Trường ca "Mặt đường khát vọng" – Nguyễn Khoa Điềm Tác giả Nguyễn Khoa Điềm Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943 tại thôn Ưu Điềm, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế trong một gia đình trí thức giàu truyền thống yêu nước và cách mạng. Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ những nhà thơ trẻ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Trong những năm kháng chiến chống Mĩ, Nguyễn Khoa Điềm đã gắn bó máu thịt với mảnh đất quê hương. Thơ của ông thời đánh Mĩ cũng thường viết về cuộc sống, chiến đấu của con người trên vùng đất Huế. Người đọc yêu thơ của Nguyễn Khoa Điềm bởi những xúc cảm dồn nén, những suy tư sâu sắc về dân tộc và thời đại. Tác phẩm chính của Nguyễn Khoa Điềm: Đất ngoại ô (thơ, 1972), Mặt đường khát vọng (trường ca, 1974), Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (thơ, 1986), Thơ Nguyễn Khoa Điềm (tuyển chọn, 1990), Cõi lặng (thơ, 2007) Năm 2000, Nguyễn Khoa Điềm được tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. Trường ca "Mặt đường khát vọng" Trường ca là gì? Trước đây, trường ca được dùng để gọi các tác phẩm sử thi thời cổ đại và trung đại, khuyết danh hoặc có tác giả (Iliat, Mahabharata). Như vậy, trường ca đã có một bề dày lịch sử lâu đời. Hiện tại, trường ca vẫn được nhiều nhà thơ lớn dành cho một mối quan tâm đáng kể. Theo định nghĩa hiện nay, "trường ca là một tác phẩm thơ có dung lượng lớn, thường có cốt truyện tự sự hoặc trữ tình." Trường ca là một hiện tượng tiêu biểu của văn chương chống Mỹ mang đậm tính sử thi. Chất "sử thi" trong trường ca chính là sự kế thừa của thể loại sử thi dân gian. Cuộc kháng chiến gian khổ mà hào hùng của dân tộc ta là nguồn cảm hứng để các nhà thơ sáng tác biết bao bản trường ca: Bài ca chim Chơ rao - Thu Bồn, Ngọn giáo búp đa - Ngô Văn Phú, Những người đi tới biển - Thanh Thảo, Đường tới thành phố - Hữu Thỉnh.. Hơn bất cứ thể loại nào, trường ca với đặc trưng ưu thế của nó đã có mặt ở những nơi đầu sóng, ngọn gió để kịp thời phản ánh những biến động của thời đại, để ngợi ca cuộc chiến đấu anh hùng của quân, dân ta. Trường ca "Mặt đường khát vọng" có bao nhiêu chương? Trường ca "Mặt đường khát vọng" full gồm 9 chương: Chương 1: Lời chào <- Nhấn vào đây Chương 2: Báo động <- Nhấn vào đây Chương 3: Giặc Mĩ <- Nhấn vào đây Chương 4: Tuổi trẻ không yên Chương 5: Đất Nước Chương 6: Áo trắng và mặt đường Chương 7: Xuống đường Chương 8: Khoảng lớn âm vang Chương 9: Báo bão Hoàn cảnh sáng tác "Mặt đường khát vọng" Trường ca "Mặt đường khát vọng" được tác giả hoàn thành ở chiến khu Trị Thiên năm 1971, in lần đầu năm 1974. Tác phẩm viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiếm miền Nam về non sông đất nước, về sứ mệnh của thế hệ mình, xuống đường đấu tranh hòa nhịp với cuộc chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Cảm hứng chủ đạo trường ca "Mặt đường khát vọng" là gì? Trường ca "Mặt đường khát vọng" của Nguyễn Khoa Điềm nằm trong số những tác phẩm tiêu biểu của thơ phong trào thơ chống Mĩ. Hàng loạt các tập thơ ra đời đã thể hiện lòng yêu nước sục sôi, tinh thần đấu tranh anh dũng của thế hệ trẻ miền Nam. Thơ của họ là tiếng lòng của những con người nguyện sống chết cho non sông: Nếu thơ con bất lực Con xin nguyện trọn đời Dùng chính trái tim mình làm trái phá Sống chết một lần thôi. (Trần Quang Long) Thơ của họ bừng bừng khí thế hào hùng của tuổi trẻ trong đấu tranh giải phóng quê hương: Ta nghe chừng đoàn người ngựa Thăng Long Đang phá vỡ trùng vây, đập tan quân cướp nước Ta đã thấy vành đai mở rộng Thành phố rộn ràng khoác áo tứ thân. (Nguyễn Kha) Nếu bạn chưa có tài khoản, hãy đăng kí miễn phí tại đây để đọc tiếp nội dung ẩn nha: LINK Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem (còn nữa)
