Mặt trận Việt Minh đã có vai trò lớn trong việc đề ra đường lối chủ trương, xây dựng và phát triển lực lượng chính trị cách mạng, lực lượng vũ trang cách mạng, chuẩn bị những điều kiện trực tiếp cho tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8 năm 1945. Tổ chức Mặt trận Việt Minh đã ra lực hấp dẫn, niềm tin sâu sắc của các tầng lớp nhân dân thông qua hành động hy sinh, tận tuỵ, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, hội viên, đoàn viên trong các tổ chức thành viên của Việt Minh trong quá trình tiến hành cách mạng. 1. Mặt trận Việt Minh đã đề ra những đường lối, chủ trương và chính sách đúng đắn để lãnh đạo quần chúng nhân dân: Do chương trình Việt Minh phù hợp với ý nguyện toàn dân, đáp ứng được khác vọng độc lập, tự do của quần chúng, do sự nổ lực của cán bộ, đảng viên, phong trào Việt Minh đã có sức hút rất to lớn nhanh chóng lan tỏa từ Cao Bằng ra các tỉnh miền núi phía Bắc, phát triển ở cả nông thôn miền núi lẫn nông thôn miền châu thổ Bắc Kỳ, lan vào thành thị, từ Bắc vào Nam. Dưới sự lãnh đạo của đảng, thông qua mặt trận Việt Minh, phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân, học sinh, tiểu thương trong các năm 1941 – 1945 đã có những bước phát triển đáng kể. Trong cao trào kháng Nhật cứu nước, việc mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất, thực hiện chính sách đoàn kết, phân hóa hàng ngũ kẻ thù, tranh thủ mọi lực lượng có thể tranh thủ, lại càng trở nên cấp thiết. Ngày 12/04/1945, mặt trận Việt Minh ra lời kêu gọi "mấy lời tâm huyết ngõ cùng các vị quan chức Việt Nam" và mấy lời tâm huyết ngỏ cùng các vị huynh thứ ái quốc ". Các văn kiện này góp phần đầy nhanh quá trình phân hóa và tranh thủ một bộ phận quan lại ngụy quyền vào lúc cách mạng bùng nổ. Để tập hợp đông đảo nhân dân tham gia vào Cao trào kháng Nhật cứu nước, ngoài việc xác định rõ kẻ thù, mục tiêu cách mạng, mở rộng và cũng cố mặt trận dân tộc thống nhất, ban hành các chủ trương chính sách đúng đắn, Đảng và mặt trận Việt Minh còn kịp thời đề ra khẩu hiệu đấu tranh thích hợp, đáp ứng nguyện vọng bức thiết của quần chúng:" Phá kho thóc, giải quyết nạn đói ". Phong trào" phá kho thóc, giải quyết nạn đói "của quần chúng không chỉ có ý nghĩa kinh tế trước mắt, mà còn có nội dung chính trị sâu sắc. Qua đầu tranh, quần chúng nhân dân nhận rõ muốn giành quyền thống trị của phát xít Nhật và bè lũ tay sai của chúng. Thông qua đó, uy tính chính trị của Việt Minh ngày càng được cũng cố vững chắc, ảnh hưởng của Việt Minh trong các tầng lớp nhân dân càng trở nên mạnh mẽ hơn, một số nhóm quần chúng yêu nước đã tự tổ chức lại hành động theo chương trình cứu nước của Việt Minh, tự gọi mình là Việt Minh và cử người đi tìm bắt liên lạc với Việt Minh. Cách mạng tháng 8/1945 bùng nổ, Việt Minh tiếp tục đề ra những biện pháp đấu tranh thích hợp lãnh đạo quần chúng nhân dân khởi nghĩa dành chính quyền. Tại Hà Nội chiều ngày 17/8/1945, đông đảo quần chúng trong các tổ chức cứu quốc thuộc nội, ngoại thành, các đội tự vệ vũ trang chiến đấu, tuyên truyền xung phong được bí mật huy động đến Nhà hát thành phố. Khi cuộc mít tinh vừa khai mạc thì cờ đỏ sao vàng xuất hiện trước đám đông. Các đội tuyên truyền xung phong Việt Minh xông lên giành lấy diễn đàn, thông báo tin Nhật đầu hàng và kêu gọi nhân dân ủng hộ Việt Minh khởi nghĩa. Sau đó cuộc mít tinh biến thành cuộc tuần hành ủng hộ Việt Minh. Quần chúng tự động xếp thành đội ngũ, có các đội viên tự vệ vũ trang chiến đấu dẫn đầu đi từ Nhà hát lớn qua các phố trung tâm, hô vang khẩu hiệu:" Ủng hộ Việt Minh "," đả đảo bù nhìn "," Việt Nam độc lập ".. khí thế mạnh mẽ của cách mạng đã đưa tới thắng lợi hoàn toàn cùa tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội vào tối tháng 8/1945. Tại các địa phương khác, Việt Minh cũng đề ra nhiều chính sách đúng đắn lãnh đạo quần chúng nhân dân đứng lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi. 2. Xây dựng lực lượng chính trị cách mạng vững chắc, tập hợp dược đông đảo quần chúng nhân dân: Trong những ngày đầu vận động thành lập tổ chức Mặt trận Việt Minh, Bác Hồ thường nhắc nhở mọi người:" Muốn cách mạng thành công phải có lực lượng lớn mạnh, phải đoàn kết. Phải biết đoàn kết thật rộng rãi, xây dựng khối đoàn kết thật rộng rãi, xây dựng khối đoàn kết dân tộc. Các chú phải tuyên truyền làm cho từng người giác ngộ, phát động lòng yêu nước căm thù giặc, xây dựng tổ chức Việt Minh thật vững mạnh "[1] . Mặt trận vận động thu hút mọi người dân yêu nước không phân biệt thành phần, lứa tuổi, đoàn kết bên nhau để cứu tổ quốc" Việt Minh lấy làng, đường phố, nhà máy làm cơ sở tổ chức "[2] ;" phải hạ thấp điều lệ xuống cho dễ thu phục hội viên và cho các đoàn thể phát triển hơn "[3] . Lực lượng to lớn trong nhân dân được tổ chức lại trong một tổ chức có chính cương, điều lệ, chương trình hoạt động cứu nước rõ ràng. Lực lượng ấy đã tạo nên sức mạnh vô địch của đoàn kết toàn dân trong Mặt trận Việt Minh. Đó là sức mạnh của sự đoàn kết, thống nhất vì một mục tiêu, khát vọng bất diệt, tối thượng: Giải phóng dân tộc, dành độc lập cho nước nhà, xây dựng xã hội mới của chính nhân dân. Trong tổ chức ấy có công nông và các giai tầng cơ bản làm nòng cốt. Trong việc chuẩn bị lực lượng, hội nghị nhân định rằng nếu không có phong trào chính trị rộng lớn của quần chúng cách mạng thì không thể có khởi nghĩa thắng lợi. Cho nên việc chủ yếu và quan trọng hơn hết là là phải tuyên truyền, tổ chức quần chúng, mở rộng và cũng cố các tổ chức cứu quốc. Trên cơ sở lực lượng chính trị hùng hậu của quần chúng mà tổ chức ra lực lượng vũ trang với quy mô thích hợp, không ngừng phát triển mạnh mẽ. Công tác tuyên truyền, tổ chức quần chúng phải tiến hành trong cả nước, nhưng đặc biệt lưu ý ở những địa bàn xung yếu, có tác dụng quyết định[4] . Ngay sau khi ra đời, mặt trận Việt Minh đã tích cực thu hút ngày càng nhiều các tầng lớp nhân dân vào tổ chức của mình. Nhờ có chương trình cụ thể, mục tiêu rõ ràng, thiết thực mà mặt trận Việt Minh đã thu hút được đông đảo nhân dân tham gia. Chính Hồ Chí Minh cũng đánh giá:" Cái tên Việt Nam độc lập đồng minh