Tú Mỡ, tên thật: Hồ Trọng Hiếu (1900-1976), là một nhà thơ trào phúng Việt Nam. Theo các nhà nghiên cứu văn học, thì với gần nửa thế kỷ cầm bút bền bỉ, ông đã có những đóng góp đáng kể đối với sự phát triển của thơ ca, đặc biệt về mặt thơ trào phúng, thời nào ông cũng là bậc thầy. Tú Mỡ đã được trao tặng các giải thưởng sau: Năm 1951: Giải nhất về thơ ca của Hội Văn nghệ Việt Nam. Năm 1955: Giải nhì về thơ ca của Hội Văn nghệ Việt Nam. Sau đây là một số bài hay tiểu biểu của ông.
Thương Ông Bấm để xem Ông bị đau chân Nó sưng nó tấy Đi phải chống gậy Khập khiễng, khập khà Bước lên thềm nhà Nhấc chân quá khó Thấy ông nhăn nhó Việt chơi ngoài sân Lon ton lại gần, Âu yếm, nhanh nhảu: "Ông vịn vai cháu, Cháu đỡ ông lên." Ông bước lên thềm Trong lòng sung sướng Quẳng gậy, cúi xuống Quên cả đớn đau Ôm cháu xoa đầu: "Hoan hô thằng bé! Bé thế mà khoẻ Vì nó thương ông." Đôi mắt sáng trong Việt ta thủ thỉ: "Ông đau lắm nhỉ? Khi nào ông đau Ông nhớ lấy câu Bố cháu vẫn dạy Nhắc đi nhắc lại: - Không đau! Không đau! Dù đau đến đâu, Khỏi ngay lập tức." Tuy chân đang nhức, Ông phải phì cười: "Ừ, ông theo lời Thử xem có nghiệm" Ông bèn nói liền: "Không đau! Không đau!" Và ông gật đầu: "Khỏi rồi! Tài nhỉ!" Việt ta thích chí: "Cháu đã bảo mà!" Và móc túi ra: "Biếu ông cái kẹo!"
"Phở" đức tụng Bấm để xem Trong các món ăn "quân tử vị", Phở là quà đáng quý trên đời. Một vài xu, nào đắt đỏ mấy mươi, Mà đủ vị: Ngọt, bùi, thơm, béo, bổ. Náy bánh cuốn, này thịt bò, này nước dùng sao nhánh mỡ, Ngọn rau thơm, hành củ thái trên. Nước mắm, hồ tiêu, cùng dấm, ớt điểm thêm, Khói nghi ngút đưa lên thơm ngát mủi. Như xúc động tới ruột gan bàn phổi, Như giục khơi cái đói của con tì. Dẫu sơn hào, hải vị khôn bì, Xới một bát nhiều khi chưa thích miệng. Kẻ phú quý cho chí người bần tiện, Hỏi ai là đã nếm không ưa, Thầy thông, thấy phán đi sớm về trưa, Điểm tâm phở, ngon ơ và chắc dạ. Cánh thuyền thợ làm ăn vất vả, Phở xơi no cũng đỡ nhọc nhằn. Khách làng thơ đêm thức viết văn, Được bát phở cũng đỡ băn khoăn óc bí.. Bọn đào kép, con nhà ca kỹ, Lấy phở làm đầu vị giải lao. Chúng chị em sớm mận tối đào, Nhờ có phở cũng đỡ hao nhan sắc. Phở là đại bổ, tốt bằng mười thang thuốc bắc, Quế, phụ sâm, nhung chưa chắc đã hơn gì. Phở bổ âm, dương, phế, thận, can, tì, Bổ cả ngũ tạng, tứ chi, bát mạch. Anh em lao động đồng tiền không rúc rích, Coi phở là môn thuốc ích vô song. Các bậc vương tôn thường chả phượng, nem công, Chưa chén phở, vẫn còn chưa đủ món. Chớ chê phở là đồ ăn hèn mọn, Dẫu sao thành Ba-Lê còn phải đón phở sang. Cùng các cao lương vạn quốc phô trương, Ngon lại rẻ, thường hay quán giải. Sống trên đời, phở không ăn cũng dại, Lúc buông tay ắt phải cúng kem. Ai ơi, nếm thử kẻo thèm.
Mười Thương Bấm để xem Một thương tóc lệch đường ngôi, Hai thương quần trắng, áo mùi, khăn san. Ba thương hôm sớm điểm trang, Bốn thương răng ngọc hai hàng trắng phau. Năm thương lược Huế cài đầu, Sáu thương ô lục ngả màu thanh thiên. Bảy thương lắm bạc nhiều tiền, Tám thương động tí nữ quyền giở ra. Chín thương cô vẫn ở nhà, Mười thương.. thôi để mình ta thương mình..