Trường ca "Mặt đường khát vọng" đọc hiểu Đọc hiểu Lời chào trường ca Mặt đường khát vọng Chương 1. Lời chào Vài nét về nội dung chương thơ Lời chào: Chương thơ có nhan đề là "Lời chào" như tiếng lòng thân thương của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. Đó có thể là lời chào tiễn biệt những năm tháng ấu thơ đã trôi qua. Đó cũng có thể là lời chào đến những tháng ngày tương lai sắp tới. Nhan đề là sự giao thoa hai lớp nghĩa, chào tạm biệt quá khứ, chào tương lai đang đến gần. Hai khổ thơ đầu mênh mang những xúc cảm bồi hồi, xao xuyến của nhà thơ khi nghĩ về những năm tháng tuổi thơ. Lời thơ nhẹ nhàng như chút giật mình khe khẽ trước sự biến thiên của cuộc đời. Ai chẳng có những tháng ngày thơ ấu. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm cũng vậy. Đó là những ngày còn cắp sách đến trường, hồn nhiên, vô tư với màu mực tím, với nét chữ thiếu thời, với sắc hồng hoa phượng.. Đó là những năm tháng hồn nhiên vô tư nhất. Và cũng bởi vô tư, hồn nhiên nên khi tất cả đã trôi qua, nhà thơ có chút giật mình tiếc nuối: Bèo lục bình mênh mang màu mực tím Nét chữ thiếu thời trôi nhanh như dòng sông.. Một thời mực tím đã xa, một thời cắp sách đến trường chỉ còn là hoài niệm, tất cả để lại những dư âm bồi hồi trong lòng nhà thơ. Phép tu từ ẩn dụ trong hai câu thơ gợi lên những liên tưởng độc đáo thú vị. Tuổi học trò giống như một dòng sông và những nét bút tím như màu hoa lục bình. Tất cả, theo thời gian, theo tuổi "phượng", tuổi đời cứ lặng lẽ trôi đi.. Một ngày kia, ta chợt nhận ra mình đã lớn khôn. Nhận thức được sự lớn khôn của chính bản thân mình là dấu hiệu của sự trưởng thành. Và người trưởng thành thường hay suy tư về quá khứ. Vậy nên, xúc cảm tiếc nuối về một thời học trò vẫn thường ùa về náo nức, vẹn nguyên trong tâm trí những người đã trải qua quãng thời gian đẹp đẽ đó.. Không dừng lại ở những hoài niệm tiếc nuối, mạch thơ Nguyễn Khoa Điềm hướng ta đến những điều lớn lao hơn. Hàng loạt cụm từ "biết ơn" đứng đầu mỗi khổ thơ thể hiện lòng biết ơn của nhà thơ đến những điều bình dị trong cuộc sống. Nhà thơ biết ơn những "cánh sẻ nâu" bay đến cánh đồng, rút rơm vàng về kết tổ mang lại cho tuổi thơ biết bao trải nghiệm thú vị của những chiều rong ruổi tìm bắt tổ chim. Nhà thơ biết ơn những cánh diều đã kéo về "cả một sắc trời xanh" để bao ánh mắt tuổi thơ đắm nhìn lên đó. Nhà thơ biết ơn người mẹ của mình, không quên tính tuổi con từ những ngày vừa hoài thai trong bụng. Nhà thơ biết ơn những trò chơi thuở nhỏ - gắn liền với những lời đồng dao dân dã góp phần làm nên một đời tiếng Việt ngân nga. Từ những điều bình dị, nhà thơ hướng lòng biết ơn của mình đến những điều lớn lao hơn: Biết ơn "dấu chân bấm mặt đường", "dấu chân trần" – của những người lao động nhọc nhằn lam lũ để cho ta được cắp sách đến trường; biết ơn những anh hùng hi sinh vì đất nước: Cao Bá Quát ngã mình trên chiến địa Trăm năm rồi sông vẫn sáng màu gươm.. Nếu bạn chưa có tài khoản, hãy đăng kí miễn phí tại đây để đọc tiếp nội dung ẩn nha: LINK Bấm để xem Điều đáng trân trọng là chính lòng biết ơn chân thành ấy đã đánh thức trong lòng nhà thơ tình cảm với đất nước, ý thức trách nhiệm với vận mệnh non sông. Chương thơ khép lại bằng câu thơ mở ra nhiều liên tưởng: Ngẩng đầu lên, ta thấy mặt quân thù! "Thấy" mặt quân thù là thấy đất nước đang bị giặc ngoại xâm. "Thấy" mặt quân thù là thấy dâng lên lòng căm thù sâu sắc. "Thấy" mặt quân thù là thấy trách nhiệm của mình với non sông.. Với lời thơ suy tư, trầm lắng, chương thơ đã thể hiện những bồi hồi, xúc động và luyến tiếc của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm khi tuổi thơ cứ theo dòng thời gian trôi đi mãi mãi. Đồng thời, chương thơ còn nhấn mạnh sự nhận thức và lòng biết ơn sâu sắc của nhà thơ đối với những gì bé nhỏ gần gũi, đối với mẹ, đối với sự hi sinh của ông cha, từ đó đánh thức lòng trân trọng cuộc sống, tình yêu quê hương, đất nước và trách nhiệm của tuổi trẻ với non sông. Xem tiếp bên dưới..
Đọc hiểu Báo động trường ca Mặt đường khát vọng Chương 2. Báo động. Vài nét về nội dung chương thơ "Báo động" : Chương thơ mở đầu bằng cụm từ: "Buổi sáng ấy". Nhưng đó không phải là buổi "sáng mát trong" như buổi sáng Việt Bắc trong thơ Nguyễn Đình Thi. Đó là buổi sáng đánh dấu gót giày xâm lược của lính viễn chinh Mỹ trên lãnh thổ Việt Nam: Hình dáng những chiếc tàu há mồm ngoạn vào thành phố Trên bến đổ quân của Trăm năm giặc Pháp Lại những lốt giày kiểu mới dẫm lên Những câu thơ trên trước hết gợi lại trong kí ức mỗi người Việt Nam những năm tháng đau thương của dân tộc. Theo các sự kiện chính thức, sự can thiệp của Mỹ vào Việt Nam được coi là bắt đầu vào năm 1964, khi các nhóm quân viễn chinh Mỹ đầu tiên đổ bộ lên Đà Nẵng – cũng là nơi thực dân Pháp nổ tiếng súng đầu tiên tại bán đảo Sơn Trà. Nhưng trong thực tế, những hạt mầm của sự can thiệp này đã được gieo từ rất lâu trước đó, ngay từ năm 1948 khi chiến tranh Đông Dương đang diễn ra, và kéo dài tới tận năm 1975, khi chiến tranh Việt Nam kết thúc với sự thất bại của Hoa Kỳ và sự sụp đổ của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa (thông tin từ Wikipedia). Không chỉ có ý nghĩa nhắc lại sự kiện lịch sử, lời thơ còn bao hàm trong đó lòng căm phẫn, xót xa của tác giả hướng đến quân xâm lược. Nên trong cách tác giả viết về "những chiếc tàu" của lính Mỹ, ta nhận ra sự vật vô tri ấy mang dáng vẻ và tâm địa của một con ác thú đang "há mồm" "ngoạm" vào thành phố. Những động từ đầy sức gợi này đã diễn tả rất chính xác sự tương đồng giữa những đối tượng được nhắc đến. Chúng khiến ta hình dung những kẻ xâm lược kia có khác chi những con ác thú khi mang dã tâm thôn tính Việt Nam – một đất nước yêu chuộng hòa bình. Trên bến đổ quân của thực dân Pháp hàng thế kì trước (bán đảo Sơn Trà), lần nữa lại là nơi "những gót giày kiểu mới" của lính viễn chinh Mỹ đặt lên. Từ "lại" đứng đầu câu thơ kế tiếp như đồng nhất: Những gót giầy kia đều là gót giầy của kẻ xâm lược, dẫm lên trên đất nước Việt Nam với cùng một dã tâm xâm lăng. Dù Pháp, hay Mỹ cũng vậy mà thôi. Luận điệu mà chúng rêu rao có thể không giống nhau, nhưng động cơ thì không có gì khác biệt. Vậy nên trong lời thơ Nguyễn Khoa Điềm, ông đã không ngần ngại dùng những ngôn từ đầy đả kích hướng về bọn chúng. Khi thì ông gọi lốt giày của kẻ thù là "răng chó", khi ông gọi tàu thuyền của chúng là "những con cá sấu Đại Tây Dương", cùng những động từ miêu tả hành động "cắm ngập", "trườn lên" của hai loài dã thú đó khiến tiếng nói của lòng căm thù quân xâm lược càng thêm quyết liệt. Nhà thơ dứt khoát không coi chúng cùng loài với "con người". Đó là lí do vì sao nhìn súng đạn trên chững chiếc tàu chiến, ông cũng hình dung chúng như "gai góc" trên mình loài sấu Đại Dương vậy. Những câu thơ tiếp theo giống như một bản cáo trang đanh thép hành động tội ác của giặc và những đau thương chúng gieo rắc trên đất nước ta: Chúng phả vào không gian mùi mặn Của máu những cuộc săn người Của mồ hôi nhiều hải cảng Của xương trên cánh buồm cướp biển Và những mưu đồ tăm tối bên kia đường chân trời.. Không gian "mùi mặn" – mùi của biển khơi bao la Tổ quốc đã bị chúng "phả" vào mùi "máu", "mồ hôi", "xương".. của "những cuộc săn người". Mỗi chữ dùng của Nguyễn Khoa Điềm đều khơi dậy nỗi xót xa và căm giận. Xót xa vì biết bao máu và nước mắt của nhân dân đã đổ xuống, biết bao thân phận người chỉ còn nắm xương