, phụ nữ bị áp bức tàn tệ. Ngoài xã hội thì phụ nữ bị xem khinh như nô lệ. Ở gia đình thì họ bị kìm hãm trong xiềng xích" tam tòng "2 . Người còn lên án đanh thép tội ác của kẻ xâm lược:" Người ta nói: "Chế độ thực dân là chế độ ăn cướp". Chúng tôi xin nói thêm: Chế độ hãm hiếp đàn bà và giết người "3 .

    Tội ác của chủ nghĩa thực dân, đế quốc gieo rắc trên các thuộc địa và trên thân thể của người phụ nữ không chỉ dừng lại ở bóc lột sức lao động của họ, ở chính sách thuế má để làm lợi cho kinh tế chính quốc. Cùng với sự bóc lột về kinh tế, chúng còn kìm hãm, triệt tiêu đời sống chính trị và nhận thức văn hóa của họ. Mục đích cuối cùng là cướp đi quyền tự do, tiếng nói dân chủ công bằng (những phạm trù mà có thể họ chưa bao giờ được tiếp xúc trong đời nô lệ phụ thuộc của mình), là sự nô dịch về văn hóa, sự phân biệt đối xử, sự kì thị dân tộc ở bất cứ đâu, nơi chủ nghĩa thực dân thống trị hay đặt sự bảo hộ của mình:" Ở Hoa Thịnh Đốn, cái tệ chia rẽ màu da rất trắng trợn. Vài thí dụ: . Một phụ nữ đau đẻ nhưng nhà hộ sinh nhận hộ sinh gần bên nhất định không nhận. Bà ấy phải đẻ ở bên đường. Ở thủ đô có nghĩa địa riêng dành cho người da trắng, riêng cho người da đen, và riêng cho con chó "[1] . Vậy là đâu đó, dưới ánh sáng của Nữ thần tự do sinh mạng con người lại không đáng giá bằng một con vật?

    Thứ ba , về văn hóa

    Trước cách mạng tháng Tám năm 1945:" Để đánh lừa dư luận bên Pháp và bóc lột dân bản xứ một cách êm thấm, bọn cá mập của nền văn minh không những đầu độc nhân dân An Nam bằng rượu và thuốc phiện, mà còn thi hành một chính sách ngu dân triệt để "[2] . Do chính sách ngu dân của thực dân, phong kiến nền văn hóa nghệ thuật dân tộc Việt Nam chưa có sự bình đẳng giữa các giá trị. Đặc biệt là phụ nữ, luôn chịu sự trà đạp lên nhân phẩm, danh dự.. Bọn phong kiến, tư bản, chúng đã dùng nhiều chính sách tàn bạo để kìm hãm sự phát triển văn hóa, nghệ thuật của chị em phụ nữ. Thực dân, phong kiến đã thi hành chính sách văn hóa nô dịch, gây tâm lý tự ti, vong bản, khuyến khích các hoạt động mê tín dị đoan, đồi phong bại tục. Chúng tìm mọi cách bưng bít và ngăn chặn ảnh hưởng của nền văn hóa tiến bộ trên thế giới vào Việt Nam và thi hành chính sách" ngu để trị "một cách triệt để. Chúng đã sử dụng mọi thủ đoạn thâm độc để đạt được mục tiêu làm cho nhân dân An Nam thanh những người" An Nam mít "Nguyễn Ái Quốc đã bất bình nói rằng:" Khi xưa Pháp cai trị nước ta, chúng thi hành chính sách ngu dân. Chúng hạn chế mở trường học, chúng không muốn cho dân ta biết chữ để dễ lừa dối dân ta và bóc lột dân ta. Số người Việt Nam thất học so với số người trong nước là 95 phần trăm, nghĩa là hầu hết người Việt Nam mù chữ. Như thế thì tiến bộ làm sao được? "[3] .

    Trong" Tuyên ngôn độc lập "khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa có đoạn viết:" Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong bể máu. Chúng ràng buộc dư luận thi hành chính sách ngu dân "[4] .