Khóc Người Vợ Hiền Bấm để xem Bà Tú ơi! Bà Tú ơi! Té ra bà đã qua đời, thực ư? Tôi cứ tưởng nằm mơ quái ác, Vùng dậy là tỉnh giấc chiêm bao Tỉnh dậy, nào thấy đâu nào, Nào đâu bóng dáng ra vào hôm mại Đâu bóng dáng con người thùy mị, Tuy tuổi già xấp xỉ bảy mươi, Vần còn khỏe mạnh, vui tươi, Le te, nhanh nhẹn như thời xuân xanh. Nhìn sau lưng vô tình cứ ngỡ Một cô nào thiếu nữ thanh tân. Vậy mà cái chết bất thần Cướp ba1 đi mất, vô ngần xót xa! Kể từ thuở đôi ta kết tóc, Thấm thoát gần năm chục năm qua Thủy chung chồng thuận vợ hòa, Gia đình hạnh phúc thật là ấm êm. Tôi được bà vợ hiền thuần thục, Cảm thấy mình tốt phúc bao nhiêu! Đôi ta cùng một cảnh nghèo, Đạo chồng vợ lấy chữ yêu làm nền. Nhớ khi giường bệnh đã nằm, Bà còn thủ thỉ tình thâm thương chồng "Tôi mà chết thì ông sẽ khổ, Vì, cứ theo câu cổ ngữ ta Xưa nay con cái nuôi cha Cũng không chu đáo bằng bà nuôi ông." Bà ơi, hãy dầu lòng yên dạ, Giấc nghìn thu cho th? O vong hồn, Bà đi, đã có dâu con, Một lòng phụng dưỡng, chăm nom bố già. Tôi có khổ, âu là chỉ khổ Vì thiếu bà, nhà cửa vắng tanh, Khổ khi thức giấc tàn canh Bên giường trống trải một mình nằm trơ. Khổ nhớ lại sớm trưa ngày trước Pha ấm trà chén nước mời nhau. Giờ tôi chẳng thấy bà đâu, Bên bàn thờ nhắp chén sầu đầy vơi.. Khổ những lúc ra sân mê tỉnh Ngắm vườn nhà thấy cảnh thênh thang, Mà bà khuất núi cho đang, Quả cau tươi, látrầu vàng ai xơi? Khổ trông thấy cái cơi còn đó, Đã khô trầu, khô vỏ, khô cau. Ba thước đất đã vùi sâu Cặp môi cắn chỉ ăn trầu đỏ tươi Ngẫm: Cảnh già cuộc đời sung sướng, Tưởng vợ chồng còn hưởng dài lâu Không ngờ con tạo cơ cầu, Bà đi, để tủi dể sầu cho tôi Ôi! Duyên nợ thế thôi là hết, Năm mu_ơi năm thám thiết yêu nhau! Bà về trước, tôi về sau Thôi đành tạm biệt, nuốt sầu gượng vui Bà đi rồi nhưng tôi phải ở, Công việc đời còn dở tí thôi, Bao giờ nhiệm vụ xong xuôi, Về nơi cực lạc, lại tôi với bà..
Dân Ngu Phú Bấm để xem Nghĩ đến thôn dân Ngán thay hủ tục! Dòi từ trong xương Dột từ trên nóc! Việc làng nát tựa tương dầm Trí dân tối như hũ bọc Dưới, đàn em một lũ bần cùng Trên, kẻ cả những người ô trọc Quốc hồn, quốc túy, khư khư giữ mớ lễ nghi quèn Thói tục, thường lề, nhất nhất theo pho hương mốc Ðường sinh sống, chẳng lo bề chỉnh đốn, quả kiếp chân bùn tay lấm, vất vả lầm than; Cách ở ăn, không biết phép vệ sinh, tấm thân lưng đen khố cao, lôi thôi nhem nhuốc. Cơm khoai, gạo hẩm, bữa thường ăn khổ, ăn kham; Vách đất, nhà tranh, kiếp tội ở chui, ở rúc. Cám cảnh anh Nhiêu, chị Xã, luộm thuộm đầu bù, tóc rối, đâm rụi đâm xo; Thường tình cái đĩ, thằng cu, trần truồng bụng ỏng đít teo, bò nheo bò nhóc. Áo ôm khố rách, kẻ nghèo nàn cực khổ điêu linh Tiền nổi của chìm, người giàu có căn cơ ngu ngốc Nằm trên đống của, bo bo chẵng biết lối tiêu xài Chôn chặt cọng tiền, thấp thỏm chỉ lo quân cướp bóc. Duy chỉ biết giỗ lớn, ma to để trang trải nợ mồm quanh xóm mạc, nhắm no, uống say; Hoặc chỉ lo ngồi cao, bậc cả, để vểnh vang bộ mặt chốn đình trung, ăn trên ngồi trốc. Miếng giữa làng bằng sàng xó bếp, ghen hơi tức khí, chỉ vì phần đĩa thịt, nắm xôi; Tiền vào quan như than vào lò, bại sản khuynh gia, thường bởi miếng phao câu, bầu dục. Cải lương, hương tục, tưởng chừng to tát như trời; Cách thức thi hành, rút cục chẳng ra cái cóc! Bọn hương chức học hành dốt nát, tài cán cóc khô; Lũ kì hào lý sự ngang phè, khôn ngoan rùa mốc. Ðộng hội họp là ngả mâm đánh chén, dĩ thực vi tiên; Hơi chi tiêu là động gió bẻ măng, lợi mình làm gốc. Học hành, công nghệ, việc ích chung ai là kẻ lo toan? Ðình đám, hội hè, sự tai hại sao lắm người lăn lóc! Ngán vậy thay! Vì dân ươn hèn? Hay cán ngu ngốc! Báo đọc tèm lem Sách ghi bật gốc.. Ðiều văn minh gác bỏ ngoài tai Thói hư hại ăn sâu trong óc. Chốn bùn lầy nước đọng, làm cho dân mờ trí tinh khôn Người bổng hậu quyền cao, nào có biết cầm cương nảy mực..
Nhớ Thời Oanh Liệt Bấm để xem Ngậm một khối căm hờn trong buồng giấy, Ta ngáp dài trông ngày tháng dần qua. Khinh bọn phán già lẩm cẩm, ngẩn ngơ, Giương mục kỉnh riễu cái oai tham biện. So chiếc "lương mới" nhỏ nhen, bần tiện, Chỉ xứng với người chữ kém tài không. Liệt ngang hàng cùng với bác "lông tông", Ngồi đọc báo ở buồng bên, vô tư lự. Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ Thuở vênh vang hống hách những ngày xưa. Nhớ Cao đẳng tràng, đài các nguy nga Là chốn năm xưa ta học tập. Ngày hai buổi, trên giảng đài cao ngất, Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng. Ta là một thiếu niên anh tuấn Việt Nam Đến hấp thụ lấy văn minh Âu Á Để tạo một tương lai kha khá Mong mai sau công toại, danh thành, Chiếm một chỗ làm có lợi, có danh Trong một công sở, ta bình sinh toại chí. Nhớ những đêm thanh, ta nằm ngẫm nghĩ, Luống say sưa trong giấc mộng kê vàng Ta mơ mòng sung sướng, vẻ vang: Vợ đẹp, con khôn, cuộc đời đầy đủ. Nhìn đời, thấy những màu hồng rực rỡ, Lòng trẻ trung ta hy vọng chứa chan! Ta nhớ những tiểu thư xinh đẹp, giàu sang, Đợi ta với những của hồi môn to kếch: Hàng mớ vốn riêng, hàng lô nhà gạch. Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu! Nay ta ôm mối hận ngàn thâu, Giận thời buổi đảo điên kinh tế, Khiến cho chức "tham quan" ta rẻ ế, Lương toèn hoen mỗi tháng năm mươi đồng, Bao năm trời đèn sách chẳng đền công. Đồng tiền ít, thân danh thấp kém, Cuộc tình duyên, nghĩ càng hổ thẹn, Cụ Tơ Hồng khéo hắt hủi, khéo cay chua! Để ta phòng không lạnh lẽo, âm u! Biết bao cảnh phong lưu, lạc thú Mà ta xây trên chiếc lương "tham cũ" Chỉ là những "lâu đài bên nước Y-pha-nho" Ta chẳng mong thấy bao giờ. Nghĩ nông nỗi trong lòng ta chết điếng Chỉ có tiếng, nhưng không có miếng, Cũng công danh mà thiên hạ chẳng ai vời. Nghĩ buồn tênh cái tham lương mới của ta ơi!