khô. Căm giận vì hành động dã man như loài thú săn mồi của chúng. Không phải "săn mồi", mà là "săn người" – từ này mới diễn tả chính xác hành động bạo tàn của giặc Mỹ. Chúng gieo rắc đau thương trên đất nước ta chỉ vì những "mưu đồ tăm tối" chúng mang theo từ "bên kia đường chân trời" – câu thơ đã vạch rõ âm mưu xâm lược nước ta của đế quốc Mỹ, dù chúng có rêu rao những luận điệu xáo trá: "Hòa bình", "Danh dự".. Bản cáo trạng hành động tội ác của kẻ thù tiếp tục cất lên trong những câu tiếp theo: Ngón tay đặt lên vòng cò Nằm xuống và trườn lên Chúng hét lên những khẩu lệnh man rợ Gờm gờm nhìn chúng ta Thành phố lập tức bị đặt trước tầm súng Thành phố lập tức biến thành cánh rừng Những cánh rừng Viễn đông có dây thép gai và bao cát Chúng ta biến thành tên mọi da màu Cho người Mỹ truy kích lùng săn.. Hàng loạt cụm động từ: "Đặt lên", "nằm xuống", "trườn lên", "hét lên", "gườm gườm nhìn" với sắc thái tăng dần về mức độ quyết liệt của hành động đã miêu tả cụ thể và chính xác từng hành động lén lút và dã tâm "săn người" của giặc Mỹ. Đúng, chúng là những kẻ săn người ẩn sau tấm lá chắn "viện trợ" mà chúng đã dựng lên. Chúng biến nhân dân ta thành những con mồi, thành những "tên mọi da màu" để chúng truy kích, lùng săn. Chúng biến thành phố Đà Nẵng của ta thành những cánh rừng có "dây thép gai và bao cát", đặt thành phố trong tầm ngắm của nòng súng thợ săn. Hình ảnh dây thép gai từng "đâm nát trời chiều" trong thơ Nguyễn Đình Thi lần nữa gây ám ảnh trong thơ Nguyễn Khoa Điềm. Đọc những câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm, chúng ta nhớ đến bản cáo trạng tội ác giặc Minh trong "Bình Ngô đại cáo" của Nguyễn Trãi, tội ác giặc Pháp trong "Tuyên ngôn độc lập" của Hồ Chí Minh. Lời thơ Nguyễn Khoa Điềm chất chứa nỗi đau và lòng căm hờn của biết bao con người Việt Nam trước hành động tội ác kẻ thù xâm lược. Với ý nghĩa lay gọi, thức tỉnh và giác ngộ thế hệ trẻ, Nguyên Khoa Điềm đã dành phần lớn nội dung chương thơ để vạch rõ bộ mặt kẻ thù, để không ai còn mơ hồ về âm mưu, thủ đoạn của chúng: Viễn Tây - Viễn Đông Kim địa bàn quay ngược Quả đất quay ngược Việt Nam sẽ trở về hai nghìn năm trước Đội mũ lông chim và cầm búa đá Ngã gục dưới mũi súng tối tân Và bông hoa của chủ nghĩa thực dân Sẽ xòe cánh trên núi sông ta đó Bông hoa đó là dấu giày răng chó! Trước một đế quốc cường mạnh như đế quốc Mỹ - con cá sấu Đại Tây Dương "gai góc đầy mình những súng và đạn", đất nước nhỏ bé của chúng ta có khác chi những bộ tộc thời nguyên thủy của hai nghìn năm trước "đội mũ lông chim" và "cầm búa đá"? Một dân tộc mà vũ khí chiến đấu dùng đến cả "cuốc, thuổng, gậy gộc", đến "ngọn tầm vông", "rơm con cúi".. thì trong mắt kẻ thù, phải chăng chỉ là bộ tộc tối cổ? Có phải chúng đang nghênh ngang tự đắc sẽ khiến ta phải "ngã gục" dưới mũi súng tối tân của chúng? Có phải chúng đang vỗ ngực tự hào "bông hoa của chủ nghĩa thực dân" sẽ "xèo cánh trên núi sông ta", những dấu giày răng chó sẽ in hằn lên khắp nẻo đường Tổ quốc của ta? Mang tâm địa của những kẻ đi săn, chúng nhìn dân tộc ta đâu khác chi những con nai, con thỏ, sẵn sàng bị chúng hạ gục? Đối với chúng, việc thôn tính một đất nước nhỏ bé và lạc hậu, có chăng chỉ là chuyện ngày một, ngày hai. Và chúng ta sẽ lại phải chịu ách đô hộ của đế quốc Mỹ, như đã từng là nô lệ gần một thế kỉ dưới gót giày thực dân Pháp chăng? Lịch sử đã lặp lại rồi chăng? Một nỗi đau từ vô tận vô cùng Ùa vào mỗi căn nhà, góc phố Những tiên cảm gớm ghê, đày đọa Đều vẽ ngày thất thủ kinh đô.. Nỗi đau mất nước từ "vô tận vô cùng", từ sâu thẳm tâm hồn và trái tim người Việt lần nữa dội lên. Nỗi đau ấy ai ai cũng có thể cảm nhận, bởi nó hiện hình ngay trước mắt, những lốt giày răng chó không