Vận dụng quy luật mâu thuẫn để giải quyết vấn đề rác thải nhựa ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Mạnh Thăng, 24 Tháng tám 2021.

  1. Mạnh Thăng

    Bài viết:
    8,713
    Chỉnh sửa cuối: 11 Tháng mười hai 2021
  2. Mạnh Thăng

    Bài viết:
    8,713
    Phần mở đầu

    Bấm để xem
    Đóng lại
    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

    Nếu phép biện chứng duy vật được coi là một trong ba phát minh quan trọng nhất của chủ nghĩa Mác - Lênin, thì quy luật mâu thuẫn (hay còn được gọi là quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập) được xem như là quy luật quan trọng nhất của phép biện chứng duy vật, là hạt nhân của phép biện chứng duy vật, vì nó vạch ra nguồn gốc động lực của sự vận động phát triển của thế giới khách quan.

    Mâu thuẫn là hiện tượng xuất hiện trong tất cả các lĩnh vực, từ tự nhiên đến xã hội, và ngay cả từ trong chính tư duy con người. Mâu thuẫn tồn tại từ khi sự vật xuất hiện đến lúc kết thúc. Tất cả những lĩnh vực đó nếu thiếu đi mâu thuẫn cơ bản tạo thành sự vật, hiện tượng đó thì bản thân sự vật, hiện tượng không còn khả năng tồn tại. Trong mỗi sự vật, mâu thuẫn không chỉ hình thành một mà là nhiều mâu thuẫn, và khi mâu thuẫn này mất đi thì mâu thuẫn khác lại hình thành.

    Thế giới chúng ta đang sống ngày nay liên tục chứng kiến sự phát triển vượt bậc nhờ những thành tựu khoa học công nghệ cao, đặc biệt nhất chính là sự ra đời và phát triển của mạng Internet. Tuy nhiên, bên cạnh đó, thế giới cũng đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề tồn đọng cần được giải quyết. Và việc xử lí rác thải nhựa là một trong số đó. Không nghiễm nhiên mà rác thải nhựa lại trở thành mối lo ngại toàn cầu. Chính những tác hại mà bản thân chúng mang lại, và quan trọng hơn là, tầm quan trọng của nhựa đối với con người, đang làm cho vấn đề trở nên khó giải quyết hơn bao giờ hết.

    Ở Việt Nam, vấn đề này đã trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu cần được giải quyết. Đặc biệt, khi mà Việt Nam ta mới chỉ là một đất nước đang trên đà phát triển thì mâu thuẫn giữa việc sử dụng và giảm thiểu rác thải nhựa của người dân Việt Nam đang trở thành mối quan tâm đáng lo ngại. Không chỉ có thế, những mâu thuẫn khác bên cạnh việc sử dụng và giảm thiểu rác thải nhựa càng khiến cho việc giải quyết thực trạng này thêm phần khó khăn. Do đó, việc giải quyết mâu thuẫn trong quá trình phát triển đất nước là điều tất yếu ở thời điểm hiện tại. Đây là đề tài vừa có ý nghĩa thực tiễn lý luận, vừa mang tính cấp thiết.

    2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

    Đề tài tập trung nghiên cứu quy luật mâu thuẫn trong lịch sử triết học Mác – Lênin và áp dụng thực tiễn vào việc giải quyết vấn đề về rác thải nhựa ở Việt Nam.

    Cụ thể: Những công dân đang sinh sống và làm việc ở Việt Nam có thói quen sử dụng nhựa, chính quyền địa phương, nhà nước Việt Nam.

    3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

    Không gian: Việt Nam

    Phạm vi cụ thể: Môi trường biển, môi trường đất và các bãi tập kết rác.

    4. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

    Hiểu được quy luật mâu thuẫn và mối liên hệ giữa chúng, từ đó tìm ra và hiểu được những loại mâu thuẫn tồn tại trong việc giải quyết rác thải nhựa tồn đọng ở Việt Nam. Từ đó, ta sẽ tìm ra giải pháp phù hợp để trước mắt có thể làm giảm thực trạng này, từ đó hình thành nên hình thức bảo vệ môi trường sống chung quanh ta và bảo vệ Trái Đất khỏi những tác hại mà nhựa mang lại.

