U mê Dòng đời nào khác dòng sông? Khi trong khi đục, sâu nông khôn lường? Hồng trần cay đắng trăm đường, Sướng-vui-buồn-khổ, vô thường ai ơi! Trầm luân bể khổ dòng đời, Bao lần rơi lệ, cuộc chơi dại khờ! Cái chết sẽ đến bất ngờ, Nào cho mặc cả, đến giờ là đi! Sinh- lão-bệnh-tử sướng gì? Cầu mà không đặng, thời thì vui sao? Khổ đau chỉ biết thét gào, Đổ thừa, oán trách, chứ nào tại Ta () Nhân quả xui khiến ấy mà, Dại khờ không biết, chỉ là Đúng-Sai. Thiện-Ác vốn dĩ không hai, Đó là nhân quả không sai cõi này! Hồng trần là chốn đọa đày! Lao tù Danh-Lợi, khốn này thân Ta! * * * Tối qua, vội vã mua quà! Đi ngang ngõ hẻm, tang gia bi sầu. Thân nhân khóc lóc, dập đầu! Đầy nhà kèn trống, hát câu giã từ! Quan khách thì chỉ ậm ừ! Đến vì trả lễ, chỉ Sư tụng bài! Bài tụng đáng giá triệu hai, Di Đà, Cực Lạc. Triệu hai? Rẻ mà! Tang gia hoành tráng, đại gia! Đường Tăng, Đại Thánh, yêu ma tái trình! Sư thầy thì cứ tụng kinh, Giải lao nhảy nhót, giảng kinh Di Đà.. () Chạnh lòng, quán chú thân ma, Xem là khổ chủ, giờ là ra sao? Thân kia tầm thước, không cao! Sinh thời đẹp lão, khác nào Phan Anh! Quan quách gỗ quý, long lanh! Sinh cơ hoại diệt, tái sanh nơi nào? Sanh thời, Nghiệp Dữ trọn bao! Sống bằng giết hại, Tiền nào đếm xong? Nhà cao, cửa rộng, khối phòng. Nhưng là đau ốm thân trong, nặng dần. Tà nghiệp đen kịt như vân. Để rồi thác xuống, kiếp đần làm Heo! Nhân quả sâu nặng, dõi theo. Làm sao trốn thoát? Cầu đeo Di Đà? Nếu thật có phật Di Đà. Sao Ông tham nhũng như là Quan Âm? Kẻ ác, khấn niệm lầm rầm! Hào quang phóng xuống, ầm ầm giải tai! Con người tưởng tượng khôi hài! Sống phi đạo đức, trổ bài lắm chiêu! Nực cười sư sãi kiếm nhiều. Trong khi chẳng biết Cha phiêu nơi nào? Hiếu là làm cỗ thật cao? Người chết có hưởng cái nào được không? Sanh thời bỏ đói chẳng trông! Lo con, lo vợ, chỉ mong vì Tiền! Thác rồi, mê tín đốt liền, Đốt nào vàng mã, vòng kiền mấy đôi! Phen này Sư kiếm bộn rồi! Phong bì mấy đợt, Sư ngồi càng lâu! Ê a ngâm tụng mấy câu, A di đà phật, lâu lâu.. phong bì! Ngẫm đời mê tín mà chi? Tu vì Danh Lợi, khác gì Kên Kên? * * * Ngẫm lại, ta phải chí bền, Bao lần cay đắng mà nên thân này! Cũng vì vay trả, trả vay! Kiếp xưa gieo nguyện, kiếp này Trí An, Chánh pháp ngộ hiểu rõ ràng, Đâu là phương pháp, đầu đàng Ta đi! Đời này trả hết bởi vì, Kiếp xưa vay mượn, ngu si dại khờ! Nhân quả vốn dĩ thờ ơ, Là công bằng nhất, ban sơ đã là. Thời-không tích lũy trường hà, Bao nhiêu hình ảnh, khó mà xem xong! Người đời ai cũng ngóng trông, Cầu là tha lực, chỉ mong lợi mình! Bon chen, tranh chấp, miệt khinh. Thánh nhân nào chứng, làm thinh chẳng màng! Lũ dốt vội vã giả trang, Tô son, vẽ tượng, chùa vàng ức muôn! Vẽ nào địa ngục rập khuôn, Vẽ ra Cực Lạc, có muôn phép thần? Giảng đạo trước mặt bình dân, Phía sau đĩ điếm, lũ đần mới tin! Thích Ca luôn bảo: Chớ tin! Chớ tin truyền thống, vô minh lan tràn! Hãy tin đạo đức rõ ràng, Sống không làm khổ, chẳng màng Tâm Danh! * * * Linh