rất rõ rệt, thiết thực và hợp với nguyện vọng của toàn dân. Thêm vào đó, chương trính đơn giản, thiết thực mà đầy đủ của Mặt trận gồm có 10 điểm như bài ca tuyên truyền đã kể: Có mười chính sách bày ra Một là ích quốc, hai là lợi dân Mười điểm ấy, gồm những điểm chung cho toàn thể dân tộc và những điểm đấu tranh cho quyền lợi của công dân, nông dân và mọi tầng lớp nhân dân. Vì thế mà Việt Minh được nhân dân nhiệt liệt hoan nghênh.. cho nên Việt Minh phát triển rất mau, rất mạnh "[5] Mặt trận đã tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân, hình thành nên lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng, động viện được sức mạnh cả dân tộc, phân hóa và cô lập kẻ thù chỉa mũi nhọn đấu tranh đánh đổ chúng. Từ cuối năm 1941 đến năm 1942, các hội Công nhân cứu quốc, Nông dân cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc, Quân nhân cứu quốc.. đã được thành lập ở nhiều tỉnh miền Bắc, một số tỉnh miền Trung và các thành phố Hà Nội, Hải Phòng. Các tổ chức phản đế đều được chuyển sang các tổ chức cứu quốc. Các xí nghiệp, làng, đường phố hoặc địa phương nào có từ hai đoàn thể cứu quốc trở lên thì các đoàn thể ấy phải cử đại biểu bầu ủy ban Việt Minh, tức là ủy ban mặt trận. Điều cần phải chú ý đó là:" Sự thống nhất về chính trị của mặt trận chỉ có thể thực hiện chắc chắn, nếu ta thực hiện được sự thống nhất hành động giữa các đoàn thể cứu quốc trong mặt trận, giữa các tầng lớp nhân dân. Kinh nghiệm đã cho ta thấy rằng: Chỉ trong quá trình đấu tranh chống kẻ thù chung, việc thống nhất mặt trận mới được thực hiện vững chắc "[6] . Nhiệm vụ của đảng không chỉ là thống nhất mặt trận mà cón phải lãnh đạo mặt trận," đảng lãnh đạo mặt trận bằng cách đề nghị với quần chúng, chứ không phải bằng cách hạ mệnh lệnh "[7] . Phong trào Việt Minh phát triển rầm rộ với sự hưởng ứng rộng rãi của nhân dân. Tuy nhiên, cho đến cuối năm 1942, phong trào cách mạng của quần chúng chưa đồng đều, chỉ mởi phát triển ở một số vùng rừng núi và nông thôn, nếu không giải quyết được vấn đề này thì khởi nghĩa sẽ khó nổ ra ở các trung tâm kinh tế, chính trị của quân thù, làm cho khởi nghĩa không có tính chất toàn quốc, không giải quyết được vấn đề lực lượng và cơ sở vật chất cho cuộc tổng khởi nghĩa đang đến gần. Trước tình hình đó, ban thường vụ trung ương đảng đã họp từ ngày 25 đến ngày 28/2/1943, bàn về việc mở rộng lực lượng Việt Minh[8] . Thực hiện nghị quyết của Ban thường vụ, các cấp bộ Đảng đẩy mạnh công tác xây dựng củng cố các đoàn thể của mặt trận Việt Minh ở nông thôn, phát triển vào các đô thị. Trong công tác đô thị, Đảng bộ ở các thành phố lớn đã chú trọng các tầng lớp tiểu tư sản, các tổ chức trí thức, thanh niên học sinh, hướng phong trào vào con đường cứu quốc. Hội nghị đề cập đến nội dung mới là xác định đúng mức tầm quan trọng của vuệc xây dựng lực lượng chính trị ở thành thị, đặt vấn đề cần phải vận động công nhân tham gia cách mạng mạnh mẽ hơn nữa. Thực hiện chủ trương đúng đắn của thường vụ trung ương đảng, các cấp ủy đảng ở các thành phố và khu công nghiệp đã nổ lực hoạt động, thúc đẩy phing trào tiến nhanh. Nghị quyết xác định:" Việt Minh là hình thức liên minh giữa các đảng phái cách mạng Việt Nam, cố nhiên nó phải bao gồm tất cả các phần tử và đoàn thể cách mạng Việt Nam kể cả những người cộng sản Việt Nam nữa "[9] . Năm 1943, hội văn hóa cứu quốc – một thành viên của mặt trận Việt Minh được thành lập. Tháng 6/1944, đảng ta đã giúp những trí thức tiến bộ, yêu nước thành lập đảng dân chủ Việt Nam, thu hút họ vào mặt trận Việt Minh. Đế giúp các địa phương xây dựng các đoàn thể Việt Minh, mặt trận Việt Minh ở Việt Bắc đã đã xuất bản cuốn Kinh nghiệm Việt Minh ở Việt Bắc vào tháng 2-1944. Cuốn sách đó do đồng chí Võ Nguyên Giáp biên soạn trên cơ sở đúc kết những kinh nghiệm từ thực tiễn xây dựng và phát triển Việt Minh ở Cao – Bắc – Lạng. Với những kinh nghiệm quý báu được đúc kết, cuốn kinh nghiệm Việt Minh ở Việt Bắc đã cống hiến những bài học kinh nghiệm thiết thực về xây dựng tổ chức phong trào cho cán bộ làm công tác Việt Minh trên toàn quốc. Nhờ sự chỉ đạo sát sao của các cấp cán bộ đảng, sự nổ lực của các đảng viên, được quần chúng hưởng ứng, hệ thống tổ chức cùa mặt trận Việt Minh đã lan ra cả nước, phát triển vững chắc ở vùng nông thôn, từ Bắc Kỳ vào Trung Kỳ và Nam Kỳ." Theo các thông báo của Việt Minh ở Nam Bộ (các ngày 31-8, 30-9-1943) thì các đoàn thể của Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh) hầu hết đều có phát triển, tính chung lại gần 30 phần trăm và tiếp tục phát triển nữa" "[10] . Sau khi Kỳ Bộ Việt Minh ra đời (1944), cơ sở mặt trận Việt Minh bắt đầu lan vào các đồn điền, xí nghiệp và một số nơi trong các đô thị. Cơ sở của mặt trận Việt Minh còn phát triển sang Lào, tạo điều kiện cho người Việt định cư tại đây góp phần vào sự nghiệp cứu quốc cũng như đoàn kết, giúp đỡ nhân dân Lào trong đấu tranh giành độc lập. Cao Bằng là nơi thí điểm xây dựng các hội cứu quốc. Tháng 6-1941, ban lâm thời Việt Minh tỉnh Cao Bằng được thành lập và đến cuối năm 1941 xuất hiện một số xã và một số tổng hoàn tham gia mặt trận Việt Minh. Ở các tỉnh khác như Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Tuyên Quang.. Việt Minh cũng phát triển mạnh mẽ ở nhiều vùng nông thôn và thị xã. Việt Minh đã được thành lập và tập hợp toàn bộ quần chúng nhân dân, các Ban Việt Minh làm chức năng của chính quyền cách mạng.. Từ sau khi diễn ra hội nghị Ban chấp hành Trung ương (họp từ 25 – 28/02/1943 ở Võng La, Đông Anh, Hà Nội), mặt trận Việt Minh đã được mở rộng hơn nữa với chủ trương liên minh với tất cả các đảng phái, các nhóm yêu nước chưa gia nhập mặt trận Việt Minh. Nhờ vậy, mặt trận Việt Minh đã thu được nhiều thành tựu đáng kể trong công tác đoàn kết, tập hợp lực lượng dân tộc. Trong hai năm 1943 – 1944, ở hầu hết các địa phương vùng đồng bằng miền Bắc, công tác xây dựng và cũng cố các đoàn thể của mặt trận Việt Minh đã được đầy mạnh. Không chỉ đoàn kết và tập hợp công nhân, nông dân, mặt trận Việt Minh còn ra sức đoàn kết, tập hợp các tầng lớp khác. Năm 1943, hội văn hóa cứu quốc Việt Nam, một thành viên của mặt trận Việt Minh ra đời, nhằm tập hợp các tri thức các nhà văn hóa. Tháng 6-1944, nhằm mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc của mặt trận Việt Minh, đảng ta đã giúp các anh em trí thức tiến bộ thành lập Đảng dân chủ Việt Minh để thu hút những thanh niên trí thức và công chức Việt Nam và mau làm tan rã hàng ngũ bọn Đại Việt thân Nhật. Mặt trận Việt Minh không những có cơ sở rộng khắp trong cả nước mà còn có cơ sở trong đồng bào Việt kiều ở nước ngoài. Ngay sau khi Nhật vào Đông Dương, dưới sự chỉ đạo của Đảng cộng sản Đông Dương, đồng bào Việt kiều yêu nước của ta ở Vân Nam (Trung Quốc) đã thành lập Hội giải phóng Việt Nam. Mục đích của hội là đoàn kết tất cả Việt kiều để đánh Nhật – Pháp và đòi Việt Nam độc lập. Cuối năm 1942, sau khi đã liên lạc với các lực lượng cách mạng trong nước, Hội giải phóng Việt Nam được coi như một bộ phận của mặt trận Việt Minh. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của chủ tịch Hồ Chí Minh, những cán bộ của Đảng và của mặt trận Việt Minh còn sử dụng mặt trận liên minh Trung – Việt là hình thức hoạt động hợp pháp cho Việt Minh ở nước ngoài, làm nơi tập hợp những người Việt Nam yêu nước, lực chọn cán bộ đưa về nước hoạt động, tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của các nước đồng minh chống phát xít đồng thời vách trần âm mưu của Tưởng giới Thạch và bọn giả danh cách mạng. Chủ trương đoàn kết tập hợp lực lượng của Đảng và mặt trận Việt Minh trong giai đoạn từ năm 1941 đến trước Cao trào kháng Nhật cứu nước năm 1945 đã góp phần quan trọng vào việc chuẩn bị lực lượng cách mạng, chuyển cách mạng Việt Nam sang thời kỳ cao trào và tiến lên tổng khởi nghĩa, giành chính quyền về tay nhân dân. Đúng như đảng ta dự đoán, ngày 9/3/1945, Nhật bất ngờ đảo chính Pháp. Cuộc đảo chính đã kết thúc nhanh chóng bằng sữ sụp đổ thảm bại của chính quyền thực dân Pháp. Chỉ ba ngày sau khi Nhật đảo chính Pháp, vào ngày 12/3/1945, Ban thường vụ trung ưởng đảng đã ra chỉ thị" Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta "[11] . Chỉ thị đã xác định kẻ thù chính, kẻ thù cụ thể trước mắt của nhân dân Đông Dương sau cuộc đảo chính là đế quốc phát xít Nhật và chỉ rõ phải thay khẩu hiệu" đánh đuổi Nhật – Pháp "[12] bằng khẩu hiệu" đánh đuổi phát xít Nhật "[13] . Đi đôi với việc xác định kẻ thù chính, kẻ thù cụ thể trước mắt, chỉ thị cũng đã nhấn mạnh đến việc phải mở rộng cơ sở của mặt trận Việt Minh, nhằm đoàn kết tập hợp mọi lực lượng nhân dân vào cao trào kháng Nhật cứu nước. Trong cao trào kháng Nhật cứu nước, việc mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất, thực hiện chính sách đoàn kết, phân hóa hàng ngủ kẻ thù, tranh thủ mọi lực lượng có thể tranh thủ lại càng trở nên cấp thiết. Chấp hành chủ trương chỉ đạo của đảng, mặt trận Việt Minh đã tích cực mở rộng hơn nữa cơ sở và quy mô của mình. Ảnh hưởng của mặt trận Việt Minh lan rộng trong cả nước. Những tổ chức cứu quốc pát triển nhanh cho1nh. Hầu hết các tỉnh đã có cơ sở Việt Minh. Ở Nha Trang, Thừa Thiên Huế, Quàng Bình và nhiều tỉnh khác, cơ sở Việt Minh đã có ở trong các công sở và các đơn vị bảo an binh.. Những hình thức quá độ chính quyền cách mạng được hình thành ngày càng nhiều ở những nơi có phong trào Việt Minh, cùng với các ủy ban nhân dân cách mạng ra đời ở những nơi nhân dân và quân du kích làm chủ thay thế bộ máy thống trị của Nhật. Ngày 16-4-1945, tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị về việc tổ chức các ủy ban dân tộc giải phóng[14] . Từ đó hình thành nên lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng cả nước dưới sự lãnh đạo của đảng. Tổng bộ Việt Minh nói rõ Ủy ban dân tộc giải phóng là hình thức mặt trận dân tộc thống nhất ở các xí nghiệp, các làng, hầm mỏ, đồn điền, trường học, trại lính, các công sở hay tư sở. Đó là những Uỷ Ban dân tộc giải phóng nền tảng. Ủy ban dân tộc giải phóng toàn quốc hay ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam, chính là Chính phủ lâm thời củaViệt Nam, được coi là tiền thân của Chính phủ cách mạng lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa. Nội chỉ thị này là sự tổng kết các hình thức tổ chức chính quyền cách mạng ở địa phương để thống nhất về mặt tổ chức, lãnh đạo, nhiệm vụ và các mối quan hệ của ủy ban giải phóng. Đây là một hình thức mặt trận dân tộc thống nhất, một tổ chức tiền chính phủ để nhân dân tập dượt tiến lên giữ chính quyền các mạng. Thực tiễn của cao trào kháng Nhật cứu nước và chính sách đại đoàn kết của mặt trận Việt Minh đồng thời cũng tác động mạnh mẽ đến sự phân hóa sâu sắc trong một số tổ chức, đảng phái chính trị ở nước ta lúc bấy giờ. Ngày 17-4-1945, nội các chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim được thành lập với thành phần gồm nhiều trí thức có tên tuổi. Ngay từ khi nội các này ra đời, Đảng và mặt trận Việt Minh đã kiên quyết vạch trần bản chất phản động của chúng, thức tỉnh những người có ảo tưởng vào bánh xe độc lập của Nhật và vạch rõ chỉ có một con đường duy nhất là tiến tới thành lập một chính quyền cách mạng của nhân dân như chỉ thị của tổng bộ Việt Minh đã đưa ran gay trước ngày nội các thành lập. Trước thắng lợi của phong trào cách mạng và chính sách đúng đắn của Đảng, của mặt trận Việt Minh, nội các Trần Trọng Kim đã diễn ra sự phân hóa sâu sắc. Một số thành viên trong nội các này đã đi theo cách mạng. Gần 1 tháng sau khi nội các của Trần Trọng Kim ra đời, ngày 16/5/1945, một tổ chức chính trị khác là hội Tân Việt Nam được thành lập, đã thu hút khá nhiều tri thức có tên tuổi và dùng tờ báo thanh nghị để cổ động ảnh hưởng trong giới tri thức, thanh niên học sinh. Tổ chức này tồn tại được hơn một tháng, thì trước sự tác động mạnh mẽ của cao tráo cách mạng quần chúng, của đường lối chính sách đúng đắn của Đảng, của mặt trận Việt Minh, nên nhanh chóng bị phân hóa sâu sắc rồi tan rã và một bộ phận khá đông tri thức có tên tuổi tham gia tổ chức này đã trở thành những thành viên của mặt trận Việt Minh. Cùng với sự ra đời của Nội cá Trần Trọng Kim, Hội Tân Việt Nam.. ngày 26/5/1945, vua Bảo Đại ra đạo dụ về việc thành lập" Hội