    5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    Phương pháp phân tích (Phân tích dựa trên các nguồn tài liệu: Báo chí, diễn đàn, v. V).

    Phương pháp tổng hợp.

    Phương pháp phân tích sử lí số liệu.

    Phương pháp biện chứng duy vật.

    6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

    Ngoài mục lục, phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 2 chương:

    - Chương 1: Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập.

    - Chương 2: Vận dụng quy luật mâu thuẫn vào vấn đề thực tiễn - giải quyết rác thải nhựa tồn đọng ở Việt Nam.
     
  3. Mạnh Thăng

    Bài viết:
    8,713
    Chương 1: QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH GIỮA CÁC MẶT ĐỐI LẬP

    1.1 CÁC KHÁI NIỆM

    Bấm để xem
    Đóng lại
    1.1. 1 Các định nghĩa của các mặt đối lập, thống nhất và mâu thuẫn

    Nhân tố để tạo nên mâu thuẫn biện chứng là: Mặt đối lập.

    Mặt đối lập là: Những đặc điểm, những thuộc tính, những khuynh hướng vận động trái ngược, nhưng đồng thời lại là điều kiện tiền đề tồn tại của nhau. Sự tồn tại của các mặt đối lập là khách quan, và phổ biến trong mọi sự vật hiện tượng.

    Thống nhất của các mặt đối lập là: Những sự ràng buộc, không được tách rời, quy định lẫn nhau giữa các mặt đối lập (mặt này làm tiền đề cho mặt kia để tồn tại).

    Một sự vật không thể tồn tại nếu thiếu đi một trong hai mặt đối lập chính tạo nên sự vật đó. Điều đó có nghĩa là sự tồn tại của bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng không thể thiếu được sự thống nhất của các mặt đối lập tồn tại trong bản thân sự vật, hiện tượng ấy.

    Mâu thuẫn theo quan niệm biện chứng là: Những mối quan hệ thống nhất, đấu tranh (sự tác động qua lại) và chuyển hóa giữa các mặt đối lập của mỗi sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau theo khuynh hướng khách quan. Ví dụ:

    - Trong mối quan hệ xã hội có giai cấp địa chủ (thống trị) và nông dân (bị trị). Việc thống trị thì luôn đi kèm bị trị dẫn đến luôn xung đột và đấu tranh lẫn nhau nhưng cùng tồn tại.

    Mâu thuẫn theo quan niệm siêu hình là: Cái đối lập phản logic, không có sự thống nhất, không có chuyển hóa biện chứng giữa các mặt đối lập.

    Tính chất mâu thuẫn gồm:

    - Tính khách quan và tính phổ biến: Mỗi sự vật, hiện tượng, quá trình đều có đều có tính khách quan và chúng đều luôn có sự thống nhất, đấu tranh của các mặt đối lập tồn tại trong tất cả các lĩnh vực

    - Tính đa dạng và phong phú: Mỗi sự vật, hiện tượng, quá trình đều bao hàm nhiều loại mâu thuẫn khác nhau, chúng biểu hiện khác nhau trong những điều kiện khác nhau. Chúng giữ vai trò khác nhau đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của sự vật.

    Đấu tranh của các mặt đối lập là: Khuynh hướng tác động qua lại, bài trừ, phủ định lẫn nhau của các mặt đối lập.

    1.1. 2. Những loại mâu thuẫn phổ biến

    1.1. 2.1. Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài

    Mâu thuẫn bên trong là mâu thuẫn giữa các yếu tố cấu thành một sự vật nhất định. Nó có vai trò quyết định trực tiếp đối với quá trình vận động và phát triển của sự vật.

    Mâu thuẫn bên ngoài là mâu thuẫn giữa mặt đối lập của sự vật này với mặt đối lập của sự vật khác. Mâu thuẫn bên ngoài có vai trò hỗ trợ. Ví dụ:

    - Có một công ty gồm 2 phân phòng (X, Y). Cả hai phòng đều đang cố gắng đạt vị trí đầu của công ty trong xếp hạng Nếu xét trong nội bộ phòng X thì mâu thuẫn giữa phòng X và phòng Y là mâu thuẫn bên ngoài. Nhưng nếu xét trong nội bộ công ty thì mâu thuẫn giữa 2 phòng là mâu thuẫn bên trong.

