Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Freud_2512, 1 Tháng tư 2020.

  1. Freud_2512 Load...

    Bài viết:
    7
    Trong truyện ngắn Đời thừa, Nam Cao viết: "Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay , làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có" .

    Hãy làm rõ điều đó qua truyện Chí Phèo và Đời thừa của Nam Cao.


    Đáp án

    1. Giải thích:


    - Vị trí, hoàn cảnh câu nói: Là lời của nhân vật Hộ trong Đời thừa suy nghĩ về lương tâm, trách nhiệm của nhà văn khi anh bị lâm vào những bi kịch tinh thần đau đớn

    - "Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho", tức là văn chương không chấp nhận những thợ văn rập khuôn 1 cách máy móc, sáng tác theo kiểu dây chuyền công nghệ mà NCao gọi là thấy người ta ăn khoai cũng vác mai đi đào.

    - "Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có" . Bản chất của văn chương phải gắn liền với sự sáng tạo. Sáng tạo bằng nỗ lực "đào sâu", biết tìm tòi, để phát hiện ra cái mới trong những điều đã quen đã cũ. Sáng tạo còn là "khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có", tìm ra cái mới mẻ, độc đáo, không lặp lại người, không lặp lại mình. Sáng tạo trên cả 2 phương diện nội dung và hình thức.

    => Đây chính là quan điểm nghệ thuật đúng đắn, sâu sắc, tiến bộ của NCao, chi phối toàn bộ văn nghiệp của ông, trong đó có Chí PhèoĐời thừa.


    2. Cơ sở lí luận.

    - Nhà văn Nguyễn Minh Châu trong một cuộc nói chuyện đã đưa ra nhận định: "Văn học và cuộc sống là hai đường tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người" . Có thể nói, cuộc sống chính là đường tròn đồng tâm lớn nhất bao trùm lên toàn bộ đời sống con người và văn học. Văn học bắt nguồn từ cuộc sống và chính là nơi phản ánh cuộc sống muôn màu muôn vẻ một cách đầy sáng tạo. Mỗi tác phẩm văn học, cũng giống như bất kì một tác phẩm nghệ thuật, nào khác, đều là nơi phản ánh một vấn đề, một mảng nào đó của đời sống. Thế nhưng hiện thực đời sống đi vào trong tác phẩm phải là hiện thực được khúc xạ qua lăng kính chủ quan của nhà văn. Hơn nữa, dòng chảy đời sống không lặp lại bao giờ, là tấm gương phản ánh đời sống, văn học không thể không phản chiếu, lí giải, đánh giá, dự báo về những yếu tố mới mẻ không ngừng ấy.

    – Mặt khác, "Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo, vì vậy nó đòi hỏi người sáng tác phải có phong cách nổi bật, tức là có nét gì đó rất riêng, mới lạ thể hiện trong tác phẩm của mình". Lĩnh vực của "cái độc đáo" - tức là có tính chất của riêng mình, mang dấu ấn cách tân không giống những người khác- đòi hỏi ở nhà văn không chỉ có khát vọng làm người nghệ sĩ mà có tố chất cần có trước hết ở họ là phải có tài, còn gọi là năng khiếu vượt trội. Thêm nữa, nhà văn phải thỏa mãn nhu cầu của bạn đọc, của cuộc sống - ấy là sự sáng tạo "khơi những nguồn chưa ai khơi". Chính cái độc đáo ấy tạo nên phong cách nghệ thuật. Một khi tác giả sáng tác văn học tạo được dấu ấn riêng biệt, độc đáo trong quá trình nhận thức và phản ánh cuộc sống, biểu hiện rõ cái độc đáo qua các phương diện nội dung và hình thức của từng tác phẩm thì tác phẩm đó mới có sức hấp dẫn lớn, có thể vượt qua quy luật băng hoại khắc nghiệt của thời gian.

    - Sáng tạo vừa là sự đào sâu, tìm tòi vào những vấn đề quen thuộc, vừa là phát hiện những nét mới mẻ, độc đáo. Dù viết về đề tài đã cũ nhưng bằng cái nhìn độc đáo, giàu tính khám phá, phát hiện, nhà văn vẫn thấu suốt bản chất đời sống, mang lại cho tác phẩm giá trị tư tưởng sâu sắc. Hay nói cách khác, nhà văn phải biết phát huy vốn ấn tượng riêng của mình để tìm ra những gì mới mẻ trong đề tài quen thuộc, thể hiện một cách nhìn mới, mang đậm dấu ấn chủ quan, đem đến cho người đọc những cảm nhận phong phú, những suy ngẫm đa chiều. Nhưng nếu nhà văn có "đôi mắt mới", biết nhìn nhận con người và đời sống giàu tính khám phá, phát hiện lại tiếp cận với một "vùng đất mới", thì sức sáng tạo của nhà văn và giá trị của tác phẩm càng độc đáo, càng cao.

