Văn 11: Lưu Biệt Khi Xuất Dương - Phan Bội Châu ~ Bản Ghi Chép Tay

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Jenny QwQ, 22 Tháng một 2022.

  1. Jenny QwQ Muốn thì tìm cách, không muốn thì tìm lí do <3

    Bài viết:
    24
    [​IMG]

    I. Tìm hiểu chung:

    1. Tác giả: (1867-1940)

    - Phan Bội Châu là chiến sĩ yêu nước vĩ đại, là nhà văn, nhà thơ lớn của đất nước trong thế kỉ 20.

    - Thơ văn ông là thơ văn yêu nước và tuyên truyền, cổ động bầu nhiệt huyết cách mạng.

    * Tác phẩm:

    - Thơ ca cổ động: Phan Sào Nam tiên sinh quốc văn thi tập.

    - Truyện: Việt Nam vong quốc sử

    - Tuồng Trưng nữ vương - Tiểu thuyết: Trùng quang tâm sử

    -> Để lại sự nghiệp đồ sộ bằng nhiều thể loại khác nhau.

    2. Tác phẩm:

    - Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1905, trước khi Phan Bội Châu chia tay bạn bè, đồng chí lên đường sang Nhật.

    II. Đọc hiểu văn bản:

    1. Hai câu đề:

    "Sinh vi nam tử yếu hi kì

    Khẳng hứa càn khôn tự chuyển dời"​

    - Làm trai phải mong có sự lạ "hi kì" : Phải có lí tưởng sống, lẽ sống lớn lao, cao đẹp, dám mưu đồ những việc phi thường hiển hách. Không chấp nhận sự nhợt nhạt, tầm thường.

    - Không để trời đất tự xoay vần cuộc đời mình, con người phải tự tạo ra cuộc đời, thời thế của mình, giành lấy thế chủ động để tự quyết định số phận của mình. Giọng điệu tự tin, táo bạo của một con người khẩu khí

    -> Tuyên ngôn về chí làm trai.

    => Ở Phan Bội Châu mới mẻ, táo bạo: Chủ động, làm những việc phi thường, mang tầm vóc vũ trụ.

    2. Hai câu thực:

    "Ư bách niên trung tu hữu ngã

    Khởi thiên tải hậu cánh vô thùy"

    - "Bách niên" : Trăm năm là khoảng thời gian ước lệ nói về cuộc đời của mỗi con người, cũng có ý chỉ thế kỉ nhiều biến động.

    - "Tu hữu ngã" : Phải có ta. Tác giả tự xưng bản thân mình là "ta" một cách ngạo nghễ.

    - > Ý thức trách nhiệm của cái tôi cá nhân trước thời cuộc, ý thức rõ vai trò, tầm quan trọng của cá nhân đối với vận mệnh trăm năm. Điều này đối lập với sự tự cao cá nhân.

    - "Cánh vô thùy" (há không ai) : Câu hỏi hướng đến thế hệ tiếp nối sau này, đặc biệt là thế hệ thanh niên đang mang tâm lí hoang mang, bế tắc. Phan Bội Châu là người sớm giác ngộ cách mạng, người yêu nước điển hình, ông có đủ dũng khí để đi theo con đường mình đã chọn. Ông lo lắng không biết thế hệ sau có nhận thức được như mình hay không? => Câu thơ mang mục đích tuyên truyền, cổ vũ cách mạng.

    - Biện pháp đối khiến ý thơ được tăng cấp lên, thêm giọng khuyến khích, giục giã.

    3. Hai câu luận:

    "Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhuế,

    Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si"

    - Tác giả nhận thức về thực trạng của đất nước "giang sơn tử hĩ" (non sông đã chết), đất nước đã chết, rơi vào tay kẻ khác, chỉ còn là "cái xác không hồn"

    => Tác gia trực tiếp bộc lộ cảm xúc của mình "sinh đồ nhuế" (sống thêm nhục). Đây chính là biểu hiện của lòng yêu nước.

    Liên hệ: Quan niệm về lẽ nhục vinh trong văn học trung đại

    Trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Nguyễn Đình Chiểu đã viết: "Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh; còn hơn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ"

    => Phan Bội Châu thể hiện thái độ không cam chịu khi nhận thức được nỗi nhục mất nước: "Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si" - Phan Bội Châu phủ nhận nền học vấn nho học, nhận ra con đường khoa cử là vô ích.

    Người cách mạng cảm nhận sự tồn vong của mình trong mối quan hệ trực tiếp với sự tồn vong của dân tộc

    => hành động cởi mở, luôn tiếp thu những tư tưởng mới mẻ, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, đối lập với quan điểm cứu nước trì trệ, lạc hậu của các nhà Nho đương thời.

    Liên hệ: Nguyễn Khuyến cũng từng đặt câu hỏi "Sách vở ích gì thời buổi ấy"

    => Tư tưởng tiến bộ và sâu sắc, cho thấy Phan Bội Châu là một chí sĩ tiên phong.

    4. Hai câu kết:

    "Nguyện trục trường phong đông hải khứ

    Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi"

    Tư thế lên đường hoành tráng, kì vĩ rất đẹp, tư thế trào dâng lên phía trước, quyết tâm cao độ vượt qua trùng dương mênh mông để thực hiện ý chí làm trai cứu nước.

    => Hình ảnh thơ đẹp, lãng mạn, hào hùng giàu chất sử thi. Nhân vật ra đi như được chắp thêm đôi cánh thiên thần, bay bổng trên thực tạ tối tăm, khắc nghiệt, vươn ngang tầm vũ trụ bao la.

    III. Tổng kết:

    1. Nghệ thuật:

    - Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, viết bằng chữ Hán.

    - Giọng thơ trang nghiêm, đĩnh đạc, hào hùng, mạnh mẽ, lôi cuốn.

    2. Nội dung:

    - Khát vọng sống hào hùng, mãnh liệt.

    - Tư thế con người kì vĩ, sánh ngang tầm vũ trụ.

    - Lòng yêu nước cháy bỏng và ý thức về lẽ nhục- vinh gắn liền với sự tồn vong của Tổ quốc.

    - Tư tưởng đổi mới táo bạo, đi tiên phong cho thời đại.

    - Khí phách ngang tàng, cứng cỏi, dám đương đầu với mọi thử thách.

    SƠ ĐỒ TƯ DUY

    (nguồn từ VĂN HỌC- ĐỜI SỐNG)

    [​IMG]

    [​IMG]

    ~PHÂN TÍCH TÁC PHẨM~

    [​IMG]

    ~

    [​IMG]

    ~

    [​IMG]

    ~

    [​IMG]

    Hết!

    Ảnh: Trên mạng​
     
    Chỉnh sửa cuối: 22 Tháng một 2022
Trả lời qua Facebook
Đang tải...