    Mâu thuẫn bên ngoài tự nó không thể phát huy được vai trò của mình, mà phải thông qua mâu thuẫn bên trong để phát huy tác dụng nhất định. Tuy nhiên, giữa mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài có sự tác động qua lại với nhau. Giải quyết mâu thuẫn này cũng là điều kiện để giải quyết mâu thuẫn kia.

    1.1. 2.2. Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản

    Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn quy định bản chất của sự vật, quy định sự phát triển ở tất cả các giai đoạn của sự vật. Nó tồn tại gắn liền với sự vật từ khi sinh ra cho đến khi sự vật kết thúc. Nó là cơ sở hình thành và chi phối các mâu thuẫn khác trong quá trình phát triển của sự vật. Ví dụ:

    - A là sinh viên nghèo nhưng lại muốn mua xe hơi. Khi mâu thuẫn này phát triển đến mức A không mua xe được thì không thể thấy hạnh phúc, nên A đã quyết tâm học tiếng Anh để đi kiếm tiền nhiều hơn. Mâu thuẫn giữa việc có tiền ít và muốn có xe hơi là mâu thuẫn cơ bản vì nó liên quan đến giá trị sống của A. Khi mâu thuẫn cơ bản này được giải quyết (tức là kiếm được nhiều tiền để mua xe), cuộc sống mới nhiều hạnh phúc của A thay thế cho cuộc sống cũ ít hạnh phúc. Như tế, sự vật đã thay đổi căn bản về chất.

    Mâu thuẫn không cơ bản là mâu thuẫn đặc trưng cho một phương diện nào đó của sự vật, nó quy định sự vận động và phát triển của một mặt nào đó của sự vật. Mâu thuẫn đó nảy sinh hay được giải quyết không làm cho sự vật thay đổi căn bản về chất. Ví dụ:

    - Ở ví dụ công ty phân phòng trên là mâu thuẫn không cơ bản.

    Khi mâu thuẫn cơ bản được giải quyết thì sự vật sẽ thay đổi về chất. Mâu thuẫn không cơ bản tồn tại bao giờ cũng gắn liền với mâu thuẫn cơ bản, và trong quá trình vận động, mâu thuẫn cơ bản có thể làm nảy sinh mâu thuẫn không cơ bản.

    1.1. 2.3 Mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng

    Mâu thuẫn đối kháng là chỉ sự đối lập thuộc về bản chất của lợi ích cơ bản giữa các giai cấp, các lực lượng xã hội, các khuynh hướng xã hội đối địch. Nó theo nguyên tắc chung chỉ được giải quyết thông qua các cuộc cách mạng xã hội. Ví dụ:

    - Mâu thuẫn giữa giai cấp chủ nô và giai cấp nô lệ, địa chủ và nông nô, tư sản và vô sản, v. V.

    Mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn giữa những lực lượng, khuynh hướng xã hội mà lợi ích về cơ bản là nhất trí với nhau. Nó có xu hướng phát triển đặc thù của nó ngày càng dịu đi. Ví dụ:

    - Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai cấp nông dân, giai cấp công nhân và đội ngũ trí thức, giữa dân chủ và tập trung, dân chủ và chuyên chính, v. V.

    Phân biệt mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định phương pháp giải quyết mâu thuẫn.

    Mâu thuẫn này được giải quyết vẫn phải tuân thủ nguyên tắc là thông qua đấu tranh nhưng bằng phương pháp hòa bình.
     
  4. Mạnh Thăng

    Bài viết:
    8,713
    Chương 1: QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH GIỮA CÁC MẶT ĐỐI LẬP

    1.2 SỰ VẬN ĐỘNG CỦA MÂU THUẪN


    Bấm để xem
    Đóng lại
    Các mặt đối lập vừa thống nhất vừa đấu tranh lẫn nhau và chúng có sự chuyển hóa giữa các mặt đối lập. Trong đó, sự thống nhất là tương đối, sự đấu tranh là tuyệt đối

    Tính tuyệt đối của đấu tranh giữa các mặt đối lập làm cho sự vận động và phát triển của sự vật là tự thân và diễn ra liên tục.