nghị tư vấn quốc gia ". Hoạt động cùa Hội nghị này ngay từ đầu đã bị tê liệt và nhiều thành viên của tổ chức này đã nhanh chóng thức tỉnh, ngã theo cách mạng gia nhập hàng ngủ Việt Minh. Những hoạt động xây dựng lực lượng chính trị cách mạng của Đảng và Mặt trận Việt Minh trên đây đã góp phần quan trọng vào việc giành chính quyền ở các huyện, các tỉnh, giúp tổng khởi nghĩa tháng 8 được tiến hành thuận lợi và nhanh chóng hơn. Ngày 13/8/1945, ngay sau khi nhận được những thông tin Nhật Bản sắp đấu hàng. Trung ương Đảng và Tỗng bộ Việt Minh lập tức thành lập Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc. 23 giờ cùng ngày, Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc ban bố" quân lệnh số một ", chính thức phát lệnh tổng khởi nghĩa trong cả nước. Cách mạng tháng 8 bắt đầu. Trong cuộc cách mạng tháng 8/1945 dưới sự chỉ đạo của đảng, mặt trận Việt Minh đã có vai trò rất lớn trong việc tập hợp quần chúng nhân dân nhất loạt đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền. Tại Hà Nội, Mặt trận Việt Minh đã tập hợp quần chúng cách mạng để từ đó tiến hành mít tinh tuần hành đòi chính quyền, lật đổ bù nhìn tay sai tại các trung tâm đầu não của thành phố như Phủ khâm sai Bắc bộ, Sở Mật thám, Sở cảnh sát trung ương, sở Bưu điện, trại bảo an binh.. dưới sự tập hợp của Việt Minh và khí thế cách mạng sôi sục của quần chúng nhân dân, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội đã kết thúc hoàn toàn thắng lợi vào tối ngày 19/8/1945. Tại cách tỉnh, thành phố khác trong cả nước, mặt trận Việt Minh cũng đã tập hợp quần chúng nhân dân nhất loạt đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền, lật đổ thực dân phong kiến và tay sai. Bên cạnh đó, trước sức mạnh của quần chúng nhân dân, trước chính sách đíng đắn, mềm dẻo của Đảng và của mặt trận Việt Minh, một số không nhỏ những người làm việc trong bộ máy ngụy quyền, một số người cầm đầu cùa các tôn giáo, dân tộc thiểu số; một số phú nông, địa chủ tư sản đã ngã theo cách mạng. Ở những nơi phong trào cách mạng phát triển mạnh, nhiều lý trưởng, chánh tổng, tri phủ, tri huyện và một số tỉnh trưởng ngụy tìm cách liên lạc với cán bộ Việt Minh, thanh minh về thái độ chính trị của họ và tự nguyện hứa sẵn sàng trao chính quyền cho cách mạng. Với những chủ trương, chính sách đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân Việt Minh đã thu hút được mọi lực lượng yêu nước dân tộc không những công nông, tiểu tư sản trí thức mà cả giai cấp tư sản dân tộc, bộ phận yêu nước trong giai cấp địa chủ, những người lầm đường lạc lối trong hàng ngũ địch, các tôn giáo dân tộc đều tham gia mặt trận trong các tổ chức thích hợp, phong phú như: Phụ lão cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc, Công nhân cứu quốc.. hình thành nên lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng; động viện được sức mạnh cả dân tộc, thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, phân hóa và cô lập kẻ thù chằm chĩa mũi nhọn đấu tranh đánh đổ chúng, kết quả đã đưa cách mạng đến thắng lợi cuối cùng. 3. Xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, tạo nên sức mạnh tổng hợp sẵn sàng nổi dậy giành chính quyền khi thời cơ đến: Theo từ điển tiếng Việt phổ thông lực lượng vũ trang là" các tổ chức được trang bị vũ khí, chuyên dùng để tiến hành đấu tranh vũ trang, giữ gìn trị an, bảo vệ đất nước "[15] . Cách mạng muốn thành công, ngoài vạch đường lối đúng còn phải tổ chức lực lượng thực hiện. Lực lượng cách mạng bao gồm lực lượng chính trị của quần chúng và lực lượng vũ trang nhân dân. Từ cuối năm 1941 đến đầu năm 1943, các đội cứu quốc quân và các đội tự vệ chiến đấu, đội xung phong Nam tiến lần lượt ra đời và hoạt động nối liền hai căn cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai với Cao Bằng, phong trào du kích chiến tranh ở các khu căn cứ được phát động gây thêm thanh thế cho cách mạng, do đó mặt trận Việt Minh nhanh chóng đuôc xây dựng cơ sở và phát triển tổ chức. Tháng 2/1943 tại hội nghị Ban thường vụ trung ương ở Võng La (Đông Anh), đảng cộng sản Đông Dương nhận định:" Phong trào cách mạng Đông Dương có thể bổng chốc tiến lên bằng những bước nhảy cao "[16] do đó cần mở rộng mặt trận Việt Minh và xúc tiến chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang cho toàn dân. Bản đề cương văn hóa Việt Nam được thông qua trong hội nghị Võng La là hành động thiết thực đầu tiên để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới vừa đề ra. Đề cương văn hóa Việt Nam cùng với các sách báo của Đảng và mặt trận Việt Minh như Cờ giải phóng, Cứu quốc.. đã trở thành vũ khí sắc bén trong cuộc đấu tranh chống văn hóa ngu dân và phản dân tộc của Pháp – Nhật, nó đã tập hợp được cho dân tộc một lực lượng đông đảo do các trí thức văn nghệ sĩ đi vào con đường cứu quốc. Tháng 4/1943 Hội văn hóa cứu quốc ra đời và phát triển mạnh mẽ. Đến tháng 6/1944, được những người cộng sản giúp đỡ, một số trí thức yêu nước còn thành lập đảng dân chủ Việt Nam. Mặt trận Việt Minh được cũng cố và hát triển ở nhiều nơi khác trong những năm 1943-1944, trở thành người tổ chức lãnh đạo các hoạt động đấu tranh cách mạng ở các địa phươngmiền núi và trung du Bắc Bộ; ở đồng bằng thì hầu hết các huyện đều có cơ sở đảng và Việt Minh. Trên cơ sở phong trào Việt Minh lan rộng, những cuộc đấu tranh yêu nước của các tầng lớp nhân dân dưới các hình thức bí mật và công khai dân dần được đẩy mạnh, nhất là các hoạt động chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang. Thực hiện nhiệm vụ của Trung ương đảng cộng sản và tổng bộ Việt Minh đề ra hướng tới một cuộc khởi nghĩa đánh đuổi Nhật – Pháp, các địa phương ra sức phấn đấu, xây dựng lực lượng của mình và suy nghĩ về kế hoạch khởi nghĩa. Ngày 7/5/1944, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị" Sửa soạn khởi nghĩa "và kêu gọi nhân dân" sắm vũ khí đuổi thù chung ", với lời kêu gọi đầy thuyết phục:" Một đồng tiền quyên cho quỹ mua súng lúc này (.) là một viên gạch để xây đắp lâu dài độc lập cho dân tộc Việt Nam "[17], với sự phát triển rộng khắp của Việt Minh, Đảng ta có điều kiện để tổ chức, phát triển