còn xa xôi mà đã cắm phập vào "phù sa đỏ" của ta, và nỗi đau đã "ùa vào mỗi căn nhà, góc phố". Ngay từ khi những chiếc tàu viễn chinh Mỹ "ngoạm" vào thành phố, đất nước đã bị đặt trong tình thế gieo neo "ngàn cân treo sợi tóc" – tình thế của "lịch sử" gần một trăm năm trước, khi thực dân Pháp nổ tiếng súng đầu tiên trên bán đảo Sơn Trà. Trước tình thế ấy, những "tiên cảm" đau lòng về ngày "thất thủ" kinh đô đã len lỏi trong nỗi lo lắng, sợ hãi của biết bao người. Những tiên cảm ấy có phần bi quan, nhưng không phải là không có cơ sở. Bởi kẻ thù của chúng ta là ai? Chẳng phải là một trong những cường quốc hùng mạnh nhất thế giới đó sao? Nỗi đau và những dự cảm bất an của bao người dân Việt nam trước họa xâm lăng đã được nói lên da diết bằng tiếng nói của thơ. Một dân tộc từng trải qua bao cuộc chiến chinh gian khổ, phải đánh đổi bằng máu xương và nước mắt của bao "dân đen, con đỏ", bao nghĩa sĩ "phận bạc trôi theo dòng nước đổ", bao nấm mồ trai trẻ "rải rác biên cương".. sẽ thấu đến tận cùng nỗi đau bị xâm lăng. Nguyễn Khoa Điềm đã truyền đến mỗi người nỗi đau ấy, dự cảm bất an ấy để "báo động" về tình thế gieo neo của đất nước thời điểm bấy giờ, để đánh thức ý thức trách nhiệm của mỗi người đối với Tổ quốc, giang sơn. Nhưng lịch sử không lặp lại bao giờ Gần thế kỷ qua đi, đã đủ Lời thơ là vừa sự khẳng định chắc nịch: Gần một thế kỉ dân tộc bị giày xéo dưới gót giày thực dân đã là quá đủ, nỗi nhục, nỗi đau mất nước ấy không thể lặp lại thêm lần nữa, vừa là lời nhắc nhủ cho mỗi người dân Việt Nam hãy nhớ về gần một thế kỉ đau thương ấy mà đứng lên đấu tranh, đừng để lịch sử lặp lại, đừng để nỗi đau ông cha chúng ta từng gánh chịu, lần nữa gieo rắc lên đầu chúng ta và con cái chúng ta. Những xúc cảm dồn nén bật ra từ trái tim căm thù giặc và thiết tha yêu nước của Nguyễn Khoa Điềm đã tạo nên sức truyền cảm đặc biệt cho lời thơ. Để vạch rõ bản chất kẻ thù núp sau những lời dối trá "hòa bình", "danh dự", "viện trợ", "chống xâm lăng".. Nguyễn Khoa Điềm đã dùng tiếng nói của thơ chỉ ra cụ thể từng hành động của chúng: Những đạo quân thực dân Trở thành đạo quân của "Hòa bình, Danh dự"! - Kìa các bạn Việt Nam Các bạn hãy cài then, ngủ kỹ Mặc chúng tôi với day thép gai ngoài đường Chúng tôi đến đây vì một lời cam kết Súng đạn này là để chống xâm lăng Để chứng minh cho lời nói là việc làm Buổi sáng nay Khi chúng tôi còn trên tàu Chúng tôi đã ném xuống sông những lon đổ hộp Cho những đứa bé Việt Nam lặn mò ngoi ngóp Người Mỹ chúng tôi đáng thiện cảm biết bao Đã hết lòng khích lệ, vỗ tay reo Người Mỹ thích vui, lại vô cùng giàu có Ưa giản dị nên bắt tay bằng kiểu đó! Nhà thơ đã vạch rõ thủ đoạn của chúng khi đến xâm lược Việt Nam là ru ngủ nhân dân ta trong những ngôi nhà "cài then" để mặc vận mệnh đất nước cho chúng lo liệu, chúng cam kết với ta rằng "Súng đạn này là để chống xâm lăng" – để bảo vệ Việt Nam khỏi các thế lực bên ngoài. Luận điệu của chúng có khác chi luận điệu của thực dân Pháp khi đặt chân trên đất nước ta tám mươi năm trước? "Bảo hộ" ư? "Khai hóa" ư? Tất cả chỉ là dối trá. Tất cả chỉ là vỏ bọc bên ngoài che khuất đi dã tâm thực chất bên trong. Sức lay động của lời thơ Nguyễn Khoa Điềm chưa dừng lại ở đó, hình ảnh những tên lính viễn chinh ném đồ hộp xuống sông và khích lệ, vỗ tay reo hò khi nhìn "những đứa bé Việt Nam lặn mò ngoi ngóp" để vớt từng lon đồ hộp ấy đã nói lên rất nhiều bản chất của chúng. Chúng thể hiện "thiện cảm" và "bắt tay" với ta bằng hành vi đó sao? Hành vi đó đâu khác gì một sự sỉ nhục đối với ta. Cái cười kia đâu phải khích lệ, mà là cái cười bỡn cợt, khinh thường. Chúng dùng sự giàu có của mình để mua vui. Mua vui trên nỗi đói khát của những đứa trẻ vốn đói nghèo. Miếng