    Tính tương đối của thống nhất giữa các mặt đối lập làm cho thế giới vật chất phân hóa thành các bộ phận, các sự vật đa dạng phức tạp, giai đoạn.

    Sự tác động qua lại dẫn đến chuyển hóa giữa các mặt đối lập là 1 quá trình:

    - Lúc mới xuất hiện, mâu thuẫn thể hiện ở sự khác biệt và phát triển thành 2 mặt đối lập.

    - Khi hai mặt đối lập của mâu thuẫn xung đột gay gắt và đã đủ điều kiện chín muồi thì chúng sẽ chuyển hóa lẫn nhau do đó mâu thuẫn được giải quyết.

    - Do đó mâu thuẫn cũ được thay thế bằng mâu thuẫn mới nên chuyển hóa giữa các mặt đối lập tiếp diễn. Làm cho mọi sự vật, hiện tượng luôn phát triển và vận động.

    1.3 Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Trong nhận thức và thực tiễn cần tôn trọng, phát hiện mâu thuẫn và phân tích đầy đủ các mặt đối lập. Vì mâu thuẫn có tính khách quan, tính phổ biến và là nguồn gốc của vận động phát.

    Vì tính chất đa dạng, phong phú của mâu thuẫn, quan điểm lịch sử-cụ thể cần được có trong việc nhận thức và giải quyết mâu thuẫn.

    Quan điểm lịch sử-cụ thể là biết phân tích và phân biệt cụ thể từng loại mâu thuẫn, vai trò và vị trí từng loại đó trong từng hoàn cảnh và điều kiện nhất định. Từ đó tìm ra phương pháp giải quyết phù hợp.
     
  5. Mạnh Thăng

    Bài viết:
    8,713
    Chương 2: VẬN DỤNG QUY LUẬT MÂU THUẪN VÀO VẤN ĐỀ THỰC TIỄN, GIẢI QUYẾT RÁC THẢI NHỰA TỒN ĐỌNG Ở VIỆT NAM

    2.1 KHÁI NIỆM VÀ TỔNG QUAN VỀ NHỰA

    Bấm để xem
    Đóng lại
    2.1. 1. Khái niệm về nhựa

    Nhựa là thuật ngữ phổ biến chung cho các loại vật liệu rắn vô định hình tổng hợp hoặc bán tổng hợp thích hợp cho sản xuất các sản phẩm công nghiệp.

    Từ Plastic xuất phát từ tiếng Hy Lạp (plastikos) có nghĩa là phù hợp cho đúc, và (plastos) có ý nghĩa đúc. Nó đề cập đến tính dẻo dai của chúng, hoặc dẻo trong quá trình sản xuất, cho phép chúng được đúc, ép, hoặc ép đùn thành nhiều hình dạng khác nhau.

    Có hai loại chất dẻo: Nhựa nhiệt dẻo và Nhựa nhiệt.

    - Nhựa nhiệt dẻo sẽ làm mềm và tan chảy nếu nhiệt được sử dụng. Ví dụ: Polyethylene, polystyrene, và PTFE.

    - Nhiệt độ không làm mềm hoặc tan bất kể lượng nhiệt được áp dụng như thế nào. Ví dụ: Micarta, GPO, G-10.

    2.1. 2. Tổng quan về nhựa

    2.1. 2.1. Phân loại

    Nhựa có thể được phân loại theo cấu trúc hóa học của chúng, cụ thể là các đơn vị phân tử tạo nên xương sống và xương sống của polymer. Một số nhóm quan trọng trong các phân loại này là acrylics, polyesters, silicones, polyurethane, và nhựa halogen.

    Nhựa cũng có thể được phân loại theo quy trình hóa học được sử dụng trong tổng hợp của chúng; ví dụ, như ngưng tụ, polyaddition, liên kết chéo, v. V.

    Nhựa cũng có thể được xếp hạng bằng các tính chất vật lý khác nhau như mật độ, độ bền kéo, nhiệt độ chuyển tiếp thủy tinh, khả năng chống chịu với các sản phẩm hóa học khác nhau, v. V.

