Jean De La Fontaine (Giăng đờ La Phông-ten) là nhà thơ ngụ ngôn nổi tiếng người Pháp. Chính cuộc sống chan hòa với thiên nhiên, gần gũi với người dân thường đã khiến cho thơ văn ông giàu tính dân gian, giàu chất thơ của cuộc sống và thật sự tinh tế, sinh động khi ông miêu tả thiên nhiên hay khi viết về các loài thú, loài cây, về con cao, chùm nho, con cừu, cây bắp cải cũng như lòng nhân ái bao la của ông đối với người nghèo. Ông có kiến thức uyên bác cả về thiên nhiên và xã hội. Thơ ngu ngôn của La Phông-ten tiêu biểu cho bút pháp của ông: Nhẹ nhàng, linh hoạt, uyên bác, lúc hài hưỏc, dí dỏm, có khi mơ mộng, phóng túng. Rất nhiều bài thơ hay, nổi tiếng được truyền tụng từ đời này sang đời khác và trở thành điển hình cho các tính cách và các tình huống khác nhau của cuộc sống: Ve và kiến, Quạ và cáo, Chó sói và cừu non; Thần chết và lão tiều phu, Con cáo và chùm nho; Gà trống và cáo; Ông già và các con; Gà mái đẻ trứng vàng; Thỏ và rùa; Chó thả mồi bắt bóng, Đám ma sư tử, Hội đồng chuột, v. V.. Một bài ngụ ngôn của La Phông-ten gồm hai phần: Phần chính giống như một màn kịch nhỏ có thắt nút, cởi nút và phần rút ra bài học thường chỉ là một vài câu ngắn gọn. Ông ca ngợi trí thông minh, lòng nhân hậu của người lao động, phê phán thói kiêu căng, thói đạo đức giả, thái độ nịnh trên nạt dưới, tính hiếu danh. Thơ ông ngoài tính chất phê phán, chiến đấu còn mang tính trữ tình sâu sắc. La Phông-ten là nhà văn, nhà thơ ngụ ngôn quen thuộc, tiêu biểu của mọi lứa tuổi và mọi thời đại. Quạ và cáo ** Phiên âm: Le corbeau et le renard Maître Corbeau, sur un arbre perché, Tenait en son bec un fromage. Maître Renard, par l'odeur alléché, Lui tint à peu près ce langage: "Hé! Bonjour, Monsieur du Corbeau, Que vous êtes joli! Que vous me semblez beau! Sans mentir, si votre ramage Se rapporte à votre plumage, Vous êtes le phénix des hôtes de ces bois." A ces mots le Corbeau ne se sent pas de joie; Et pour montrer sa belle voix, Il ouvre un large bec, laisse tomber sa proie. Le Renard s'en saisit, et dit: "Mon bon Monsieur, Apprenez que tout flatteur Vit aux dépens de celui qui l'écoute: Cette leçon vaut bien un fromage, sans doute." Le Corbeau, honteux et confus, Jura, mais un peu tard, qu'on ne l'y prendrait plus. (J. La Fontaine) Dịch thơ 1: Quạ và cáo Thầy Quạ đậu trên cây Mỏ ngậm miếng pho-mát Thầy Cáo thấy thơm ngát Bèn lại tán thế này: "Kính chào tôn ông Quạ Khôi ngô và phong nhã Tôi trông đẹp nhất ngài! Lại dám đâu nói sai Nếu giọng ngài bẻ bai Như lông ngài hào nhoáng Thì ngài quả xứng đáng Là chúa Phượng lâm sơn" Quạ nghe nói sướng rơn Muốn tỏ mình tốt giọng Mở toang cái mỏ rộng Để rơi quách miếng mồi Cáo cuỗm phắt, ngỏ lời: "Thưa tôn ông quý hóa Xin điều này ghi dạ Phàm kẻ nịnh hót xằng Chỉ sống bám vào thằng Cả nghe lời tán tỉnh Bài học này tôi tính Đổi pho-mát còn hời" Quạ xấu hổ điếng người Quyết thề - nhưng muộn quá Từ nay không hớ nữa. (Bản dịch của Tú Mỡ) Dịch thơ 2: Quạ và cáo Anh Trạng Quạ càm phong bánh sữa. Đậu trên cây sắp sửa rỉa ăn. Đánh hơi Trạng Cáo lại gần, Trông lên đưa mấy lời thân tỏ lòng: "Kính chào chúc Ô-Công