    + Sáng tạo ở phương diện nội dung là việc chọn lựa đề tài, xác định chủ đề, thể hiện cảm hứng.. mang cái nhìn giàu tính khám phá, phát hiện về con người và đời sống với những rung động mãnh liệt của người nghệ sĩ trước niềm vui, nỗi đau của con người, hướng con người tới gần hơn những giá trị Chân-Thiện-Mĩ

    + Sáng tạo còn ở phương diện nghệ thuật: Tác phẩm độc đáo trong ngôn từ, kết cấu, giọng điệu, điểm nhìn.. Nói như nhà văn I. X. Tuốcghênhép: "Cái quan trọng trong tài năng văn học là tiếng nói của mình, là cái giọng riêng biệt của chính mình, không thể tìm thấy trong cổ họng của bất kì người nào khác". Và theo nhà thơ Lê Đạt đó là"vân chữ" của"mỗi nhà thơ thứ thiệt"

    - Người đọc khi đến với tác phẩm văn học không chỉ để biết thêm nhiều điều mới mẻ mà còn để thưởng thức, rung cảm khi tác phẩm đó thực sự là"một phát minh về hình thức và một khám phá về nội dung" (Lêônít Lêônốp)

    3. Phân tích, chứng minh


    a. Sự sáng tạo về nội dung ở 2 tác phẩm

    a1. Chí Phèo

    *Vài nét khái quát về tác phẩm.

    * Phân tích:

    - Đề tài: Cuộc sống của người nông dân nghèo Việt Nam thời kì trước Cách mạng tháng Tám.

    + Đây là đề tài quen thuộc, được nhiều nhà văn khai thác và đã xây dựng được những hình tượng điển hình như trong: Tắt đèn (Ngô Tất Tố), Bước đường cùng (Nguyễn Công Hoan)..

    + Cũng viết về cuộc sống của người nông dân thời kì trước Cách mạng tháng Tám, Nam Cao không chỉ đề cập đến nỗi khổ đau về vật chất của người nông dân mà còn xoáy sâu vào bi kịch tinh thần đau đớn: Bi kịch bị tha hóa, bị cự tuyệt quyền sống làm người lương thiện.

    - Cái nhìn hiện thực mới mẻ:

    + Quy luật lưu manh hóa ở nông thôn VN trước CMT8:

    ++ Quá trình tha hóa của nhân vật Chí Phèo

    ++ Sự tha hóa của những người nông dân nghèo như Chí Phèo mang tính quy luật vì đó cũng là số phận chung của Năm Thọ, Binh Chức và sau này có thể là Chí Phèo con.

    + Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người: Khi Chí phèo gặp thị Nở, được yêu thương, thức tỉnh, khao khát trở lại với lương thiện lại rơi vào bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người, buộc phải chọn 1 kết cục bi thảm: Giết kẻ thù và tự sát. (Nói qua)

    ð Lời kết án xã hội cũ tàn bạo, vô nhân tính

    - Cái nhìn nhân đạo sâu sắc: Nhà văn trân trọng phát hiện phẩm chất tốt đẹp của con người, khẳng định bản chất lương thiện của con người không bao giờ mất đi cho dù họ có bị hủy hoại, bị tàn phá cả nhân hình lẫn nhân tính.


    +Quá trình hồi sinh của Chí Phèo:

    ++ Cuộc gặp gỡ với Thị Nở

    ++ Diễn biến tâm trạng và hành động của Chí sau khi gặp Thị Nở (Phân tích gọn).

    Nỗi niềm đồng cảm với bi kịch của Chí Phèo và cái nhìn trân trọng của Nam Cao với bản chất lương thiện cuarr những con người tha hóa, niềm tin vào sức mạnh của tình thương, tình người.

    a2. Đời Thừa


    *Vài nét khái quát về tác phẩm.

