Vaccine là gì? Những điều cần biết về vaccine phòng COVID - 19

Thảo luận trong 'Khoa Học' bắt đầu bởi Khoai lang sùng, 22 Tháng sáu 2021.

  1. Khoai lang sùng

    Bài viết:
    1,986
    Vaccine là gì?

    Vaccine chính là một chế phẩm chứa virus đã bị suy yếu, vaccine có tính kháng nguyên có nguồn gốc từ vi sinh vật gây bệnh đã được bào chế đảm bảo độ an toàn cần thiết, làm cho cơ thể tự tạo ra tình trạng miễn dịch đặc hiệu chủ động chống lại tác nhân gây bệnh. Kháng nguyên trong vaccine kích thích hệ thống miễn dịch tạo ra các kháng thể. Những kháng thể này sẽ bảo vệ cơ thể khi tiếp xúc với 'kẻ địch năm xưa ". Thuật ngữ vaccine xuất phát từ Vaccinia, một loại virus gây bệnh đậu bò nhưng khi đem chủng này đưa vào cơ thể người lại giúp ngừa được bệnh đậu mùa. Đó cũng được xem như lần đầu tiên y học ngăn ngừa được một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

    [​IMG]

    Ali Maow Maalin, người Somalia, được xem là bệnh nhân cuối cùng mắc bệnh đậu mùa (Ảnh chụp năm 1977)

    Cơ chế hoạt động của vaccine

    Hệ miễn dịch sẽ nhận diện virus trong vaccine để hủy diệt chúng và ghi nhớ chúng để khi nào gặp lại thì" Anh hùng trả thù mười năm chưa muộn ", khi tác nhân gây bệnh thực thụ xâm nhập cơ thể, hệ miễn dịch đã ở tư thế sẵn sàng để tấn công tác nhân gây bệnh nhanh chóng hơn và hữu hiệu hơn nhờ vào những tế bào lympho B.

    Các loại vaccine

    Có thể chia vaccine làm 3 loại dưới đây:

    1. Vaccine bất hoạt:

    Đây là các vi sinh vật gây bệnh đã bị giết chết bằng hóa chất hoặc bằng nhiệt. Vaccine này có độ an toàn cao hơn, tuy nhiên đáp ứng miễn dịch yếu hơn vacxin sống nên được tiêm thành nhiều liều hoặc tiêm nhắc lại để duy trì miễn dịch.

    2. Vaccine sống, giảm độc lực:

    Loại vaccine này là lựa chọn hữu hiệu để kích hoạt đáp ứng miễn dịch dài hạn. Các vi sinh vật gây bệnh sẽ được làm yếu đi dưới điều kiện nuôi cấy đặc biệt để không còn khả năng gây bệnh. Khi sử dụng loại vaccine này cần hết sức quan tâm đến vấn đè an toàn, đảm bảo vi sinh vật không còn khả năng gây bệnh hoặc chỉ gây bệnh nhẹ, và vi sinh vật phải có tính di truyền ổn định không trở lại độc lực ban đầu.

    3. Kháng nguyên tách chiết:

    Đây chính là chất gây bệnh của vi sinh vật đã được tách chiết và làm bất hoạt

    Ngoài ra còn có một sô loại vaccine đang nghiên cứu như: Vaccine sử dụng phụ gia, vaccine khảm, vaccine polipepitdique, anti-idotype, vaccine DNA.

    Vaccine COVID-19

    [​IMG]

    Hiện nay tình hình dịch bệnh ở nước ta và trên thế giới diễn biến khá phức tạp, việc sử sử dụng vaccine là biện pháp hiệu quả nhất để ngăn ngừa dịch bệnh bùng phát. Vaccine COVID-19 trở thành loại vắc xin có tốc độ nghiên cứu nhanh nhất trong lịch sử khi mà vào cuối tháng 2/2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) bày tỏ lo ngại về một loại vaccine phòng viêm đường hô hấp cấp do virus Sars-Cov-2 có thể phải mất 18 tháng để sản xuất thành công. Nhưng chỉ 8 tháng sau đó, đã có hơn 320 ứng viên tham gia vào cuộc đua nghiên cứu và thử nghiệm vaccine Covid-19 trên toàn cầu. Tới thời điểm hiện tại đã có khá nhiều loại vaccine phong COVID -19 được lưu hành trên thị trường như: AstraZeneca, Pfizer, Moderna, Sputnik V.. Vắc xin COVID-19 đầu tiên phục vụ nhu cầu cấp bách trong phòng chống dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam được Bộ y tế cấp phép lưu hành vào ngày 1/2/2021 là vaccine do công ty AstraZeneca. Sản xuất.

