Vắc xin là gì? Vì sao phải tiêm phòng vắc xin?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Bát Bảo Muội Muội, 30 Tháng sáu 2021.

  1. Bát Bảo Muội Muội .

    Bài viết:
    52
    [​IMG]

    Hình ảnh lọ vắc- xin Astrazeneca do Anh sản xuất

    Xin chào mọi người, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng phải tiêm vắc- xin, từ vắc- xin phòng sởi, phòng bệnh dại cũng như vô số loại vắc- xin khác. Nhưng có ai thật sự thắc mắc rằng: Vắc- xin là gì? Điều chế vắc- xin bằng phương pháp nào? Và tại sao chúng ta lại phải tiêm vắc-xin? Đến với bài viết hôm nay, các bạn hãy cùng mình tìm hiểu những vấn đề trên và giải đáp câu hỏi: "Vắc- xin là gì? Tại sao chúng ta phải tiêm vắc- xin để phòng ngừa một số loại bệnh truyền nhiễm?"

    Trước tiên chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu, vắc- xin là gì? Vắc-xin hay vaccine là một loại chế phẩm sinh học có tính kháng nguyên mà khi tiêm vào cơ thể sẽ giúp tạo ra sự miễn dịch nhân tạo chống lại tác nhân gây bệnh, đặc biệt là một số loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mà điển hình hiện nay là bệnh viêm phổi do virus Corona gây ra. Vắc- xin có nguồn gốc từ vi sinh vật gây bệnh hoặc vi sinh vật có cấu trúc kháng nguyên giống vi sinh vật gây bệnh trong trạng thái suy yếu (được gọi là kháng nguyên), những kháng nguyên này sẽ kich thích cơ thể tạo ra các kháng thể mà sau này sẽ chống lại virus gây bệnh sẽ xâm nhập vào cơ thể.

    Vậy, tác dụng của vắc- xin là gì? Trước hết phải kể đến tác dụng của nó đối với chính cơ thể chúng ta. Vắc- xin giúp nâng cao khả năng kháng bệnh của cơ thể, sau khi chủng ngừa hệ miễn dịch sẽ nhận định các kháng nguyên trong vắc- xin là "vật lạ" cần phải tiêu diệt và ghi nhớ từ đó tạo được trí nhớ miễn dịch cho cơ thể. Khi cơ thể đã tạo được "kho dữ liệu miễn dịch" thì khi có tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ tấn công một cách hiệu quả và nhanh chóng để bảo vệ cơ thể và chống lại bệnh đó. Trước những năm cuối thế kỉ XVIII-đầu thế kỉ XIX, ở Châu Âu mỗi năm có hàng triệu người chết vì bệnh đậu mùa, đây là dịch bệnh được coi là khủng khiếp nhất lúc bấy giờ, nhờ có sự ra đời của những liều vắc- xin đầu tiên, gắn liền với tên tuổi của Edward Jenner- một bác sĩ người Anh, con người đã tìm cách đẩy lùi dịch đậu mùa và đồng thời cũng là tiền đề cho nền y học thế giới. Hay lấy minh chứng cụ thể hơn, năm 2020, khi toàn thế giới điêu đứng trước sự càn quét của virus SARS-CoV-2, những liều vắc- xin đầu tiên được bào chế là chiếc chìa khóa mở ra cánh cửa thoát hiểm cho toàn nhân loại.

    Vậy tại sao ta phải tiêm vắc- xin? Vậy trước hết ta hãy cùng lật ngược lại, như đã nói ở trên khi tiêm vắc- xin vào cơ thể nó sẽ giúp tạo ra sự miễn dịch nhân tạo. Thế miễn dịch là gì? Tại sao lại phải tạo ra sự miễn dịch nhân tạo? Miễn dịch là khả năng cơ thể chống chịu và không mắc một loại bệnh nào đó. Miễn dịch chia thành hai loại, miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo. Trong đó, miễn dịch tự nhiên là miễn dịch một cách thụ động khi cơ thể của con người sẽ không thể mắc bệnh của bò, gà hay lợn (lở mồm long móng, tai xanh) hoặc khi cơ thể nhiễm một loại bệnh nào đó mà sau này ta không mắc lại nó nữa (Ví dụ như: Thủy đậu, quai bị). Còn miễn dịch nhân tạo là miễn dịch một cách chủ động khi ta tiêm một loại vắc-xin nào đó để cơ thể tạo sự miễn dịch với virus gây ra bệnh đó (Ví dụ như: Bệnh lao, bệnh sởi, bại liệt). Vì vậy ta tiêm vắc- xin nhằm mục đích tạo ra tầng bảo vệ nhân tạo để bảo vệ cơ thể với các tác nhân gây bệnh mà vốn dĩ hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể không thể chống lại được.

    Tuy nhiên, vắc- xin chỉ là một biện pháp phòng ngừa, nó không phải thuốc tiên. Vì vậy nên với một số loại bệnh mà điển hình là HIV-AIDS là một căn bệnh không có vắc- xin phòng ngừa hay việc tiêm vắc- xin COVID-19 chỉ giúp cơ thể người bệnh có những triệu chứng nhẹ hơn với bệnh nhân không tiêm.

    Vì thế, cách bảo vệ bản thân tốt nhất trong tình hình dịch bệnh hiện nay là thực hiện đúng quy tắc 5K của chính phủ, đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà, không tụ tập đông người, khử khuẩn tay và vệ sinh nhà cửa thường xuyên và khai báo y tế trung thực. Vì một Việt Nam nói không với bệnh dịch, mỗi người trong chúng ta hãy giữ ý thức tốt, thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...