vạn tuế Trông Ngài sao đẹp thế xinh vầy! Giọng ca Ngài nếu cũng hay, Sánh cùng bộ mã đẹp này đáng đôi. Thì rõ thật đáng ngôi Phượng-Đế, Dân rừng này xiết kể vinh lây!" Quạ nghe vui hứng tràn đầy, Quên mồi, há mỏ trình bày giọng tiên. Vồ được bánh, Cáo đền ơn bảo: "Thưa Hiền ông, nên hiểu trò đời: Những quân phỉnh nịnh bốc giời Sống trên lưng kẻ ưa lời tán khen Quà ông tặng đáng tiền quí thật Lời tôi dâng cũng rất đáng đồng!" Quạ nghe hối tiếc thẹn thùng, Thề không dại nữa, nhưng không kịp rồi. (Bản dịch của Đỗ Khắc Siêm, Hà Khắc Nguyện) >> Bài học: Chớ nên nghe lời xu nịnh, ngon ngọt của kẻ khác mà bị mắc bẫy của họ. Bởi bản thân con Quạ vốn có bộ lông đen, xấu xí, hôi hám, giọng kêu dở tệ. Vậy mà nó lại nghe lời khen sàm xí, giả tạo của con Cáo, rồi bị mắc mưu của cáo để bị mất đi cái bánh thơm ngon đang ngậm trong miệng. (Còn nữa)
Chó sói và chó nhà ** Phiên âm: Le loup et le chien Un Loup n'avait que les os et la peau, Tant les chiens faisaient bonne garde. Ce Loup rencontre un Dogue aussi puissant que beau, Gras, poli, qui s'était fourvoyé par mégarde. L'attaquer, le mettre en quartiers, Sire Loup l'eût fait volontiers; Mais il fallait livrer bataille, Et le Mâtin était de taille A se défendre hardiment. Le Loup donc l'aborde humblement, Entre en propos, et lui fait compliment Sur son embonpoint, qu'il admire. "Il ne tiendra qu'à vous beau sire, D'être aussi gras que moi, lui repartit le Chien. Quittez les bois, vous ferez bien: Vos pareils y sont misérables, Cancres, haires, et pauvres diables, Dont la condition est de mourir de faim. Car quoi? Rien d'assuré: Point de franche lippée: Tout à la pointe de l'épée. Suivez-moi: Vous aurez un bien meilleur destin." Le Loup reprit: "Que me faudra-t-il faire? - Presque rien, dit le Chien, donner la chasse aux gens Portants bâtons, et mendiants; Flatter ceux du logis, à son Maître complaire: Moyennant quoi votre salaire Sera force reliefs de toutes les façons: Os de poulets, os de pigeons, Sans parler de mainte caresse." Le Loup déjà se forge une félicité Qui le fait pleurer de tendresse. Chemin faisant, il vit le col du Chien pelé. "Qu'est-ce là? Lui dit-il. - Rien. - Quoi? Rien? - Peu de chose. - Mais encor? - Le collier dont je suis attaché De ce que vous voyez est peut-être la cause. - Attaché? Dit le Loup: Vous ne courez donc pas Où vous voulez? - Pas toujours ; mais qu'importe? - Il importe si bien, que de tous vos repas Je ne veux en aucune sorte, Et ne voudrais pas même à ce prix un trésor." Cela dit, maître Loup s'enfuit, et court encor. (La Fontaine) Dịch thơ: Chó sói và chó nhà Da bọc xương, Sói kia xơ xác Bởi chó nhà canh gác ngày đêm Gặp chú chó gộc đáng thèm Béo tròn, láng lẫy mà xem lạc đường Sói định thộp xé toang tại trận Lại e không đồng lạng đồng cân Chó nhà đâu kém vóc lưng Thừa hơi kháng cự, khó chừng ăn thua! Sói đành phải lân la xử nhũn Gạ chuyện nhau, tán tụng hết lời Khen sao béo tốt tuyệt vời Chó rằng: "Muốn béo như tôi tuỳ ngài Ưng sướng, hãy bỏ nơi rừng rú Họ nhà ngài trong đó xác xơ Thân tàn ma dại vật vờ Đói meo, kiếp ấy chỉ chờ nhăn răng! Sống