    * Phân tích:

    - Đề tài: + Đời Thừa viết về đề tài người trí thức tiểu tư sản. Đề tài này không thật mới: Đương thời, đã có Mực mài nước mắt (Lan Khai), Nợ văn (Lãng Tử), nhiều trang tùy bút của Nguyễn Tuân, nhiều vần thơ của Tản Đà, Nguyễn Vỹ, Trần Huyền Trân, hai câu thơ rất quen thuộc của Xuân Diệu: "Nỗi đời cơ cực đang giơ vuốt – Cơm áo không đùa với khách thơ".. Tất cả đều đã nói thấm thía về cảnh nghèo túng đáng thương của người cầm bút.

    +Đời Thừa cũng như một số sáng tác khác của Nam Cao như: Giăng Sáng, Nước Mắt, Sống Mòn.. gần gũi với những tác phẩm trên về đề tài, giọng điệu, tư tưởng, đã ghi lại chân thật hình ảnh buồn thảm của người tri thức tiểu tư sản nghèo. Tuy không đến nỗi quá đen tối, tối như mực "lắm khi đen quánh lại" – chữ dùng của Nguyễn Tuân -, như cuộc sống của quần chúng lao động thường xuyên đói rét thê thảm, nhưng cuộc sống của những người lao động áo trắng ", những" vô sản đeo cổ cồn "đó cũng toàn một màu xám nhức nhối:" Không tối đen mà xam xám nhờ nhờ "(Xuân Diệu) vì nghèo túng triền miên, vì chết mòn" về tinh thần. Ở Đời Thừa, Nam Cao tập trung miêu tả tấn bi bịch tinh thần đau đớn của nhà văn Hộ, từ đó đặt ra nhiều vấn đề xã hội có ý nghĩa sâu sắc.


    - Bi kịch văn chương

    - Bi kịch tình thương


    ð Ý nghĩa của bi kịch:

    + Qua bi kịch tinh thần của Hộ, NCao đã phản ánh chân thực tình cảnh tủi nhục của người trí thức nghèo trong xã hội cũ. Họ có mơ ước hoài bão chân chính nhưng vì gánh nặng cơm áo mà phải sống đau khổ, vô danh, vô nghĩa với những bi kịch dai dẳng, không lối thoát. Ông cũng day dứt trước tình trạng xói mòn nhân cách của họ vì miếng cơm, manh áo.

    + Từ đây, Nam Cao lên án xã hội cũ đẩy người trí thức vào tình cảnh bi kịch, khiến họ phải sống cảnh "đời thừa", phải "sống mòn".

    + Ông còn thể hiện thái độ trân trọng, tin tưởng người trí thức: Dù trong hoàn cảnh bi kịch, họ vẫn gắng gượng vượt lên giữ gìn nhân cách và lẽ sống tình thương, không thôi khát khao về một cuộc sống có ý nghĩa, xứng đáng với con người.

    B. Sự sáng tạo về nghệ thuật ở 2 tác phẩm:

    - Cốt truyện: + Nhiều sáng tác của Nam Cao hầu như không có cốt truyện, tình tiết không mấy hấp dẫn. Nhà văn thường viết về cái nhỏ nhặt, xoàng xĩnh mà ông gọi là "Những truyện không muốn viết" như cái đói và miếng ăn, nhưng từ đó, ông lại đặt ra được những vấn đề xã hội có ý nghĩa to lớn, thể hiện những triết lí sâu sắc về con người, cuộc sống và nghệ thuật.

    + Truyện ngắn Chí Phèo lại rất khác, tác phẩm có cốt truyện rất hấp dẫn, tình tiết đầy kịch tính và luôn biến hóa, càng về cuối càng gay cấn với những tình tiết quyết liệt, bất ngờ. Điều đó, chứng tỏ, Nam Cao luôn nỗ lực sáng tạo không ngừng để không lặp lại người và lặp lại mình.

    + Đời Thừa lại có cốt truyện đơn giản, khung cảnh hẹp, nhân vật ít hành động. Truyện chỉ xoay quanh những vặt vãnh đời thường của gia đình Hộ. Tác giả khai thác những chi tiết bình dị của cuộc sống để khái quát thành những vấn đề có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc, vượt khỏi phạm vi của đề tài.

    - Kết cấu: + Truyện NCao thường kết cấu theo dòng tâm lí của nhân vật, mạch tự sự trong tác phẩm của ông thường đảo lộn trật tự của thời gian, không gian tạo nên lối kết cấu vừa linh hoạt vừa hết sức chặt chẽ. Truyện của ông không đi theo trình tự cuộc đời nhân vật mà tuân theo trình tự tâm lí.