ăn là miếng nhục, những đứa trẻ ấy đâu đã nhận thức được nỗi nhục đó, nên lặn ngụp để nhận đồ ăn một cách nực cười trong mắt nhưng tên lính Tây cao lớn. Chứng kiến cảnh tượng ấy, bất cứ ai đều không khỏi đau lòng, căm hận. Nguyễn Khoa Điềm đâu cần cất lên lời hiệu triệu "Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà" như cụ Tú Xương xưa mà vẫn có sực lay động lớn lao. Sức lay động ấy đã vượt ra khỏi giới hạn chật hẹp của ngôn từ, truyền đến mỗi người, nhất là thế hệ trẻ thời bấy giờ nỗi nhục bị biến thành đối tượng làm nhục của kẻ ngoại bang. Lời thơ "báo động" mà sâu sắc, thấm thía biết bao. Buổi chiều ấy Trước con tàu và trước dòng sông Chúng ta hỏi nhau và như tự hỏi: Chúng ta hiểu thế nào là cam kết? Sự có mặt này để cam kết với ai? Cảnh tượng kia thực sự khiến "chúng ta" phải tự hỏi về bản chất của hai tiếng "cam kết" (hòa bình) mà đế quốc Mỹ đã rêu rao. Không còn là "ta" nữa, mà là "chúng ta" – những người đại diện cho cả một thế hệ trẻ bấy giờ, cần phải nhận thức rõ bộ mặt kẻ thù, cần nhận thức rõ về Đất Nước và trách nhiệm với Đất Nước để xuống đường đấu tranh hòa nhịp cùng cuộc đấu tranh của cả dân tộc. Hàng loạt những câu hỏi tu từ vang lên như đánh thức, như kêu gọi. Nếu chúng ta còn mơ hồ về bản chất của kẻ thù thì lịch sử sẽ lặp lại. Và nỗi nhục bị đem ra làm trò tiêu khiển kia đâu chỉ dừng lại ở những đứa trẻ ngây thơ. Chất "báo động" đã thấm sâu và chuyển hóa vào từng dòng thơ Nguyễn Khoa Điềm tạo nên tiếng gọi da diết của non sông. Sau những phút lặng của suy tư, lời ai đó đã cất lên: - Người Mỹ đừng quên đây là xứ sở Của những Yết Kiêu bất tử! Lời của "ai đó" mà trở thành lời của cả dân tộc, thành lời của non sông. Lời nói ấy đã khẳng định một cách ngắn gọn mà chắc nịch: Đất nước ta là đất nước của "những Yết Kiêu" – của những người anh hùng. Đất nước mà bất cứ ai cũng có thể trở thành Yết Kiêu. Người anh hùng Yết Kiêu phá tàu giặc thời Trần năm xưa được trao cho định ngữ "những" gợi lên sự đông đảo, hùng hậu của biết bao con người tài giỏi và yêu nước. Câu thơ cất lên một cách đầy tự hào về truyền thống đánh giặc, chống ngoại xâm của một dân tộc đã đánh đuổi bao cường quốc xâm lăng. Câu thơ cũng như một lời thề thể hiện quyết tâm của dân tộc ta – quyết lần nữa quét sạch kẻ thù khỏi giang sơn bờ cõi. Lời thơ như có sự cộng hưởng của lời thề từng vang vọng trong lịch sử: "Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư." (Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời). Bốn câu kết của chương thơ "Báo động" là những suy tư đầy triết lí mà vẫn thấm đẫm chất trữ tình: Nếu bạn chưa có tài khoản, hãy đăng kí miễn phí tại đây để đọc tiếp nội dung ẩn nha: LINK Bấm để xem Ta quay nhìn. Sông đã hóa mênh mông Từ trầm tư, sông vỗ sóng trùng trùng Nối lịch sử những bờ không giới hạn Những cam kết hôm nay với trăm đấng anh hùng.. Hình ảnh dòng sông "mênh mông" như đo chiều dài rộng của đất nước, như tượng trưng cho giang sơn Tổ quốc bao la. Dòng sông đang là nơi nghênh ngang những chiếc tàu viễn chinh Mỹ sau những "trầm tư" để nhận thức, để giác ngộ bỗng "vỗ sóng trùng trùng" – những cơn sóng của lòng căm thù, của ý chí quyết tâm. Phép nhân hóa đã biến dòng sông như mang suy tư và ý chí của con người. Và trong sự tương chiếu ngược lại, lịch sử hào hùng của đất nước, của con người, cũng như mạch tiếp nối vô tận của dòng sông "không giới hạn". Lịch sử hào hùng của ngày xưa sẽ tiếp nối đến tận ngày hôm nay. Dòng sông của thiên nhiên bỗng trở thành dòng sông của lịch sử. Đứng trước dòng sông ấy, chúng ta đã "cam kết" với trăm đấng anh hùng của ngày xưa sẽ tiếp bước cha ông, sẽ "gánh vác phần người đi trước để lại" để tiếp tục đấu tranh, tiếp tục tạo nên những trang lịch