    2.1. 2.2. Lịch sử của nhựa

    Plastic nhân tạo đầu tiên được Alexander Parkes phát minh vào năm 1855, gọi là Parkesine nhựa (sau này gọi là celluloid).

    Sự phát triển của chất dẻo bắt nguồn từ việc sử dụng các chất dẻo tự nhiên (ví dụ: Kẹo cao su, vỏ sò) để sử dụng các vật liệu tự nhiên đã được biến đổi về mặt hóa học (ví dụ cao su, nitrocellulose, collagen, galalite) và cuối cùng là các phân tử hoàn toàn tổng hợp (ví dụ: Bakelite, epoxy, polyvinyl clorua, polyethylene).

    2.1. 2.3. Một số loại nhựa phổ biến

    Nylon: Ngôi sao thực sự của ngành công nghiệp nhựa vào những năm 1930 là polyamide (PA), được biết đến nhiều hơn nhờ tên thương hiệu nylon. Nylon là sợi tổng hợp đầu tiên được Tổng công ty DuPont giới thiệu tại Hội chợ Thế giới năm 1939 ở thành phố New York. Sợi nylon tổng hợp rất mạnh nhưng rất linh hoạt, với ứng dụng đầu tiên là cho lông bàn chải đánh răng. Trong thế chiến thứ II, nylon được dùng để sản xuất vớ, hoặc chỉ nylon, cho phụ nữ Mỹ đã được đưa lên để sản xuất một số lượng lớn các dù cho phi công và lính nhảy dù. Sau khi chiến tranh kết thúc, DuPont quay trở lại bán nylon cho công chúng, tham gia vào một chiến dịch quảng cáo khác vào năm 1946 dẫn đến một cơn sốt lớn, gây ra cuộc bạo loạn nylon. Nylon vẫn là chất dẻo quan trọng, không chỉ để sử dụng trong các loại vải. Trong dạng số lượng lớn nó rất mài mòn, đặc biệt nếu được ngâm tẩm dầu, và do đó được sử dụng để chế tạo bánh răng, vòng bi, bushings, và vì nhiệt chịu nhiệt tốt, ngày càng cho các ứng dụng dưới mui xe trong xe ô tô, và cơ khí khác các bộ phận.

    Polypropylene (PP): Polypropylene được phát hiện vào đầu những năm 1950 bởi Giulio Natta. Nó phổ biến trong khoa học hiện đại và công nghệ. Hai nhà hóa học người Mỹ đang làm việc cho Phillips Petroleum, J. Paul Hogan và Robert Banks, hiện nay được coi là những nhà phát minh chính của vật liệu. PEs rẻ, linh hoạt, bền và khả năng kháng hóa chất. Nó được sử dụng trong tất cả mọi thứ từ chai nhựa đến thảm để đồ nhựa, và được sử dụng rất nhiều trong xe ô tô.

    Nhựa phân hủy sinh học: Nghiên cứu đã được tiến hành trên các chất dẻo phân hủy sinh học phân huỷ bằng ánh sáng mặt trời (ví dụ: Tia cực tím), nước hoặc ẩm ướt, vi khuẩn, enzyme, sự mài mòn của gió và một số trường hợp sâu bệnh hại cho loài gặm nhấm hoặc côn trùng tấn công cũng bao gồm dưới dạng các dạng phân hủy sinh học hoặc môi trường suy thoái. Rõ ràng một số trong những phương thức suy thoái này chỉ có hiệu quả nếu nhựa được phơi ra ở bề mặt, trong khi các chế độ khác sẽ chỉ có hiệu quả nếu các điều kiện nhất định tồn tại ở bãi chôn lấp hoặc hệ thống phân ủ. Bột tinh bột đã được trộn với nhựa làm chất độn để làm cho nó dễ phân hủy hơn, nhưng nó vẫn không dẫn đến sự đổ vỡ hoàn toàn của nhựa. Một số nhà nghiên cứu đã thực sự biến đổi gen vi khuẩn tổng hợp một chất dẻo hoàn toàn phân hủy, nhưng đắt tiền, như Biopol. Công ty hóa chất Đức BASF làm cho Ecoflex, một polyester phân hủy hoàn toàn cho các ứng dụng đóng gói thực phẩm.
     