    + "Chí Phèo": ++ Có một lối kết cấu mới mẻ, tưởng như vô cùng phóng túng thoải mái nhưng thực chất lại rất chặt chẽ, lôgic. Tác phẩm mở ra bằng hình ảnh Chí Phèo đã tha hóa, trở thành lưu manh, quỷ dữ, say rượu vừa đi vừa chửi, sau đó Nam Cao mới ngược về quá khứ giới thiệu về lai lịch của Chí Phèo và quá trình lưu manh hóa của hắn. Từ quá khứ, nhà văn lại trở lại với hiện tại khi Chí Phèo uống rượu say với Tự Lãng và gặp Thị Nở

    ð Lối kết cấu này rất hiện đại so với nhiều tác phẩm cùng thời, tạo nên cái nhìn đa chiều về nhân vật. Vì thế, có thể nói văn xuôi hiện đại đến Nam Cao đã tạo ra "một bước tiến dài trong kết cấu".

    ++ Mặt khác, trong "Chí Phèo", Nam Cao còn sử dụng lối kết cấu đầu cuối tương ứng. Mở đầu tác phẩm là hình ảnh Chí Phèo bị bỏ rơi ở lò gạch cũ được anh đi thả ống lươn nhặt về. Kết thúc tác phẩm, khi nghe tin Chí Phèo chết, thị Nở nhớ lại những lúc ăn nằm với hắn và nhìn nhanh xuống bụng, "Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa, và vắng người lại qua..", như dự báo sẽ có một Chí Phèo con chào đời, bị bỏ rơi ở lò gạch hoang và cuộc đời có thể lặp lại như Chí Phèo bố.

    ð Một kết cấu đầy ám ảnh như cái nhìn bi quan của nam Cao về quy luật lưu manh hóa ở nông thôn Việt Nam trước CMT8

    + Đời Thừa: Kết cấu của tác phẩm cũng không theo trình tự thời gian mà là kết câu tâm lý theo dòng tâm trạng của nhân vật. Mạch truyện bắt đầu từ hiện tại: Khi Từ nhìn Hộ chăm chú đọc sách mà không dám nói về việc đến thời hạn trả tiền thuê nhà. Sau đó, mạch truyện miên man theo dòng hồi ức của Hộ và Từ, ngược về quá khứ, thuật lại rất nhiều kỉ niêm, sự việc vui buồn, nhiều hành vi cao đẹp cùng những lầm lỡ, bế tắc (từ lúc Hộ còn là "một người rất đáng yêu", đến lúc anh "chẳng còn được là mình nữa"). Cuối cùng, mạch truyện lại quay về hiện tại: Hộ ngoảnh mặt lên nói với Từ về cái hay của văn chương.. Và cứ thế kể về hiện tại cho đến dòng cuối cùng của tác phẩm.

    ð Lối kết cấu và cách tạo mạch lạc như vậy khiến cho truyện ngắn tuy chỉ là một khoảnh khắc, một "lát cắt" nhỏ của đời sống, nhưng vẫn bao quát được cả một quãng đời, và cũng giúp tác giả dễ dàng khơi sâu vào bi kịch tinh thần đau đớn của nhân vật.


    - Nghệ thuật xây dựng nhân vật:

    + Nam Cao đặc biệt quan tâm tới đời sống tinh thần của con người, luôn có hứng thú khám phá "con người trong con người" dù viết về người nông dân hay trí thức. Ông quan niệm: "Sống tức là cảm giác và tư tưởng. Sống cũng là hành động nữa, nhưng hành động chỉ là phần phụ: Có cảm giác, có tư tưởng mới sinh ra hành động".

    +Với một quan niệm như thế về con người, Nam Cao có khuynh hướng tìm vào nội tâm, đi sâu vào thế giới tinh thân của con người. Ông là nhà văn có biệt tài diễn tả, phân tích tâm lí nhân vật. Ngòi bút của ông có khả năng đi sâu vào những ngõ ngách tấm hồn, những tâm tư sâu kín của nhân vật. Ông tỏ ra đặc biệt sắc sảo trong việc phân tích và diễn tả những trạng thái, những quá trình tâm lí phức tạp, những hiện tượng lưỡng tính dở say, dở tỉnh, mấp mé ranh giới giữa thiện với ác, hiền với dữ, giữa con người với con vật..