sử anh hùng. Như vậy, những lời "báo động" ở phần đầu chương thơ đã chuyển hóa thành lời thề, lời cam kết thiêng liêng trước lịch sử về trách nhiệm bảo vệ non sông của thế hệ trẻ thời chống Mỹ. Dấu ba chấm kết thúc chương thơ như sự vang vọng, ngân mãi của lời thề thiêng liêng và dự báo những biến động lớn lao ở các chương sau của "Báo động". Với lời thơ trữ tình chính luận, giọng thơ khi da diết, khi cuộn trào, ngôn từ, hình ảnh giàu sức gợi.. chương thơ "Báo động" như lời thức tỉnh, lay động thế hệ trẻ về vận mệnh non sông, đánh thức ở mỗi người ý thức, trách nhiệm đối với đất nước. Nguyễn Khoa Điềm đã vận dụng linh hoạt trong thơ sự sắc sảo của một trí tuệ ưa triết lý cùng một trái tim yêu nước sục sôi để mang đến những dòng thơ vừa sâu sắc trong suy tư vừa thấm đẫm cảm xúc trữ tình. Bởi vậy, vừa hòa chung với tiếng thơ chống Mỹ của cả nước, thơ Nguyễn Khoa Điềm vẫn mang một phong cách riêng độc đáo. Xem tiếp bên dưới...
Đọc hiểu Giặc Mỹ trường ca Mặt đường khát vọng Chương 3. Giặc Mỹ Vài nét về nội dung chương thơ "Giặc Mỹ" : Nối tiếp mạch cảm hứng yêu nước, căm thù giặc, chương thơ mang đến cho người đọc cái nhìn trọn vẹn, đầy đủ về kẻ thù của đất nước ta lúc bấy giờ: Giặc Mỹ. Đằng sau mỗi dòng thơ, ta nhận ra diện mạo kẻ thù, cảm thận sâu sắc thái độ ngút ngàn căm phẫn của tác giả, của người dân Việt Nam cũng như nỗi đau xót chân thành và mãnh liệt khi thấy đất nước bị quân thù giày xéo, tàn phá. Giống như "Nam quốc sơn hà" của Lí Thường Kiệt, "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn, "Đại cáo bình Ngô" của Nguyễn Trãi hay "Tuyên ngôn độc lập" của Hồ Chí Minh, chương thơ "Giặc Mỹ" trở thành bản cáo trạng tố cáo đanh thép những hành động tội ác và bản chất kẻ thù xâm lược. Điều này đã từng được thể hiện trong chương "Báo động" trước đó, nhưng tới đây, bản cáo trạng mới thực sự đầy đủ và quyết liệt. Tiếp nối dã tâm xâm lược của bọn thực dân Pháp, giặc Mỹ nhìn đất nước ta như một miếng mồi béo bở mà chúng đang săn lùng. Nên ngay khi tên lính Pháp cuối cùng vừa "quay đi", thì những tên lính viễn chinh Mỹ từ bên kia địa cầu lập tức kéo đến. Thái độ căm phẫn của tác giả trước dã tâm xâm lược của chúng không hề giấu giếm. Nguyễn Khoa Điềm không ngần ngại gọi chúng là "tên", là "nó". Hàng loạt những câu thơ mở đầu bằng chữ "Nó" cất lên, sau mỗi đại từ "Nó" là một hành động tội ác: "Nó giết người, quăng bom, hít hê-rô-in, rửa tội"; "Nó đốt nhà"; "Nó hãm hiếp"; "Nó giết người".. Không chỉ tố cáo hành động tội ác của giặc Mỹ, Nguyễn Khoa Điềm còn phơi bày bản chất của chúng: Chúng chỉ là những kẻ đạo đức giả, phết sơn lòe loẹt lên lịch sử đen bầm tội ác, che giấu những hành vi đồi bại bằng những lời cổ xúy của tổng thống, bằng nước thánh rửa tội của đức cha.. Nhưng dù có che giấu như thế nào, tất cả đều bị vạch trần, phơi bày trên những dòng thơ đanh thép của chương thơ "Giặc Mỹ", tất cả đều trở nên "Bẩn thỉu trần truồng trước nhân loại hôm nay." Đến phần 2 của chương thơ, hành động tội ác và bản chất thực sự của kẻ thù lần nữa được phơi bày, cụ thể hơn, đanh thép hơn. Với kết cấu song hành giữa "xưa" và "nay", Nguyễn Khoa Điềm vừa cho ta thấy sự khác biệt trong cách tra tấn, giết người của bọn bạo chúa, quan lại, lãnh chúa thời xưa với hành động man rợ của giặc Mỹ khi có sự trợ giúp của những thiết bị hiện đại ngày nay. Nếu bạo chúa thời xưa, tra tấn gười bằng "bánh xe quay", nay giặc Mỹ tra tấn người bằng "trực thăng treo người vào không khí". Xưa giết người bằng voi, bằng dao, bằng rìu thì nay giặc Mỹ giết người bằng hóa chất, điện tử, phô-tông. Xưa quan lại đánh người bằng gậy, nay giặc Mỹ đánh người bằng roi cao su độn sắt. Xưa một người chỉ giết một người, nay chỉ bằng một cái "bấm nút", giặc Mỹ giết hàng chục, hàng trăm.. Xưa khủng bố dân bằng cách đem ra chợ chặt đầu, nay giặc Mỹ đưa thẳng những hình ảnh ghê sợ ấy lên vô tuyến truyền hình.. Tội ác của kẻ thù có sự tiếp tay của vũ khí, phương tiện hiện đại, càng trở nên man rợ bội phần. Đằng sau mỗi dòng thơ, ta như cảm nhận được nhịp đập của trái tim sục sôi căm thù của tác giả. Giọng điệu đanh thép, hùng hồn trong tố cáo hành động tội ác kẻ thù lộ rõ trong từng câu chữ tác giả dùng để viết về giặc Mỹ: Từ cách gọi "chúng", "những thằng ác ôn", "thằng giặc lái"; cách miêu tả thái độ của chúng khi gieo rắc hành vi tội ác: "Quật chết người mà không hề tái mặt", "Mặt thằng giặc lái giết người vẫn có dáng ngắm trăng sao"; đến cách nhà thơ miêu tả: "Miệng những thằng ác ôn đã tanh ngòm tanh với máu".. Nếu đoạn thơ trước nhấn mạnh hành động tội ác của giặc Mỹ thì đoạn thơ tiếp theo, Nguyễn Khoa Điềm đã vạch trần bản chất giả dối, vô nhân tính của chúng: Vì một cuộc hành quân phải hủy diệt hàng vạn mẫu cây rừng Vì một đòn pháo kích ở Plây-cu phải trả đũa xuống sông Hồng Hà Nội Vì một thành phố Mỹ Tho cần cứu nguy phải hạ sát ngay thành phố ấy Vì sự tồn vong của học thuyết màu da, phải đầu cơ, hàng vạn xác da vàng Vì một một tên bù nhìn, nửa triệu lính Mỹ phải đem sang Vì lợi ích của bốn trăm ông vua, hai trăm triệu người Mỹ phải góp tiền, góp máu Vì tinh thần một tên lính Mỹ phải nói có hai ngàn Việt cộng bị giết mỗi tuần trên mặt báo (Thiếu chừng nào thì moi cốt, giết vào dân) Vì quyền giết người Việt Nam phải giết bốn sinh viên Mỹ ở Ken Vì tổng thống, phải xích tay hàng vạn người biểu tình nổi loạn. Với kết cấu trùng điệp "Vì.. phải" - một bên là dã tâm, một bên là hành động quyết liệt thực hiện bằng được dã tâm ấy, mỗi câu thơ như mỗi mũi tên chĩa thẳng vào kẻ thù, mỗi câu thơ như góp thêm một tiếng nói ngùn ngụt căm thù vào bản cáo trạng tội ác giặc Mỹ. Dưới ngòi bút Nguyễn Khoa Điềm, mọi phương diện tàn ác, xấu xa của kẻ thù đều được phơi bày trên trang giấy. Ở một phương diện khác, nhà thơ như "ghi âm" tiếng nói man rợ của chúng để "phát lại" cho chúng ta nghe. Ngôn ngữ của chúng nói với ta, Nguyễn Khoa Điềm gọi đó là "Điều kinh tởm, chúng vẫn mượn tiếng người để nói", rồi "Thú tính gầm lên trong chữ nghĩa, câu lời". Vậy chúng nói với ta những gì, chúng nói như thế nào? Nguyễn Khoa Điềm đều ghi lại đầy đủ: "Tao đánh mày cho tuyệt đường sinh nở!" "Tao moi gan mày thử xem to nhỏ!" "Tao đập vỡ óc mày xem tư tưởng Việt Cộng ra sao?" "Tao phá tiết trinh của mày để mày đừng mơ với mộng!" "Tao giết con mày để xem mày thương con hay Việt cộng!" "Tao vặt râu thằng già này vì nó dám bằng tuổi cha tao!" Những lời chúng nói đã tố cáo dã tâm của chúng. Những hành động chúng làm càng minh chứng cho dã tâm ác độc, vô nhân tính ấy: Chúng đánh để ta không tìm được chiều cao Chúng đánh ta bật rễ ngoài mặt đất Chúng đánh ta tê liệt những phản ứng bình thường Chúng đánh ta trụy hết những bào thai truyền thống Chúng đánh cho ta khắc nghiệt trước cái hôn Juliet-Romeo Chúng đánh cho cả dân tộc ta biến hình thành sứa.. Kết cấu trùng điệp nối tiếp của đoạn thơ với chủ thể là "Chúng" mở đầu mỗi câu thơ, gắn liền với động từ "đánh" và phía sau là những mục đích của hành động đánh đê hèn.. đã tạo nên cảm giác về sự chồng chất những tội ác không sao kể xiết của kẻ thù. Những câu thơ như thế gợi ta nhớ đến "Hịch tướng sĩ", đến "Đại cáo bình Ngô", đến "Tuyên ngôn độc lập".. Vì vậy, đoạn thơ này trong chương thơ "Giặc Mỹ" của Nguyễn Khoa Điềm như làm sôi sục thêm tiếng nói của lịch sử đối với tội ác của chủ nghĩa đế quốc trong chính sách xâm lược, đô hộ, thống trị nước ta. Lời thơ vừa mang âm hưởng bi thương, vừa chất chứa căm thù. Xem tiếp bên dưới...