lực lượng vũ trang, xây dựng các căn cứ địa và chiến khu ở ba miền đất nước. Để chỉ đạo thống nhất việc xúc tiến các công việc phải làm theo yêu cầu đúng đắn, tránh giản đơn, nóng vội. Chỉ thị nhận định việc sửa soạn vũ trang khởi nghĩa vũ trang đã đặt ra từ mấy năm trước, nhưng nói nhiều hơn là làm hoặc chưa nhận rõ là phải làm những gì, thành ra việc sửa soạn đem lại ít kết quả. Toàn bộ nội dung chỉ thị của tổng bộ rất cụ thể, thiết thưc, chỉ đạo việc chuẩn bị khởi nghĩa một cách toàn diện, thống nhất, khẩn trương. Kết quả của việc thực hiện chỉ thị đã thúc đẩy sự phát triển của cao trà chống Nhật – Pháp, tiến tới khởi nghĩa Không khí chuẩn bị khởi nghĩa sôi sục. Những hình thức tuyên truyền cổ động mạnh bạo hơn trước được áp dụng rộng rãi. Kêu gọi mọi người gia Việt Minh, ủng hộ Việt Minh để đánh đuổi Nhật, giành độc lập, tự do cho đất nước. Áp phích, truyền đơn in đất, in thạch, in ti-pô do Việt Minh các cấp làm theo những hướng dẫn của cấp trên tung ra khắp nơi, dân ở nơi đông người qua lại, làm cho mọi người ra khỏi nhà là thấy hoạt động của Việt Minh. Từ chỗ Việt Minh hoạt động bí mật, nay ra nửa công khai rồi công khai, làm cho quân chúng ở đâu cũng nghe nói Việt Minh một cách tinh tưởng, mến phục. Họ bắt gặp những người đã từng vào tù, bị quản thúc về án cộng sản năm trước, nay là Việt Minh chịu đựng hy sinh, gian khổ vì dân, vì nước. Có nơi chưa có cán bộ Việt Minh tới, nhưng nghe thanh thế đã tự mình bí mật đi tìm hoặc cho con, cháu đi đón Việt Minh về. Trên cơ sở lực lượng chính trị đông đảo của quần chúng nhân dân do mặt trận Việt Minh tập hợp, Đảng đã chỉ đạo việc vũ trang cho quần chúng cách mạng từng bước xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân. Vói tinh thần đó, ngày 22/12/1944 Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân do đồng chí Võ Nguyên giáp tổ chức và lãnh đạo đã được thành lập trong khu rừng thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Dội gồm 34 chiến sĩ là những người cách mạng được tập hợp dưới lá cờ Việt Minh. Tên" Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân nghĩa là chính trị trọng hơn quân sự "[18] . Hàm ý của sự giải thích đó là quân sự phải phục tùng chính trị, gắn với chính trị, vũ trang gắn với tuyên truyền; đội phải tham gia, vận động, tổ chức quần chúng; phải dựa chắc vào dân và dựa chắc vào dân thì nhất định thắng lợi. Về chiến thuật, do cuộc kháng chiến của ta là kháng chiến toàn dân, nên giành thắng lợi phải có cách đánh sáng tạo. Đội quân chủ lực vừa thành lập, muốn hành động có kết quả phải vận dụng lối đánh du kích, bí mật, nhanh chóng, tích cực[19] . Đội Việt Nam phát triển nhanh chóng. Đây là trung đội vũ trang tập trung đầu tiên ra đời với nhiệm vụ có tính chất giao thời," chính trị trọng hơn quân sự, tuyên truyền trọng hơn tác chiến "[20] . Làm nòng cốt cho việc xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam sau này. Ngay sau khi ra đời, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã mở đầu các hoạt động vũ trang tuyên truyền của mình bằng hai chiến thắng vang dội, tiêu diệt các đồn địch ở Phay Khất và Nà Ngần, mở đầu truyền thống quyết chiến, quyết thắng cùa quân đội cách mạng Việt Nam[21] . Sau một thời gian ngắn, đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã phát triển từ một trung đội lên thành một đại đội. Các hoạt động vũ trang tuyên truyền ngày càng được đầy mạnh, trở thành phương thức vận động và phát triển lực lượng cách mạng chủ yếu, không chỉ ở trong ku Cao – Bắc – Lạng mà còn lan rộng tới các tỉnh thuộc trung du và hạ du Bắc Kỳ. Cuối tháng 4 năm 1945 Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị quân sự Cách mạng Bắc Kỳ tại Hiệp Hòa (Bắc Giang) nhằm quyết định một số vấn đề về quân sự. Hội nghị nhận định:" Tình thế đã đặt nhiệm vụ quân sự lên tất cả các nhiệm vụ quan trọng và cần kíp lúc này ". Hội nghị cũng quyết định phát triển lực lượng vũ trang, nữa vũ trang và thống nhất các lực lượng vũ trang sẵn có thàng Việt Nam giải phóng quân. Thống nhất đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và đội cứu quốc quân thành Việt Nam giải phóng quân vào ngày 15/5/1945, tích cực củng cố, chuẩn bị và hoạt động, tiến tới tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945. Những cuộc diễn thuyết được đưa vào các thành phố; báo Cứu quốc của Tổng bộ Việt Minh trước kia vài tháng mới ra một số, đến ngày 10-4-1945 do phong trào lên mạnh, căn cứ cách mạng mở rộng báo có điều kiện thuận lợi để ra 10 ngày một số với số lượng hàng nghìn bản. Những hoạt động tuyên truyền, cổ vũ mạnh mẽ như thế đã làm cho sự hiểu biết về Việt Minh lan rộng. Chỉ trong vòng mấy tháng, các hội cứu quốc đã kết nạp hàng vạn hội viên mới, tuy chất lượng không cao như trước, trình độ giác ngộ hạn chế nhưng tuyệt đại bộ phận hội viên mới là tốt, có ý thức yêu nước, trưởng thành nhanh chóng trở thành một lực lượng cực kỳ quan trọng trong thời kỳ cách mạng tháng 8/1945 lớp hội viên cứu quốc này cũng góp phần quan trọng vào thắng lợi của phong trào trong thời kỳ sau 9/3/1945. Mặt trận Việt Minh tiếp tục được mở rộng. Đội quân chính trị ở thành thị và nông thôn phát triển nhanh chóng. Lực lượng cũ trang cách mạng được tăng cường và phát triển. Với tổ chức Việt Minh rộng khắp ở cơ sở, đường lối cứu nước của Đảng đã nhanh chóng đi vào phong trào quần chúng cả ở nông thôn và thành thị. Đảng và Hồ Chí Minh cho rằng cách mạng Việt Nam lúc đó có thế kết thúc thắng lợi bằng" một cuộc khởi nghĩa vũ trang ". Muốn khởi nghĩa vũ trang thắng lợi, một trong những điều kiện hàng đầu là" mặt trận cứu quốc đã thống nhất được toàn quốc ". Trên thực tế các tổ chức Việt Minh là công cụ chủ yếu chỉ đạo các cuộc đấu tranh của quần chúng cách mạng từ lẻ tẻ đến cao trào rộng lớn Ngay sau khi Ủy ban khởi nghĩa ra quân lệnh số 1 vào 23 giờ ngày 13/8/1945, chính thức phát động Tổng khởi nghĩa, dưới sự lãnh đạo của Đảng và mặt trận Việt Minh, sự chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban khởi nghĩa và Ủy ban lâm thời khu giải phóng. Ngày 16/8/1945, một đơn vị Quân giải phóng đã tiến công thị xả Thái Nguyên, kết