bấp bênh, miếng ăn miếng tội Kiếm cái nhai đầu mũi đao gươm Sao bằng có sẵn thịt cơm? Theo tôi, đời sống sẽ tươm hơn nhiều!" Sói hỏi: "Phải làm điều chi nhỉ?" Chó rằng: "Ồ việc nhẹ như không Đuổi phường bị gậy xin rong Hàng ngày nịnh chủ, chiều lòng gia đinh Và chỉ bấy công lênh cũng đủ Hưởng món thừa trăm thứ ngọt ngon Xương chim béo, xương gà non.. Chủ còn ve vuốt sớm hôm ân cần" Sói nghe thấy sướng rơn cái dạ Lòng mừng thầm, lệ đã rưng rưng Bước đi theo chó nửa đường Chợt nhìn cổ chó một vùng trụi lông Hỏi: "Gì thế?" Đáp: "Không gì cả!" Sói hỏi thêm: "Quái lạ! Không gì?" Chó rằng: "Không đáng kể chi!" Sói còn hỏi lại hỏi đi: "Không à?" Chó đành nói: "Ối dà! Có lẽ Vòng buộc tôi đã để vết hằn Khiến anh lưu ý đấy chăng?" Sói nghe chó nói, hỏi gằn: "Buộc ư? Vậy anh chẳng được như ý muốn Chạy tự do hôm sớm đấy à?" Chó rằng: "Thỉnh thoảng thôi mà! Thế nhưng cái ấy, ôi chà, cần chi!" - Cần lắm chứ! Còn gì hơn nữa? Còn cần hơn cả bữa cao lương! Tự do ta quý hơn vàng Chẳng thèm đổi lấy bữa sang nhà người! Sói ta vừa nói dứt lời Ba chân bốn cẳng một hơi.. chạy dài.. (Bản dịch của Nguyễn Đình)
Chuột tỉnh và chuột đồng ** Phiên âm: Le rat de ville et le rat des champs Autrefois le Rat de ville Invita le Rat des champs, D'une façon fort civile, A des reliefs d'Ortolans. Sur un Tapis de Turquie Le couvert se trouva mis. Je laisse à penser la vie Que firent ces deux amis. Le régal fut fort honnête, Rien ne manquait au festin; Mais quelqu'un troubla la fête Pendant qu'ils étaient en train. A la porte de la salle Ils entendirent du bruit: Le Rat de ville détale; Son camarade le suit. Le bruit cesse, on se retire: Rats en campagne aussitôt; Et le citadin de dire: Achevons tout notre rôt. - C'est assez, dit le rustique; Demain vous viendrez chez moi: Ce n'est pas que je me pique De tous vos festins de Roi; Mais rien ne vient m'interrompre: Je mange tout à loisir. Adieu donc; fi du plaisir Que la crainte peut corrompre. Dịch thơ 1: Ngày xưa anh Chuột tỉnh Mời chú bạn Chuột đồng Một cách rất lịch thiệp Dự tiệc thừa nem công ** Trên khăn bàn thổ cẩm Bát đĩa bày xênh xang Tiệc tùng đôi bạn ấy Phè phỡn lọ phải bàn ** Chè chén tươm ra phết Cao lương chẳng thiếu gì Xịch có ai phá đám Đôi bạn đang tì tì ** Ngoài cửa buồng lạch cạch Nghe tiếng động hoảng hồn Chuột tỉnh mau chân tếch Chuột bạn theo sau chuồn ** Hết động người đi khỏi Chuột lóc nhóc ra ngay Anh kẻ chợ mời bạn: "Chén nốt món thịt quay" ** Chú nhà quê: "Xin đủ! Mai bác đến chơi nhà Tôi chẳng dám bày vẽ Thết bạn tiệc hoàng gia ** Nhưng không bị cụt hứng Tôi ăn uống thảnh thơi Chào bác, cứ nơm nớp Còn cóc gì thú vui!" (Bản dịch của Tú Mỡ) Dịch thơ 2: Xưa có chuyện một anh Chuột tỉnh Gởi tiên hoa đến thỉnh Chuột đồng Đầy lời trịnh trọng bên trong Xương dòn chim cút, rượu nồng chờ nhau Thảm quý dệt trên lầu đã đặt Tiệc sẵn bày đãi khách tâm giao Đôi bồ vui thích biết bao Tiệc sang, ông chủ tự hào khoe khoang Nhưng đương lúc trao chung thù tạc Tiếng động gì từ vách cửa vô Vội vàng Chuột tỉnh chân co Chuột đồng cũng gấp phóng giò chạy sau Khi tiếng động như hầu đã lặn Chuột tỉnh mời: "Bác gắng ăn đi Cút vàng, này món rô-ti" Đồng rằng: "Thôi đủ. Mai thì mời anh Đến chơi tôi, đạm thanh một bữa Dẫu chẳng sang bằng nửa tiệc anh Nhưng mà được cái yên lành Tự do thong thả, không kinh hãi gì Vui mà sợ sệt ham chi!" (Bản dịch của Đỗ Khắc Siêm, Hà Khắc Viện)