hồn nào có tái sanh? Thác là hoạt diệt, Nghiệp sanh theo liền! Thế nhân chấp Ngã triền miên. Linh hồn là có, cãi điên cái đầu! Ta trồng xuống một cây dâu, Cây kia ra trái, trái đâu một hòn? Vô vàn vô số dâu con. Cây dâu chưa chết, trái con thành rừng! Trái dài-tròn-dẹp, ngọt lừng, Trái kia vội rụng, chẳng mừng thế gian! Nhân quả chúng sanh một đàng, Linh hồn nếu có, sao càng đông hơn? Con người giận dữ, dỗi hờn! Nhất thời lượng Ác, lửa hờn tỏa ra! Ngập tràn khí quyển bao la, Ai mà phù hợp, để mà làm con. Một đời tạo Nghiệp mỏi mòn. Nhưng là không biết, hỏi còn Hồn không? Tưởng ra Địa Ngục lông bông, Thiên Đàng, Cực Lạc hư không nơi nào? Thân này, không bệnh, không đau. Tâm thời an tĩnh, không cầu mong chi! Bất động trạng thái một khi, Bảy ngày chứng Đạo, khó gì thần thông? Tứ thần túc, có đủ công: Nhập vào thiền định, sẽ không khó gì! Thiền định bậc Thánh một khi, Hư không đông cứng, ai đi được vào? Tứ thiền ngưng thở, không sao! Tim tuy ngừng đập, hồng hào sinh cơ! Bậc Thánh chẳng muốn đợi chờ, Tứ Thiền bỏ xác, sinh cơ lụi tàn! Nhập vào trạng thái Niết Bàn, Từ trường vĩnh cửu, chẳng màng tái sanh! * * * Thế nhân lụy bởi Tâm Danh, Bao lần hồi ức, lòng đành nát tan! Trăng rằm sáng tỏ bạt ngàn, Thích Ca giảng pháp đã sang ngàn đời! Dung nhan Chánh Giác sáng ngời, Thân Ngài gầy ốm, không rời Từ Bi! Người đời tô vẽ mà chi, Nào là có tóc, tượng thì mập to. Bà-la-môn rất sầu lo, Rắp tâm diệt Phật, chạy lo đủ đường! Lồng vào kinh tạng bẫy giương, Giả mạo Phật thuyết, đủ đường hoang mang! Sanh ra Phát Triển đạo tràng, Cầu là tha lực, chẳng màng Phật răn. Chế ra đủ kiểu lằn nhằn, Phật này Pháp nọ, như măng được mùa. Di Đà Cực Lạc vào hùa, Quan Âm, Địa Tạng, cũng lùa vào chung! Thích Ca trước lúc lâm chung, Tứ Thiền xuôi, ngược chỉ chung một lời: "Chánh Pháp còn có ở đời, Là còn tu chứng, chuyển dời Pháp Luân". Thiền giờ như nấm sau Xuân, Dưỡng sinh, trị bệnh, pháp luân nỗi gì? Thích Ca đã dạy những chi? Tu thân dưỡng tánh, sân si đoạn lìa, Thân-Khẩu-Ý phải phân chia, Thiện thì hành đó, Ác lìa ngay ra! Chứ nào tụng niệm ê a? Kiết già biểu hiện được là cái chi? Đó là diệt ý thức đi, Cho tưởng thức dậy, chỉ vì thần thông! Để rồi ngoại cảm, lên đồng. Đủ trò bùa ngãi, chẳng trông cậy vào! Nhất thời nhớ lại, nao nao! Niết Bàn, nhất định, ta vào nay mai! * * * Đời nay vấp ngã tam Tai, Ba lần ngã ngựa, chẳng sai điều gì? Sai vì thuở đó mượn đi, Sau vì chiếm đoạt, chỉ vì của riêng! Rồi lại buôn bán tham tiền, Bất công chia lãi, nên liền phụ nhau. Một lần đã hứa, hồi thâu. Quả nay đã trổ, ngồi sầu mà chi? Trách người để được cái gì? Nợ nhau thì trả, đoạn ly tình này! Sức mạnh nhân quả là đây: Theo hình với bóng, bủa vây mọi thời! Tâm dục mồi lửa ở đời, Sân si phút chốc, Thiện rời xa ta! Linh hồn nào có, đâu ra? Vô minh tà thuyết, để Ta sai lầm! Của không cho, chớ có cầm, Nghĩ là mình được, sẽ làm gieo nhân! Tử thần nào có lần khân? Quả kia liền tới, chậm chân, trễ đò!