hợp với nhân dân giành chính quyền. Ngày 17/8/1945, quân giải phóng tiến vào giải phóng thị xã Tuyên Quang. Tại Hà Nội, các đội tự vệ vũ trang chiến đấu do Việt Minh tổ chức dẫn đầu và bọc lót cho các đoàn biểu tình, tuần hành của quần chúng nhân dân ta. Tại các địa phương khác, lực lượng vũ trang cũng phối hợp chặt chẽ và tích cực hỗ trợ nhân dân đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền. Trên cơ sở phát triển các đoàn thể cứu quốc trong mặt trận Việt Minh, lực lượng vũ trang cách mạng đã từng bước hình thành và phát triển, tạo nên sức mạnh tổng hợp để nổi dậy khởi nghĩa giành chính quyền ngay khi thời cơ đến. Mặt trận Việt Minh có công lao rất lớn trong việc phát triển lực lượng vũ trang cách mạng, trong việc chỉ đạo phong trào kháng Nhật cứu nước, tạo tiền đề cho tổng khởi nghĩa tháng Tám, trong việc triệu tập và tiến hành thành công quốc dân. Hội nghị toàn quốc của Đảng vừa kết thúc, đại hội quốc dân do tổng bộ Việt Minh triệu tập đã khai mạc tại Tân Trào, Tuyên Quang vào ngày 16/8/1945. Đại hội đã huy động nhân dân những ngày Tổng khởi nghĩa, là cờ đỏ sao vàng năm cách của mặt trận Việt Minh tung bay trong cả nước và trở thành quốc kỷ của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, được quốc hội khóa I thông qua. Việc thành lập mặt trận Việt Minh là một sáng tạo của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh, là một điển hình thành công trong công tác mặt trận của đảng ta. 4. Xây dựng căn cứ địa cách mạng tạo cơ sở vững chắc đảm bảo cho sự thắng lợi của cách mạng: Theo Từ điển tiếng Việt phổ thông, căn cứ địa là" vùng làm chỗ dựa để tiến hành chiến tranh "[22] . Hay căn cứ địa" là chỗ đóng quân du lích để tiến có thể đánh quân địch, lui có thể giữ được thực lực của mình. Nói một cách khác, căn cứ địa là nơi có thế hiểm yếu, vừa lợi cho việc tiến công, vừa lợi cho việc phòng ngự của quân du kích "[23] . Dưới ngọn cờ của mặt trận Việt Minh, tại các vùng căn cứ địa cách mạng công cuộc chuẩn bị mọi mặt để tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền được xúc tiến mạnh mẽ và gấp rút. Khi Bác mới về nước thành lập căn cứ Bắc Pó - Cao Bằng, Căn cứ cách mạng có ý nghĩa rất quan trọng đối với cách mạng, vì là chỗ đứng chân của cách mạng, là nơi cung cấp người và của cho cách mạng, là nơi xuất phát để đánh địch và rút lui để bảo vệ mình. Căn cứ địa là nhân tố thường xuyên quyết định thắng lợi của cách mạng. Nhận thức rõ như vậy nên khi đặt chân về nước, Hồ Chí Minh đã xây dựng căn cứ Pắc- bó (Cao Bằng). Ngay từ khi về nước, Người nói rõ:" Chúng ta trở về Tổ Quốc, việc trước tiên là phải có chỗ đứng chân. Lúc đầu là một điểm nhỏ, sau mở rộng thành một điểm to, rồi thành căn cứ "[24] . Căn cứ địa là nơi" đội du lích tích trữ lương thực, thuốc đạn, lâu lâu về đó nghĩ ngơi, luyện tập "[25] để dần tiến tới thành lập các đội quân chính quy, là nơi đứng chân của cơ quan đầu não chỉ huy nên Hồ Chí Minh khẳng định" Muốn khởi nghĩa phải có căn cứ địa "[26] . Qua tìm hiểu, Hồ Chí Minh đánh giá cao vị trí Cao Bằng. Người nói:" Căn cứ địa Cao Bằng sẽ mở ra nhiều triển vọng lớn lao cho cách mang nước ta. Cao Bằng có phong trào cách mạng tốt từ trước, lại kề sát biên giới, lấy đó làm cơ sở liên lạc quốc tế rất thuận lợi. Nhưng từ Cao Bằng còn phải phát triển về Thái Nguyên và thông xuống nữa mới có thể tiếp xúc với toàn quốc được. Có nối phong trào được với Thái Nguyên và toàn quốc thì khi phát động đấu tranh vũ trang, lúc thuận lợi có thể tiến công, lúc khó khăn có thể giữ "[27], Hồ Chí Minh đã đặt vấn đề xây dựng căn cứ địa cách mạng làm điểm tựa ban đầu để xây dựng lực lượng và làm bàn đạp cho khởi nghĩa võ trang giành chính quyền. Trong khi đó, Trung ương đảng cũng chủ trương xây dựng căn cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai. Trong cùng một thời gian do nhu cầu tất yếu của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở nước ta" được kết liễu bằng cuộc khởi nghĩa vũ trang ", hai khu căn cứ địa cách mạng đã ra đời. Chính từ hai khu căn cứ địa cách mạng này đã phát triển rộng ra, mấy năm sau thống nhất lại thành Khu giải phóng – một hình thái phát triển hoàn chỉnh của căn cứ địaViệt Bắc. Căn cứ địa Cao Bằng dưới sự chỉ đạo trực tiếp của chủ tịch Hồ Chí Minh: Bác coi giác ngộ, tổ chức quần chúng cách mạng và các đoàn thể cứu quốc của mặt trận Việt Minh là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của căn cứ địa. Theo gương Hồ Chí Minh, Tổng bộ Việt Minh đã đem chương trình Việt Minh biên soạn thành văn vần gọi là" Ngũ tự Kinh ". Đặc biệt là dưới sự lãnh đạo của chủ tịch Hồ Chí Minh, báo" Việt Nam độc lập "gọi tắt là" Việt Lập "ra đời ở Cao Bằng, đã có tác dụng rất lớn trong công tác tuyên truyền, giáo dục, tổ chức các hội cứu quốc của mặt trận Việt Minh. Trên cơ sở phong trào Việt Minh là lực lượng chính trị to lớn của cách mạng, lực lượng vũ trang nhân dân ở căn cứ địa cũng từng bước được xây dựng. Trung ương đảng tập trung sức chỉ đạo việc duy trì và xây dựng đội quân du kích Bắc Sơn. 14/2/1941, đội du kích Bắc Sơn chính thức được thành lập, mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn, nhưng đội du kích này vẫn tiếp tục được duy trì hoạt động, tạo được uy tín và ảnh hưởng chính trị khá rộng rãi ở vùng thượng du Bắc Kỳ. Đến tháng 10/1941 Hồ Chí Minh chỉ thị thành lập đội du kích thoát ly đầu tiên ở Bắc Bó, đội có nhiệm vụ bảo vệ cơ quan, giữ vững liên lạc, huấn luyện tự vệ. Vậy là căn cứ địa Cao Bằng vừa có lực lượng chính trị đông đảo, vừa có lực lượng vũ trang làm nồng cốt cho phong trào. Đây là" một hành lang chính trị được đánh thông nối liền hai căn cứ địa cách mạng lớn nhất ở miền Bắc nước ta: Căn cứ địa Cao Bằng và căn cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai, tạo điều kiện cho sự ra đời Khu giải phóng sau này "[28] Sau khởi nghĩa Bắc Sơn thành lập căn cứ Bắc Sơn – Võ Nhai. Sau thất bại của cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Hội nghị Ban chấp hành trung ương lần thứ VII tháng 11/1940 quyết định duy trì lực lượng vũ trang Bắc Sơn, lập những đội du kích dùng hình thức vũ trang công tác, khi