  6. Mạnh Thăng

    Bài viết:
    8,713
    Chương 2: VẬN DỤNG QUY LUẬT MÂU THUẪN VÀO VẤN ĐỀ THỰC TIỄN, GIẢI QUYẾT RÁC THẢI NHỰA TỒN ĐỌNG Ở VIỆT NAM

    2.2. VĂN HÓA XỬ LÝ NHỰA Ở VIỆT NAM


    Bấm để xem
    Đóng lại
    2.2. 1. Lượng rác thải nhựa ở Việt Nam

    2.2. 1.1. Trên đất liền

    Việt Nam đứng thứ 17 trong 109 nước có mức rác thải nhựa lớn nhất thế giới. Có thể nói, đây là một vị trí tương đối cao.

    Cụ thể hơn, Bộ tài nguyên & Môi trường cho biết mỗi năm Việt Nam thải ra 1, 8 triệu tấn rác thải nhựa. Riêng Hà Nội và Hồ Chí Minh, trung bình mỗi ngày thải ra môi trường 80 tấn rác thải nhựa, và chỉ 27% trong số đó được tái chế lại.

    Trong khi đó, lượng tiêu thụ nhựa tính trên đầu người ở Việt Nam tăng mạnh từ 3, 8 kg/người/năm lên 41, 3 kg/người/năm trong giai đoạn 1990 – 2018 (Theo báo cáo của Hiệp hội nhựa Việt Nam). Điều này cho thấy người Việt vẫn chưa có ý thức hạn chế rác thải nhựa, mà nhu cầu sử dụng đồ nhựa ngày càng tăng.

    Rác thải nhựa ở Việt Nam đa phần đều bị thải trực tiếp cùng nhiều loại chất thải khác mà không được phân loại. Điều này càng gây khó khăn cho công tác phân loại, xử lý tái chế và giảm rác thải nhựa.

    2.2. 1.2. Trên biển

    Việt Nam đang đứng thứ 4 trên thế giới về lượng rác thải nhựa đổ ra biển với 0, 28 – 0, 73 triệu tấn mỗi năm (chiếm khoảng 6%).

    Trong số lượng rác thải nhựa trên biển có 80% được bắt nguồn từ các hoạt động trên đất liền, 112 cửa biển của nước ta hiện chính là nơi diễn ra quá trình vận chuyển rác thải nhựa ra đại dương.

    [​IMG]

    Hình 1. Thống kê 12 quốc gia xả rác nhựa nhiều nhất ra biển, theo báo VIFA (được trích dẫn từ The Wall Street Journal, năm 2010)

    2.2. 2. Thực trạng xử lý rác thải nhựa ở Việt Nam

    Các phương pháp chủ yếu đang được dùng để xử lý rác thải nhựa ở nước ta phải kể đến:

    - Chôn lấp: Mỗi năm Việt Nam có 25, 5 triệu tấn rác thải sinh hoạt thì 75% được đem đi chôn lấp. Nhưng chôn lấp làm ảnh hưởng đến diện tích đất, và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đất, làm ô nhiễm đất, ô nhiễm nguồn nước ngầm, v. V.

    - Đốt rác thải nhựa: Đốt rác thải nhựa giúp giải quyết vấn đề về quỹ đất hạn hẹp, nhưng lại làm sản sinh ra chất dioxin (chất da cam) gây biến đổi gen, mang đến nhiều nguy hiểm cho con người và sinh vật.

    - Tái chế rác thải nhựa: Việc tái chế tại nước ta chưa được thực hiện ở quy mô lớn mà vẫn còn nhỏ lẻ. Công nghệ tái chế hiệu quả thấp, chi phí cao.. nên chưa mang lại khả năng xử lý cao. Bên cạnh đó, tỷ lệ rác thải nhựa được phân loại từ nguồn là rất thấp cũng gây thêm nhiều khó khăn cho việc phân loại và tái chế.

    Dưới đây là một đoạn trích dẫn trong BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA NĂM 2017 - CHUYÊN ĐỀ: QUẢN LÝ CHẤT THẢI[1] của Bộ Tài nguyên và Môi trường về tình trạng sử dụng túi nylon ở Việt Nam.