    Chủ nghĩa thực dân cùng với" chính sách khai hóa văn minh "của mình, đã thể hiện một cách quyết liệt cho những người dân nơi chúng đặt chân tới thấy sức mạnh của văn minh khai hóa, bằng cách này hay cách khác, chúng luôn bắt đầu sứ mệnh" khai hóa "tàn ác của mình từ phụ nữ, người già và trẻ em. Có thể là" Trên đám đất bằng phẳng trước kia là ruộng muối, ba cái xác chết nằm đó: Một em bé bị lột trần, một thiếu nữ ruột gan lòi ra, cánh tay trái cứng đờ giơ nắm tay lên chĩa vào ông trời vô tình, một xác cụ già ghê rợn khủng khiếp, thân thể trần truồng, mặt mũi cháy không còn nhận ra được nữ "; hay" Một viên quan hai có nhiều vợ đã quật ngã một thiếu phụ An Nam và dùng gậy song đánh chị đến chết chỉ vì chị không chịu làm vợ lẽ hắn.. Một sĩ quan khác hiếp một em bé bằng những cách dâm bạo vô cùng ghê tởm. Bị truy tố trước tòa đại hình, hắn được trắng án, chỉ vì nạn nhân là người An Nam "1 . Sự độc ác, tàn nhẫn và thói dâm bạo thực dân không phải là điều được quy định trong chính sách khai hóa nhưng" là hiện tượng phổ biến ". Vì lẽ đó, nó được chấp nhận và buộc phải chập nhận ở khắp nơi, ở chính quốc hay ở thuộc địa" Không một chỗ nào người phụ nữ thoát khỏi những hành động bạo ngược. Ngoài phố, trong nhà, giữa chợ hay ở thôn quê, đâu đâu họ cũng vấp phải những hành động tàn nhẫn của bọn quan cai trị, sĩ quan, cảnh binh, nhân viên nhà đoan, nhà ga "2 .

    Tóm lại, chính sách thống trị của thực dân Pháp đối với nhân dân Việt Nam nói chung, với số phận của người phụ nữ nói riêng là một chính sách thống trị chuyên chế về chính trị, bóc lột nặng nề về kinh tế nhằm đem lại lợi nhuận tối đa về kinh tế, kìm hãm và nô dịc về văn hóa, giáo dục, chứ không phải đem đến một sự" khai hóa văn minh "- một sự khai hóa và cải tạo thực sự theo kiểu phương Tây cho dân tộc Việt Nam. Bản chất của" sứ mệnh khai hóa "đó chính là sự khai thác thuộc địa; áp bức, bóc lột và trà đạp đạp lên số phận của người phụ nữ diễn ra dưới lưỡi lê, họng súng, máy chém.. Hồ Chí Minh từng nói về" nhà khai hóa "như sau:" Khi người ta đã là một nhà khai hóa thì người ta có thể làm những việc dã man mà vẫn cứ là người văn minh nhất "3 . Và nếu người phụ nữ cùng các tầng lớp, giai cấp khác trong xã hội không chịu nhục được, phải vùng lên, thì các nhà khai hóa" điều quân đội, súng liên thanh, súng cối và tàu chiến đến, người ta ra lệnh giới nghiêm. Người ta bắt bớ và bỏ tù hàng loạt. Đấy! Công cuộc khai hóa nhân từ là như thế đấy!"1 . Vì vậy, giải phóng phụ nữ nói riêng, dân tộc nói chung chính là mục tiêu của cách mạng.

    1 . Sđd. T1, tr 325-326

    2 . Sđd. T1, tr96

    1 . Sđd. T2, tr134

    1 . Trung Quốc và thanh niên Trung Quốc, Sđd. T2, tr390

    2 . Bản án chế độ thực dân Pháp, Sđd. T2, tr105

    3 . Sđd. T2, tr112

    1 . Sđd. T2, tr92

    2 . Sđd. T4, tr661

    3 . Sđd. T5, tr618

    [1] Xã hội văn hóa Mỹ, Sđd. T6, tr324

    [2] Sđd. T6, tr97

    [3] Chống nạn thất học, Sđd. T4, tr36-37

    [4] Hồ Chí Minh toàn tập. T3, tr555

    1 . Bản án chế độ thực dân Pháp, Sđd. T2, tr112

    2 . Sđd. T2, tr105

    3 . Sđd. T2, tr56

    1 . Sđd. T2, tr115


    - Còn tiếp -
     
    Chỉnh sửa cuối: 7 Tháng tám 2022
Trả lời qua Facebook
Đang tải...