cần thì chiến đấu chống khủng bố, bảo vệ sứ mệnh, tài sản của nhân dân, phát triển cơ sở cách mạng, tiến tới thiết lập căn cứ địa du kích, lấy vùng Bcắ Sơn – Vũ Nhai làm trung tâm. Từ tháng 7/1941 đến tháng 2/1942, hoạt động chống địch khủng bố, xây dựng căn cứ Bắc Sơn – Vũ Nhai không những giữ gìn, phát triển được lực lượng, tiêu hao sinh lực địch, cứu quốc quân còn bảo vệ, giữ gìn cơ sở cách mạng, mở rộng căn cứ địa, duy trì được tinh thần khởi nghĩa Bắc Sơn và phong trào cách mạng ở khu căn cứ Bắc Sơn – Võ Nhai cổ vũ phong trào toàn quốc, tạo chỗ dựa để xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang cách mạng trong thời kỳ mới. Trở thành hai trung tâm cách mạng cả nước. Sau khi khởi nghĩa Bắc Sơn bị đàn áp, Đảng chủ trương duy trì hội du kích Bắc Sơn, trong đó căn cứ địa Cao Bằng ngày càng phát triển mạnh mẽ: Phong trào phát triển từ vùng thấp lên cao, lôi cuốn đồng bào các dân tộc ít người vào hội cứu quốc, vào đoàn thể Việt Minh. Sang năm 1942, Cao Bằng đã có 3 châu trong tổng số 9 châu là" châu hoàn toàn ". Ở những nơi đó, ban Việt Minh được thành lập đảm nhiệm chức năng của chính quyền, các đội tự vệ chiến đấu được xây dựng và tổ chức huấn luyện. Trong đấu tranh chống địch khủng bố và xây dựng lực lượng ở căn cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai, căn cứ quân ở Võ Nhai tiếp tục đầy mạnh các cuộc đấu tranh chống địch càn quét với nhiều trận chiến đấu quyết liệt. Bn chỉ huy cứu quốc quân quyết định" hóa chỉ vi linh ", phân tán thành những đơn vị nhỏ, rút theo nhiều hướng ra khỏi vòng vây của địch, lên biên giới Việt Trung. Nhằm nối kết các cứ địa Cao Bằng với căn cứ địa Bắc Sơn- Võ Nhai thành một vùng căn cứ rộng lớn, các đội xung phong Nam tiến được thành lập và khai thông hành lang Bắc – Nam. Tháng 8/1943, hai căn cứ địa được nối liền với nhau, địa bàn hoạt động của lực lượng cách mạng được mở rộng từ biên giới Việt – Trng về đến tận Vĩnh Yên. Dưới ngọn cờ của mặt trận Việt Minh, tại các vùng căn cứ địa cách mạng công cuộc chuẩn bị mọi mặt để tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền được xúc tiến mạnh mẽ và gấp rút. Việt Minh còn đóng vai trò rất lớn trong việc xây dựng căn cứ địa Cách mạng (Cao – Bắc – Lạng, Tân Trào, Bắc Sơn – Võ Nhai.) thực hiện thí điểm các chính sách và các yếu tố, tổ chức trong việc xây dựng chính quyền cách mạng mới (Khu căn cứ Việt Minh ở Cao Bằng, chính sách mười điểm lớn của Việt Minh, tổ chức đại hội Quốc dân Tân Trào.) tạo ra những cơ sở vững chắc đảm bảo thắng lợi cho cuộc cách mạng tháng 8/1945. Ở vùng Cao – Bắc – Lạng: Tuy mới ra đời nhưng các đội vũ trang đầu tiên ở khu căn cứ Cao Bằng đã mang lại những đặc điểm tiêu biểu của lực lượng vũ trang cách mạng, của quân đội nhân dân. Thời kỳ này, nhiệm vụ cơ bản của các đội vũ trang này chưa phải là các hoạt động vũ trang, tấn công tiêu diệt lực lượng vũ trang của địch, mà chủ yếu là bảo vệ khu căn cứ địa, dùng vũ trang tuyên truyền để khuếch trương ảnh hưởng chính trị của Việt Minh, đào tạo và huấn luyện các bộ, chuẩn bị cho việc hình thành lực lượng vũ trang cách mạng chủ lực, tập trung và chính quy. Một trong những nhiệm vụ rất quan trọng của các đội vũ trang cách mạng thời kỳ này là ở khu căn cứ Cao Bằng – Bắc Kạn – Lạng Sơn là đấu tranh ngăn chặn hoạt động cướp bóc, giết chóc của các toán phỉ. Nhờ có phong trào Việt Minh phát Minh phát triển mạnh mẽ, nhất là nhở tổ chức được các các đội vũ trang cách mạng, nạn thổ phỉ đã bị chặn đứng có hiệu quả ở nhiều nơi. Đây là một tháng công góp phần cũng cố lòng tin yêu của đồng bào các dân tộc ở địa bàn vùng núi Đông Bắc đối với Việt Minh và đối với các hội cứu quốc. Trên cơ sở phát triển mạnh mẽ cua phong trào Việt Minh, khoảng tháng 11/1942 đại hội đại biểu Việt Minh toàn tỉnh Cao Bằng đã được tổ chức, chính thức bầu ra Ban Việt Minh, qua đó thì hệ thống tổ chức của mặt trận Việt Minh đã thông suốt tất cả các vùng từ xã qua các châu, huyện, đến tỉnh. Trong các châu, các tổng hoàn toàn, các ban Việt Minh đều do bầu cử dân chủ từ xã lên. Cùng với Cao Bằng, cuộc vận động thành lập Việt Minh và phát triển phong trào cứu quốc ở Bắc Kạn và Lạng Sơn cũng phát triển rộng khắp và mạnh mẽ. Ngay trong khoảng cuối năm 1942, đầu năm 1943, một liên tỉnh ủy Cao – Bác – Lạng đã được thành lập. Sự phát triển mạnh mẽ và vững chắc của phong trào cứu quốc dưới ngọn cờ Việt Minh ở vùng Cao – Bắc – Lạng đã tạo nên điểm tựa vững chắc cho cuộc vận động cách mạng trên phạm vi toàn quốc. Thực hiện chỉ thị" sửa soạn khởi nghĩa "của Tổng bộ Việt Minh (7/5/1944) và lời kêu gọi" sắm vũ khí đuổi thù chung "của Đảng (8/1944), liên tỉnh ủy Cao – Bắc – Lạng đã quyết định phát động chiến tranh du kích trong toàn liên tỉnh, tiến hành khởi nghĩa vũ trang giàng chính quyền. Nhờ sự quan tâm chỉ đạo của chủ tịch Hồ Chí Minh và trung ương Đảng, căn cứ địan Bắc Sơn – Võ Nhai và Cao Bằng bảo toàn và cũng cố lực lượng, để sau đó trong cao tráo chống Nhật cứu nước, chớp lấy cơ hội thuận tiện tiến lên giành chính quyền từng phần, đưa đến sự ra đời của Khu giải phóng. [29] Theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, 4/6/1945 khu giải phóng được tổng bộ Việt Minh tuyên bố chính thức thành lập, do ủy ban chỉ thị lâm thời lãnh đạo[30] gồm 6 tỉnh: Thái Nguyên, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Bắc Cạn, đặt dưới sự lãnh đạo của ủy ban chỉ huy lâm thời do chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu. Trong khu giải phóng, các ủy ban nhân dân cách mạng do nhân dân cử lên thi hành 10 chính sách lớn của Việt Minh nhằm xây dựng Khu giải phóng thành một căn cứ vững mạnh về các mặt chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa để làm bàn đạp giải phóng toàn quốc. Khu giải phóng là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam mới[31] . Thành lập khu giải phóng là một chủ trương hết sức đúng đắn và sáng tạo của của chủ tịch Hồ Chí Minh, vừa có tác dụng khẩn trương chuẩn bị, đón thời cơ tổng khởi nghĩa, vừa xây dựng chế độ xã hội mới trong đó mọi người có quyền tự do, bình đẳng, cơm no, áo ấm, được học hành, tạo nên một động lực to