    + Truyện ngắn "Chí Phèo" ghi nhận thành công của NCao trong nghệ thuật xây dựng nhân vật, nhất là nhân vật Chí Phèo và Bá Kiến. Nhà văn đã sử dụng bút pháp điển hình hóa để xây dựng nhân vật. Nhân vật vừa được cá tính hóa cao độ vừa mang ý nghĩa khái quát hóa, gây ấn tượng mạnh cho người đọc. Khi xây dựng những nhân vật này, NCao đã phát huy cao độ sở trường khám phá và miêu tả tâm lí nhân vật. Riêng nhân vật Chí Phèo, NCao đã khắc họa rất độc đáo từ ngoại hình đến tâm lí, nhất là trạng thái lưỡng hóa dở say, dở tỉnh.. Nói như ông Lê Văn Trương trong lời tựa "Đôi lứa xứng đôi" : "Không nói cái người ta đã nói, không tả theo lối người ta đã tả. Ông đã dám bước vào làng văn vớ những cạnh sắc riêng của mình".

    + Đời Thừa lại thành công trong việc khắc họa nhân vật tư tưởng, kiểu nhân vật rất khó thành công. Nếu không khéo nhà văn sẽ biến nhân vật thành cái loa phát ngôn cho ý tưởng của mình. Nhưng nhân vật Hộ được NCao xây dựng rất chân thực, sinh động. Nghệ thuật miêu tả, phân tích tâm lý nhân vật của ông đạt đến trình độ bậc thầy. Nam Cao đã phân tích rất sâu sắc, tinh tế những giằng xé trong tâm sự nhân vật. Trước hết là những day dứt của Hộ về nghề nghiệp.. Sau nữa là những dằn vặt của Hộ về nhân cách. Hộ vốn là người nhân hậu, vị tha, trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không vứt bỏ tình thương làm một kẻ tàn nhẫn. Nhưng khi rơi vào khủng hoảng quẫn bách, anh đã trút hết nỗi uất ức, buồn bực lên đầu vợ con, gây đau khổ cho người mà mình hết lòng yêu thương rồi sau đó tự dày vò, ân hận vì chính điều đó. Nam Cao rất linh hoạt trong việc sử dụng ngôn ngữ để miêu tả nội tâm nhân vật. Có đoạn, nhà văn dùng lời kể chuyện để miêu tả nội tâm, có đoạn nhà văn dùng lời kể để miêu tả tâm lý nhân vật "hắn băn khoăn nghĩ đến một tác phẩm sẽ làm mờ hết các tác phẩm khác cùng thời", có khi là lời nhân vật tự biểu hiện nội tâm mình "Ta đành bỏ phí một vài năm để kiếm tiền", có khi vừa là lời người kể, vừa là lời từ nội tâm nhân vật "Khốn nạn thay cho hắn. Chao ôi!". Tất cả đã góp phần diễn tả sinh động tâm lý nhân vật.

    - Ngôn ngữ, giọng điệu:

    + Ngôn ngữ văn xuôi của Ncao rất sống động vừa điêu luyện nghệ thuật vừa gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày.

    Rất giàu chất "sống". Ông có biệt tài trong việc dựng đối thoại, độc thoại nội tâm.

    ++Chí Phèo là ngôn ngữ của người nông dân Bắc Bộ. Trong đó, đoạn văn thể hiện đặc sắc nhất tài năng sử dụng ngôn ngữ của Nam Cao phải là đoạn văn mở đầu tác phẩm, miêu tả Chí Phèo say rượu vừa đi vừa chửi. Ở đó có lời của người kể chuyện "Hắn vừa đi vừa chửi", có lời của người làng Vũ Đại: "Chắc nó trừ mình ra", nhưng chủ yếu là lời độc thoại, độc thoại nội tâm của nhân vật Chí Phèo hòa cùng lời của người kể chuyện tạo ra dạng lời nửa trực tiếp: "Tức thật! Ờ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! [..] . Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không?"

    Hàng loạt những câu văn ngắn, ngữ điệu của các câu văn thay đổi linh hoạt vừa thể hiện được tâm trạng của nhân vật vừa bộc lộ được thái độ bình luận của người kể chuyện đồng thời lại mở ra được thế giới nghệ thuật của tác phẩm, gây ấn tượng mạnh và sự hấp dẫn đối với người đọc.

    ++ Trong Đời thừa, ngôn ngữ giản dị mà hiện đại, phù hợp với dòng nội tâm đầy mâu thuẫn dai dẳng, giằng xé của nhân vật. Những đoạn đối thoại của Hộ với Từ, Hộ với bạn văn chương đã diễn tả sâu sắc tâm trạng của anh.