    "Thực trạng sử dụng túi nylon ở nước ta:

    Theo thống kê chưa đầy đủ của Bộ TN&MT, mỗi hộ gia đình thường sử dụng 5 - 7 túi nylon/một ngày bao gồm cả túi to, túi nhỏ và những túi siêu nhỏ.. Chỉ riêng 2 thành phố lớn là Hà Nội và Tp. HCM, trung bình một ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa và túi nylon. Mỗi ngày Hà Nội thải ra từ 4.000 đến 5.000 tấn rác, trong đó rác thải nylon chiếm đến 7 - 8%. Còn Tp. HCM mỗi ngày thải ra khoảng 7.000 tấn rác, trong đó, rác thải ni lông chiếm khoảng 10% tổng lượng rác thải.

    Việc xử lý rác thải nylon hết sức phức tạp, ở điều kiện tự nhiên túi nylon phải mất 200 đến 500 năm mới phân hủy. Rác thải nylon nếu chôn lấp sẽ gây ô nhiễm môi trường đất và nước, gây cản trở sự sinh trưởng và phát triển các loại thực vật. Nếu đốt rác thải nylon sẽ tạo ra khí thải có chất độc dioxin và furan gây ngộ độc, ảnh hưởng đến tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, rối loạn chức năng tiêu hóa và các dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ.. Nguy hiểm nhất túi nylon có thể gây ung thư khi mà những chất phụ gia dùng để tạo độ dẻo dai, tạo màu cho túi nylon có thể gây độc cho người nếu bị làm nóng ở nhiệt độ cao. Ở nhiệt độ 70 - 800C phụ gia dùng sản xuất túi nylon sẽ hòa tan vào thực phẩm. Nếu sử dụng túi nylon để đựng các thực phẩm có tính chua như dưa muối, cà muối, thực phẩm nóng các phụ gia sẽ tách khỏi thành phần nhựa và đi vào thực phẩm gây nhiễm độc."

    Chú thích: [1] Bộ Tài nguyên và Môi trường (12/2017) BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA NĂM 2017 - CHUYÊN ĐỀ: QUẢN LÝ CHẤT THẢI, tr. 36
     
  7. Mạnh Thăng

    Bài viết:
    8,713
    Chương 2: VẬN DỤNG QUY LUẬT MÂU THUẪN VÀO VẤN ĐỀ THỰC TIỄN, GIẢI QUYẾT RÁC THẢI NHỰA TỒN ĐỌNG Ở VIỆT NAM

    2.3. TÁC HẠI CỦA RÁC THẢI NHỰA

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
  8. Mạnh Thăng

    Bài viết:
    8,713
    Chương 2: VẬN DỤNG QUY LUẬT MÂU THUẪN VÀO VẤN ĐỀ THỰC TIỄN, GIẢI QUYẾT RÁC THẢI NHỰA TỒN ĐỌNG Ở VIỆT NAM

    2.4. CÁC MÂU THUẪN TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỀ RÁC THẢI NHỰA Ở VIỆT NAM

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
  9. Mạnh Thăng

    Bài viết:
    8,713
    Chương 2: VẬN DỤNG QUY LUẬT MÂU THUẪN VÀO VẤN ĐỀ THỰC TIỄN, GIẢI QUYẾT RÁC THẢI NHỰA TỒN ĐỌNG Ở VIỆT NAM

    2.4. CÁC MÂU THUẪN TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỀ RÁC THẢI NHỰA Ở VIỆT NAM

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
    Vivuvivu, zyzyzy, thanhthile24 người khác thích bài này.
  10. Mạnh Thăng

    Bài viết:
    8,713
    Chương 2: VẬN DỤNG QUY LUẬT MÂU THUẪN VÀO VẤN ĐỀ THỰC TIỄN, GIẢI QUYẾT RÁC THẢI NHỰA TỒN ĐỌNG Ở VIỆT NAM

    2.4. CÁC MÂU THUẪN TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỀ RÁC THẢI NHỰA Ở VIỆT NAM

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
    Vivuvivu, zyzyzy, thanhthile21 người khác thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã bị khóa
Trả lời qua Facebook
Đang tải...