lớn cho cách mạng[32] Khu giải phóng trở thành biểu tượng, niềm tin và hy vọng của quảng đại quần chúng Việt Nam khát khao được giải phóng, uy tín và ảnh hưởng của Việt Minh nhờ thế được cũng cố và phát huy rất mạnh mẽ, trên phương diện quốc tế, khu giải phóng tiêu biểu cho thực lực của Việt Minh, nhờ vậy mà Việt Minh giành được sự tin cậy và ủng hộ quý báu của phe đồng minh trong một thời điểm có bước ngoặt lịch sử. Từ tháng 6 đến tháng 8/1945, thời gian ngắn ngủi so với lịch sử, nhưng bộ mặt khu giải phóng có những biến đổi hết sức lớn lao. Lúc đó khu giải phóng là hình ảnh của nước Việt Nam mới ra đời, một phần Bắc bộ đã được đặt dưới chính quyền cách mạng. Hơn một triệu đồng bào các dân tộc đã bắt đầu được hưởng một cuộc sống mới do cách mạng mang lại. Khu giải phóng trở thành căn cứ địa cách mạng của cả nước, là ngọn cở hiệu triệu và cổ vũ phong trào cách mạng cả nước. Ảnh hưởng của khu giải phóng lan rộng ra cả nước, có tác dụng cổ vũ, động viên phong trào cách mạng, đồng thời uy hiếp quân thù, bảo vệ vững chắc lực lượng và cơ quan đầu não cách mạng, là bàn đạp tiến công của lực lượng vũ trang trong tổng khởi nghĩa tháng 8. " Trong vấn đề đấu tranh vũ trang, vấn đề quan trọng nhất, nổi bật hơn cả, có ý nghĩa cơ bản hơn cả là vấn đề căn cứ địa cách mạng. Nói tới đấu tranh vũ trang là nói tới căn cứ địa cách mạng"[33] . Việc tổ chức một đạo quân cách mạng và xây dựng căn cứ địa của cách mạng là điều kiện quyết định không thể thiếu được để có thể giành được chính quyền cách mạng. [1] Dẫn theo Mai Trang, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Mặt trận dân tộc thống nhất http: //www. Xaydungdang.org.vn/Home/tutuonghochiminh/2012/5747/Chu-tich-Ho-Chi-Minh-va-Mat-tran-dan-toc-thong-nhat. Aspx . [2] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Tập 7, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 123. [3] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Tập 7, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 124. [4] Bộ quốc phòng, Viện lịch sử quân sự Việt Nam, Lịch sử tư tưởng quân sự Việt Nam, Tập III, Từ năm 1858 đến năm 1945, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2014, tr. 352. [5] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 23-24. [6] Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam, Tập 1, Trường Chinh, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1975, tr. 207. [7] Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam, Tập 1, Trường Chinh, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1975, tr. 208. [8] Bộ quốc phòng, Viện lịch sử quân sự Việt Nam, Lịch sử tư tưởng quân sự Việt Nam, Tập III, Từ năm 1858 đến năm 1945, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2014, tr. 359. [9] Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 7, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 312. [10] Cách mạng tháng Tám 1945 thắng lợi vĩ đại đầu tiên của cách mạng Việt Nam, GS. TS. Trịnh Nhu – TS. Trần Trọng Thơ, Nxb. Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà Nội, 2012, tr. 118. [11] Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 7, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 364. [12] Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 7, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 367. [13] Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 7, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 367. [14] Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 7, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 535. [15] Viện ngôn ngữ học, Từ điển tiếng Việt phổ thông, TS. Chu Bích Thu – Pgs. Ts. Nguyễn Ngọc Trâm – TS. Nguyễn Thị Thanh Nga – TS. Nguyễn Thúy Khanh – TS. Phạm Việt Hùng, Nxb. Hồ Chí Minh, 2002, tr. 536. [16] Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 7, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tr 176. [17] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 7, Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội, 2011, tr. 42. [18] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 3, Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội, 2011, tr. 539. [19] Bộ quốc phòng, Viện lịch sử quân sự Việt Nam, Lịch sử tư tưởng quân sự Việt Nam, Tập III, Từ năm 1858 đến năm 1945, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2014, tr. 369. [20] Võ Nguyên giáp, Những chặng đường lịch sử, Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội, 2001, tr. 133. [21] Võ Nguyên giáp, Những chặng đường lịch sử, Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội, 2001, tr. 140-150. [22] Viện ngôn ngữ học, Từ điển tiếng Việt phổ thông, TS. Chu Bích Thu – Pgs. Ts. Nguyễn Ngọc Trâm – TS. Nguyễn Thị Thanh Nga – TS. Nguyễn Thúy Khanh – TS. Phạm Việt Hùng, Nxb. Hồ Chí Minh, 2002, tr. 107. [23] Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam, Tập 1, Trường Chinh, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 1975, tr. 319. [24] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 10, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 255. [25] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 3, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 536. [26] Hồi ức Đi theo con đường của Bác, Văn Tiến Dũng, Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội, 1993, tr. 173. [27] Võ Nguyên giáp, Từ nhân dân mà ra, Nxb. Quân đội nhân dân Hà Nội, 1964, tr. 34. [28] Cách mạng tháng Tám (1945), BNCLSĐTƯ, Nxb. Sự thật – Hà Nội, 1963, tr. 49. [29] Một số chuyên đề lịch sử Việt Nam, Trần Bá Đệ (Chủ biên), Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, 2002, tr. 249. [30] Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng: Toàn tập, Tập 7, Nxb. Chính trị quốc gia, 2000, tr. 541-545. [31] Đại cương lịch sử Việt Nam, Tập II, Đinh Xuân Lâm (Chủ Biên), Nxb. Giáo dục, 2000, tr. 363. [32] Một số chuyên đề lịch sử Việt Nam, Trần Bá Đệ (Chủ biên), Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, 2002, tr. 256. [33] Một số chuyên đề lịch sử Việt Nam, Trần Bá Đệ (Chủ biên), Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, 2002, tr. 262.