Ưu, nhược điểm của hình thức liên doanh

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi cocobonie, 18 Tháng bảy 2021.

  1. cocobonie

    Bài viết:
    20
    Hình thức liên doanh có ưu nhược điểm gì?

    • Ưu điểm

    Lựa chọn liên doanh là đặc biệt sáng suốt khi việc thâm nhập thị trường đòi hỏi phải đầu tư lớn, hay khi có sự bất ổn lớn về chính trị và xã hội trên thị trường mục tiêu. Công ty liên doanh được hưởng lợi từ sự am hiểu của đối tác địa phương về các điều kiện cạnh tranh, văn hóa, ngôn ngữ, hệ thống chính trị và hệ thống kinh doanh ở nước sở tại. Khi các chi phí và rủi ro trong việc phát triển hoạt động ở thị trường nước ngoài cao, công ty có thể được lợi vì chia sẻ những chi phí và rủi ro đó cho đối tác địa phương. Các doanh nghiệp có thể sử dụng liên doanh để thâm nhập thị trường quốc tế trong trường hợp các phương thức khác không thể thực hiện được. Chẳng hạn, một số chính phủ yêu cầu các doanh nghiệp nước ngoài phải chia sẻ quyền sở hữu với các doanh nghiệp địa phương, hoặc đưa ra nhiều khuyến khích ưu đãi để họ thành lập liên doanh. Những yêu cầu như vậy rất phổ biến ở các nước đang phát triển. Mục tiêu ở đây là cải thiện khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp địa phương bằng cách tạo cơ hội cho họ học hỏi từ các đối tác nước ngoài. Các doanh nghiệp có thể tiếp cận với mạng lưới phân phối quốc tế của một doanh nghiệp khác khác thông qua liên doanh. Các doanh nghiệp thành lập liên doanh còn vì lý do để bảo vệ chính mình. Việc tham gia vào các liên doanh các doanh nghiệp nhà nước sẽ trực tiếp bảo đảm quyền lợi của chính phủ trong liên doanh. Về phần mình, chính quyền địa phương sẽ ít can thiệp hơn nếu như điều đó có thể gây thiệt hại cho liên doanh.

    • Nhược điểm

    Một công ty tham gia liên doanh sẽ có thể gặp rủi ro về kiểm soát đối với công nghệ của công ty với các đối tác của nó. Một liên doanh không cho phép công ty kiểm soát chặt chẽ công ty con vốn dĩ rất cần thiết trong việc thu được đường cong kinh nghiệm và lợi ích kinh tế từ địa điểm cũng như cần thiết cho các hành động hợp tác toàn cầu để chống lại các đối thủ. Một liên doanh đòi hỏi sự chia sẻ quyền sở hữu có thể dẫn đến mâu thuẫn và tranh chấp giữa các bên trong liên doanh nếu mục tiêu của họ khác nhau hoặc nếu quan điểm khác nhau về chiến lược hoạt động của công ty. Vấn đề quyền sở hữu có thể gây ra tranh chấp giữa các bên, nhất là trong trường hợp tỷ lệ đóng góp tài sản của các bên là ngang nhau. Khi đó không một bên nào có quyền ra quyết định cuối cùng nên có thể sẽ dẫn đến sự tê liệt quản lý, gây ra những vấn đề như chậm trễ trong phản ứng lại đối với các thay đổi của thị trường. Các tranh chấp còn có thể xảy ra do có sự không nhất trí về các khoản đầu tư trong tương lai và chia lợi nhuận. Các bên có thể giảm bớt khả năng xảy ra tranh chấp và việc không thể ra quyết định bằng cách đưa ra tỷ lệ sở hữu không bằng nhau. Ngoài ra, việc mất kiểm soát đối với một liên doanh có thể xảy ra khi chính quyền sở tại là một trong số các bên đối tác. Tình trạng này diễn ra nhiều nhất ở các ngành công nghiệp được coi là nhạy cảm về văn hóa hoặc có tầm quan trọng đối với an ninh quốc gia như phát thanh và truyền hình, hạ tầng cơ sở và quốc phòng. Như vậy, lợi nhuận của liên doanh có thể bị ảnh hưởng do chính quyền địa phương theo đuổi những động cơ bảo tồn văn hóa hay đảm bảo an ninh quốc gia.
     
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...