Cảnh Sướng Về Hưu Bấm để xem Cái cảnh về hưu sướng sướng rơn! Làm thơ mệt óc, lại làm vườn. Ngắm đàn cháu bè đùa như ngụy, Tiếp bạn làm thơ chuyện "chúa ôn". Thích khẩu, mong ơn bà vợ đảm, Đấm lưng đếch thuốc chị hầu non. Sáng banh, tập võ lên gân dẻo, Tối sẩm, đo giường đánh giấc ngon. Ít họp ít hành xương đỡ mỏi. Năng mài năng rũa bút chưa cùn. Trồng cây đã đến ngày ăn quả, Uống nước dù sao cũng nhớ nguồn. Ơn nước ơn dân, còn sức khoẻ, Vẫn thơ vẫn phú, thuận dòng tuôn. Anh em vào Láng thân yêu bảo: "Bác Tú nhà ta cảnh rất tơn!" 16-10-1965
Bốn Lần Đi Thi Bấm để xem (Tả cảnh một ông phán làm việc ở tỉnh xa, bốn lần về Hà thành thi tham biện) Lần đầu về thi tại Hà thành Anh em tấp nập đến tiễn hành Tiệc rượu linh đình thật vui vẻ Chén thù chén tạc chúc công danh Đi về tốn bao tiền phí lộ Thế mà thi cử lại cóc đỗ Lời chúc hôm xưa chẳng được thành Anh em an ủi chia buồn hộ Cách một năm sau lại về thi Được tiệc trà soàng tiễn chân đi Bạn rằng: "Khoa trước anh đã rủi Chắc hẳn công danh đến khóa nhì" Tại mình, tại trời, hay tại số Mà đến khoa này lại vô bổ? Bạn lại hỏi thăm chỉ lắc đầu Không ai chê cười mà sấu hổ Năm sau, đi thi lần thứ ba Được vài bốn anh tiễn ra ga Suông tình đưa mấy lời chúc tụng Mất cả tiệc rượu lẫn tiệc trà Khoa này tưởng khác hai khoa trước Chẳng may trời làm trượt vẫn trượt Giở về, bạn hỏi thi thế nào? Cay đắng đáp rằng: "Tớ lại bước!" Đến bận thứ tư về Hà thành Bạn hỏi làm gì, nói dối quanh Không tiệc, không trà, không kẻ tiễn Một mình lủi thủi lối công danh Một mình đi thi, một mình biết Chẳng khiến ai mừng cùng ai tiệc.. Con đường danh lợi, đường chông gai Phen này có bương đỡ tha thiết Kết luận Cái cuộc ganh đua khó lạ nhường Thấy ai lận đận nghĩ mà thương Vinh hoa là bả cho người thật! Một bước công danh, bước đoạn trường Nguồn: Tú Mỡ, Giòng nước ngược - Tập I, Trung Bắc Tân Văn, 1934
Tiếng Gọi Của Nàng Thơ Bấm để xem Tặng bác Tản Đà Ngồi buồn, em nhớ lại năm xưa, Một buổi, đồi thông em thẩn thơ, Nhìn đám mây bay, nghe gió thoảng Trên cành, vi vút tiếng xa đưa. Tình cờ, em gặp khách làng thơ Lững thững bên đồi, dáng vẩn vơ. Mải ngắm non xanh, nhìn nước biếc Hình như mơ mộng, như say sưa.. Khách lại gần em đon đả chào, Em rằng: "Sông, núi, cảnh thanh cao, Thi nhân chừng đến tìm thi liệu, Cảm hứng, nguồn thơ hẳn rạt rào." Tươi cười, khách trỏ rẫy non xanh Ba ngọn cao vời mây phủ quanh, Và bảo em rằng: "Non Tản đó, Oai hùng, nghi ngút khí anh linh." Nhủ em nhìn giải nước quanh co, Ôm ấp chân non chảy lững lờ, Khách bảo:"Đà giang, tiểu Xích Bích, Sơn thanh, thủy tú, ấy nguồn thơ. Lân la trò truyện, lạ thành quen, Dan díu, sau nên cặp bạn hiền. Khách, kẻ thiên tài, em quốc sắc Trời nuông đưa lại mối lương duyên. Tấm tình trong trẻo như trăng thâu, Thi sĩ cùng em quyến luyến nhau, 'Cửu phú, vần thơ thường xướng họa, Đôi bên ý hợp lại tâm đầu. Khi đêm thanh vắng, ngắm trăng trong, Khi sớm an nhàn dạo núi, sông, Khi rượu lưng bầu, thơ nặng túi, Ngày vui em vẫn nhớ ghi lòng. Bỗng một ngày kia, em chẳng ngờ, Tình nhân em nẩy trí bôn ba, Kinh doanh theo bước đường gai góc Tình cũ, duyên xưa để hững hờ. Trơ trọi, em buồn, em đợi mong, Một mình ngơ ngần với non sông, Non sông nay nhuộm màu u ám, Em cũng phôi pha cặp má hồng. Hỡi bạn lòng ơi, có thấu tình, Mặc ai bôn tẩu, ai kinh doanh, Mau về vui thú giang sơn cũ, Chỉ để hồn thơ vướng lợi danh. Bài thơ được viết sau khi Tú Mỡ tới thăm Tản Đà.