I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: - Tản Đà (1889 – 1939) tên khai sinh là Nguyễn Khắc Hiếu, quê ở làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc Ba Vì, Hà Nội) - Tản Đà sinh ra và lớn lên trong buổi giao thời, Hán học đã tàn mà Tây học cũng mới bắt đầu, nên con người ông, kể cả học vấn, lối sống và sự nghiệp văn chương đều mang dấu ấn "người của hai thế kỉ". - Tản Đà theo học chữ Hán từ nhỏ, nhưng sau hai khóa thi Hương hỏng, ông bỏ sang sáng tác văn chương bằng chữ quốc ngữ. *Sự nghiệp sáng tác a. Tác phẩm chính: - Khối tình con I, II (thơ - 1916, 1918) - Giấc mộng con I, II (truyện phiêu lưu viễn tưởng - 1916, 1932) - Còn chơi (thơ và văn xuôi – 1921) - Thơ Tản Đà (1925) - Giấc mộng lớn (tự truyện - 1928) b. Phong cách sáng tác: - Thơ văn của ông với điệu tâm hồn mới mẻ, "cái tôi" lãng mạn bay bổng, vừa phóng khoáng, ngông nghênh, vừa cảm thông, ưu ái. - Tản Đà vừa tìm về với ngọn nguồn thơ ca dân gian và dân tộc, vừa có những sáng tạo độc đáo, tài hoa. 2. Tác phẩm Hầu trời: A. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác: - Hầu trời in trong tập Còn chơi, xuất bản năm 1921. - Hầu trời ra đời trong hoàn cảnh khuynh hướng lãng mạn khá đậm nét trong văn chương thời đại, xã hội thực dân nửa phong kiến tù hãm, u uất, đầy rẫy cảnh ngang trái, xót đau. B. Bố cục: - Phần 1 (từ đầu đến sướng lạ lùng) : Giới thiệu về câu chuyện - Phần 2 (tiếp theo đến Anh ghánh lên đây bản chợ Trời) : Thi nhân đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe - Phần 3 (còn lại) : Thi nhân trò chuyện với Trời 3. Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật: a. Giá trị nội dung: - Biểu hiện "cái tôi" cá nhân của Tàn Đà, một "cái tôi" ngông, phóng túng, tự ý thức về tài năng, giá trị đích thực của mình và khao khát được khẳng định giữa cuộc đời. B. Giá trị nghệ thuật - Thể thơ thất ngôn trường thiện khả tự do - Giọng điệu thoải mái, tự nhiên - Ngôn ngữ giản dị, sống động, hóm hỉnh II. Đọc hiểu văn bản: 1. Tình huống truyện: "Đêm qua chẳng biết có hay không, Chẳng phải hoảng hốt, không mơ mòng" - Thời gian: Đêm khuya gợi khoảnh khắc yên tĩnh, vắng lặng. "Thật hồn! Thật phách! Thật thân thể Thật được lên tiên - sướng lạ lùng." - Câu chuyện kể về giấc mơ được lên cõi tiên - Nghệ thuật: + Điệp từ "thật" : Nhấn mạnh tâm trạng, cảm xúc của thi nhân + Câu cảm thán: Bộc lộ cảm xúc bàng hoàng => Đây chỉ là một lời thông báo về sự việc được lên tiến - sướng lạ lùng "vào đêm qua mà nhiều người chúng ta nghĩ là chuyện bịa. Nhưng cách dẫn dắt của thi nhân khiến người ta tin đó là thật, mà thật một cách đầy tự nhiên, chứ không hề gượng gạo. Ông cũng đặt ra nghi vấn chẳng biết có hay không theo kiểu khoa học nhưng vẫn khẳng định rằng: Không hoảng hốt, không mơ mộng và có đến bốn cải thật khiến người ta tin. Cách mở đầu câu chuyện vì thế mà đầy khéo léo và duyên dáng, đến nỗi nhà thơ Xuân Diệu cũng trầm trồ, thán phục. Tình huống độc đáo, hấp dẫn của câu chuyện được mở ra. 2. Diễn biến câu chuyện Hầu trời: a. Tản Đà đọc thơ cho Trời và các chư tiên nghe (hầu thơ) *Thái độ của tác giả về thơ văn của mình: - Tự khen giọng thơ của mình. + Văn dài hơi tốt ran cung mây -> giọng đọc hào sảng + Đọc đã thích -> say sưa, thích thú + Càng tốt -> đầy cảm hứng => Giọng thơ, giọng đọc rất hào sảng, say mê, truyền cảm. - Thi sĩ rất cao hứng và vô cùng tự đắc. + Văn đã giàu thay lại lắm lối . + Những áng văn con in cả rồi. + Chửa biết con in ra mấy mươi? => Số lượng đồ sộ, thể loại phong phú. => Tác giả rất tự tin về tài thơ văn của mình. * Thái độ, cảm xúc của Trời và Chư tiên với thơ văn của Tản Đà: - Trời đánh giá cao và không tiếc lời tán dương: + Lấy làm hay, bật buồn cười -> tán dương, thích thú. + Văn thật tuyệt -> văn hay tuyệt đỉnh. + Nhời văn chuốt đẹp như sao băng -> hình thức, câu chữ sáng đẹp. + Khí văn hùng mạnh, êm như, tinh như, đâm như, lạnh như.. nội dung sâu sắc, truyền cảm. - Chư tiên nghe thơ chăm chú, xúc động, tán thưởng và hâm mộ. + Tâm.. nở dạ -> sung sướng. + Cơ.. lè lưỡi -> thán phục, thú vị. + Hằng Nga, Chức Nữ chau đôi mày -> suy ngẫm. + Song Thành, Tiểu Ngọc, lắng tai đứng -> chăm chú, thích thú. " Đọc xong mỗi bài cùng vỗ tay .. Chư tiên ao ước tranh nhau dặn - Anh gánh lên đấy bán chợ trời! " -> Khoảng cách giữa tác giả, tác phẩm với độc giả được rút ngắn. - > Kín đáo bộc lộ nỗi niềm khi sống trong giấc mộng bầu trời * Tản Đà rất tự tin, kiêu hãnh về tài năng của mình. * Tản Đà còn rất táo bạo, dám đường hoàng bộc lộ bản ngã của mình, thậm chí còn rất" ngông "khi tìm đến tận trời để khẳng định bản thân. * Niềm khao khát, đam mê sáng tạo nghệ thuật. * Tản Đà - con người cô đơn, lạc lõng giữa chốn hạ giới văn chương rẻ như bèo", Ông khao khát tìm được tri âm tri kỉ, tìm được đọc giả thực sự hiểu giá trị thơ văn của mình. b. Câu chuyện về cuộc đời thị sĩ và các văn sĩ cùng thời (hầu chuyện). * Tản Đà giới thiệu về bản thân. - Giới thiệu về tên tuổi, quê quán. + Họ tên thật.. + Bút danh.. + Quê quán.. Giới thiệu rất chi tiết, cụ thể, đầy đủ. ->Thể hiện sự tự tin vào bản thân. Thể hiện dấu ấn cách tân trong thơ Tản Đà- đề cao cái tôi cá nhân. - Giới thiệu thân thế. "Bẩm quả có tên Nguyễn Khắc Hiếu Đầy xuống hạ giới vì tội ngông" Tự phong cho mình một nguồn gốc, thân thế thiêng liêng, cao quý: Là một trích tiên- một vị tiên trên trời bị đày xuống hạ giới vì tội ngông. - Giới thiệu về vai trò, sứ mệnh của mình với cuộc đời. Trời rằng: "Không phải là trời đày, Trời định sai con một việc này Là việc" thiên lương "của nhân loại, Cho con xuống thuật cùng đời hay." + Thiên lương: Đặc tính tốt đẹp gắn liền với quá trình tu dưỡng. + Thuật cùng đời hay: Dùng văn chương để cảm hóa, hướng thiện con người. - > Sứ mệnh thiêng liêng, cao cả, nhưng cũng rất nặng nề của văn chương và của người nghệ sĩ. Tản Đà không chỉ là một nhà thơ lãng mạn mà ông còn là một nhà thơ hiện thực. * Lời tâm sự, giãi bày về cuộc sống. - "Bẩm trời, cảnh con thật nghèo khó - Trần gian thuộc đất cũng không có - Vốn liếng còn một bụng văn đó. - Văn chương hạ giới rẻ như bèo -Kiếm được đồng lai thực rất khó. -Làm mãi quanh năm chẳng đủ tiêu. - Kể rất chi tiết với giọng đầy chua chát về thân phận cơ cực, tủi hổ của mình. - " Một bụng văn " - rất tài năng nhưng vẫn bị o ép nhiều chiều. =>Quan niệm về văn chương: Văn chương là một nghề kiếm sống. Phản ánh chân thực cuộc sống khốn khó của những nhà văn chuyên nghiệp đầu thế kỉ XX. * Bộc lộ cảm xúc. Lo ăn lo mặc hết ngày tháng .. Trời lại sai con việc nặng quá Biết làm có được mà dám theo." - Điệp từ "lo" thể hiện sự lo lắng. - Câu nghi vấn: Biết làm có được mà dám theo - thể hiện sự nghi ngại.. - Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là cảm hứng lãng mạn.. Đôi cánh lãng mạn khiến hồn thơ thi nhân thăng hoa. Đôi chân hiện thực lại giữ cho ý thơ thêm sâu sắc, thấm thía. Bài thơ vì thế mà thấm đẫm tinh thần đầy nhân văn. III. Tổng kết. Hết! Nguồn tổng hợp từ web Vừng ơi và Youtube huong nguyen