    + Giọng điệu: Giọng điệu là một yếu tố quan trọng đối với một tác giả. Mỗi một nhà văn thường cố gắng tạo cho mình một giọng điệu riêng, phù hợp với thái độ nghệ thuật của mình. Nguyễn Công Hoan nổi bật giọng điệu suồng sã, giễu cợt, châm biếm sâu cay. Vũ Trọng Phụng là giọng mỉa mai, cay độc, đầy phẫn uất, Thạch Lam giọng nhẹ nhàng, thủ thỉ tâm tình, đôn hậu.. Còn Nam Cao là nhà văn có giọng điệu riêng, rất đa thanh, đa điệu, biến hóa, đan xen lẫn nhau. Có khi là giọng tỉnh táo và sắc lạnh, giàu triết lý; có khi là giọng buồn thương chua chát, dửng dưng lạnh lùng mà đầy thương cảm, đằm thắm yêu thương. Những sắc thái tưởng chừng đối lập trong giọng điệu đó đã làm nên tiếng nói nghệ thuật riêng, độc đáo của ông thể hiện sự cảm thông, thương xót của nhà văn trước những số phận nhỏ bé, bất hạnh.

    + Chẳng hạn khi Nam Cao kể về quá trình tha hóa của Chí Phèo: "Hắn về lớp này trông khác hẳn. Trông đặc như thằng săng đá..", giọng văn của ông dường như khách quan, lạnh lùng, tàn nhẫn, tThế nhưng bên trong cái sắc lạnh ấy ẩn chứa nỗi xót xa cho sự tha hóa của một người nông dân nghèo lương thiện. Hay khi ông viết: "Nhưng tức quá, càng uống lại càng tỉnh ra. Tỉnh ra, chao ôi buồn! Hơi rượu không sặc sụa, hắn cứ thoang thoảng thấy hơi cháo hành. Hắn ôm mặt khóc rưng rức". Dù nhà văn gọi nhân vật của mình là "hắn" như không thiện cảm, dù giọng văn trần thuật khách quan sự việc nhưng đằng sau vẻ bề ngoài dửng dưng ấy là một trái tim nhân đạo thấm đượm đồng cảm, yêu thương với với nỗi niềm của nhân vật.

    + Ở Đời thừa giọng điệu chung của toàn tác phẩm là giọng điệu chua chát và buồn bã, kể cả trong những phân đoạn đoạn vui vẻ thì giọng điệu ấy vẫn mang những nỗi niềm riêng, bởi cái vui vẻ cái hạnh phúc ấy cũng chẳng thể nào át được nỗi đắng cay trong lòng của từng nhân vật, đặc biệt là Hộ một nhân vật đang sống trong sự giằng xé của lương tâm.

    4. Nhận xét, đánh giá

    - Quan niệm "Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có" của NCao là hoàn toàn đúng đắn, thể hiện lương tâm và trách nhiệm của nhà văn với nghề.

    - Muốn sáng tạo được, nhà văn phải bám sát vào hiện thực đời sống; trau dồi tài năng, bản lĩnh (sự tinh tế, sắc sảo) ; bồi dưỡng tâm hồn (tấm lòng, tình cảm đẹp với con người và cuộc đời) ; xác lập một tư tưởng, quan điểm đúng đắn, tiến bộ. Và sự sáng tạo đó phải dựa trên quy luật của nghệ thuật, của cái Đẹp, được người đọc thừa nhận, rung cảm chứ không phải là sự sáng tạo lập dị, phi thẩm mĩ.

    - Ý nghĩa:

    + Với người sáng tác: Quan niệm đó là chân lí phổ quát của hoạt động sáng tạo văn chương nghệ thuật, có ý nghĩa sâu sắc, nhắc nhở người sáng tác mài sắc ngòi bút bằng khả năng sáng tạo và khát vọng kiếm tìm cái mới cho văn chương, để in dấu "vân chữ" trong tác phẩm, tạo tấm "giấy thông hành" trong làng văn chương và có chỗ đứng bền vững trong lòng độc giả, góp phần thúc đẩy sự phát triển của văn học.

    + Với người tiếp nhận:

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
    Hương Ly Nguyễn, AdminKiều Ly thích bài này.
    Last edited by a moderator: 13 Tháng mười 2023
Trả lời qua Facebook
Đang tải...