    Tiến độ nghiên cứu và sản xuất vắc xin phòng COVID-19 của Việt Nam hiện đến đâu?

    Hiện nay Việt Nam có 3 ứng viên nghiên cứu và sản xuất vaccine COVID-19 (Công ty Nanogen với vaccine có tên Nano Covax, IVAC có tên Covivac và 1 loại của Vabiotech) và với tiến độ như hiện nay, khả năng là đến cuối năm sẽ có những liều vắc xin made in VN đầu tiên được đưa vào tiêm.

    Những đối tượng được ưu tiên tiêm vaccine phòng COVID-19

    1. Lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch.

    2. Nhân viên, cán bộ ngoại giao của Việt Nam và người thân được cử đi công tác nhiệm kỳ; cán bộ trực tiếp tham gia đón các đoàn khách của Chính phủ và đón người Việt Nam từ nước ngoài về; Đoàn Ngoại giao và các tổ chức thuộc hệ thống Liên Hợp Quốc tại Việt Nam.

    3. Nhân viên hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh.

    4. Người cung cấp dịch vụ thiết yếu: Hàng không, vận tải, du lịch; cung cấp dịch vụ điện, nước..

    5. Giáo viên, người làm việc tại các cơ sở giáo dục, đào tạo; người làm việc tại các cơ quan, đơn vị hành chính thường xuyên tiếp xúc với nhiều người.

    6. Người mắc các bệnh mạn tính.

    7. Người trên 65 tuổi.

    8. Người sinh sống tại các vùng có dịch.

    9. Người nghèo, các đối tượng chính sách xã hội.

    10. Người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài.

    Những điều cần lưu ý khi tiêm vaccine phòng COVID-19

    [​IMG]

    Trước khi tiêm vaccine:

    Kiểm tra sức khỏe

    - Có tiền sử sốc phản vệ trước các thành phần của vaccine hay không.

    - Hiện đang ốm hoặc có triệu chứng của bệnh Covid-19. (Tất nhiên bạn có thể đi tiêm chủng nếu đã khỏi bệnh và được bác sĩ đồng ý).

    - Khi đã quyết định đi tiêm vaccine, cần nghỉ ngơi vào đêm hôm trước và uống đủ nước trước khi tiêm.

    Khi tiêm vaccine:

    - Tuân thủ nguyên tắc 5k

    - Báo cáo tình trạng sức khỏe với nhân viên y tế.


    Sau khi tiêm vaccine: -Trong khoảng 15 phút ngay sau khi tiêm cần ở lại cơ sở y tếđể đảm bảo bạn không có biểu hiện dị ứng nào. Rất hiếm khi xảy ra sốc phản vệ nhưng vãn cần phải đề phòng.

    - Theo dõi sức khỏe định kì theo khuyến cáo của nhân viên y tế.

    Bài viết tham khảo thông tin từ Cổng thông tin điện tử Bộ y tế và nhiều nguồn khác.

    Để phòng chống dịch bệnh thì các bạn hãyngồi yên ở nhà đọc bài viết này của tui đi và đừng có đi lung tung . Các nhân viên y tế có được về nhà nghỉ ngơi xơi nước hay không phụ thuộc rất nhiều vào các bạn.

    Các bạn hãy Đăng Ký - Việt Nam Overnight để đọc thêm nhiều bài viết hay nha!
     
    Chỉnh sửa cuối: 22 Tháng sáu 2021
  2. YeenT.

    Bài viết:
    3
    Cảm ơn bạn đã cung cấp thêm những kiến thức bổ ích về dịch bệnh. Mong rằng dịch sẽ sớm qua đi không còn nhiều người phải chết vì nó.
     
  3. TienPhat2k2

    Bài viết:
    6
    Bài viết mang lại thêm nhiều kiến thức bổ ích quá. Cảm ơn bạn nhé!
     
  4. Khoai lang sùng

    Bài viết:
    1,986
    Cảm ơn hai bạn đã đọc bài viết nha :))
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...