Sói và cừu non ** Phiên âm: Le loup et l'agneau La raison du plus fort est toujours la meilleure: Nous l'allons montrer tout à l'heure. Un Agneau se désaltérait Dans le courant d'une onde pure. Un Loup survient à jeun qui cherchait aventure, Et que la faim en ces lieux attirait. Qui te rend si hardi de troubler mon breuvage? Dit cet animal plein de rage: Tu seras châtié de ta témérité. - Sire, répond l'Agneau, que votre Majesté Ne se mette pas en colère ; Mais plutôt qu'elle considère Que je me vas désaltérant Dans le courant, Plus de vingt pas au-dessous d'Elle, Et que par conséquent, en aucune façon, Je ne puis troubler sa boisson. - Tu la troubles, reprit cette bête cruelle, Et je sais que de moi tu médis l'an passé. - Comment l'aurais-je fait si je n'étais pas né? Reprit l'Agneau, je tette encor ma mère. - Si ce n'est toi, c'est donc ton frère. - Je n'en ai point. - C'est donc quelqu'un des tiens: Car vous ne m'épargnez guère, Vous, vos bergers, et vos chiens. On me l'a dit: Il faut que je me venge. Là-dessus, au fond des forêts Le Loup l'emporte, et puis le mange, Sans autre forme de procès. (La Fontaine) Dịch thơ: Sói và chiên con Kẻ mạnh, cái lẽ vốn già Chuyện này tức khắc giải ra rõ ràng ** Dòng suối trong, Chiên đang giải khát Dạ trống không, Sói chợt đến nơi Đói, đi lảng vảng kiếm mồi Thấy Chiên, động dại bời bời thét vang: Sao mày dám cả gan vục mõm Làm đục ngầu nước uống của ta? Tội mày phải trị không tha! Chiên con sửng sốt thưa qua mấy lời: Xin bệ hạ hãy nguôi cơn giận Xét lại cho tường tận kẻo mà.. Nơi tôi uống nước quả là Hơn hai chục bước cách xa nơi này Chẳng lẽ kẻ hèn này có thể Khuấy nước ngài uống phía nguồn trên Con quái ác lại gầm lên: Chính mày khuấy nước! Ai quên đâu là Mày có nói xấu ta năm ngoái.. Nói xấu ngài? Tôi nói xấu ai? Khi tôi còn chửa ra đời? Hiện tôi đang bú mẹ tôi rành rành Không phải mày thì anh mày đó Quả thật tôi chẳng có anh em Thế thì một mống nhà chiên Quân bay có đứa nào kiềng sói đâu! Chiên, chó, người, cùng nhau một thói Họ mách ta, ta phải báo cừu! ** Dứt lời, tha tận rừng sâu Sói nhai Chiên nhỏ, chẳng cầu đôi co. (Bản dịch của Tú Mỡ) Dịch thơ 2: Lý kẻ mạnh bao giờ cũng thắng Chuyện sau đây hãy ngẫm cho tường ** Chú Cừu nhỏ suối trong uống nước Bỗng Sói rừng dạo bước gần bên Tìm ăn, bụng đã đói mềm Lang thang bắt gặp Cừu non suối nầy Sói lên giọng gắt gay mắng bảo: - Con Cừu kia mày láo quá ha! Làm ngầu dòng nước của ta Tội này đáng chết không tha được rồi - Xin Bệ hạ xét soi đừng giận Ở cuối nguồn khôn vẩn dòng trên - Mầy làm vẩn! Thêm năm ngoái nữa Nói xấu tao ở giữa bao người - Làm sao thế được trời ơi Vì năm ngoái ấy tôi thời chửa sinh Mà nay nữa còn quanh vú mẹ - Nếu không mày, có thể thằng anh - Thưa ngài tôi chẳng có anh - Thế thì một kẻ gia đình mày đây Đã coi tao không đầy múng mẩy Tụi chăn bay cũng vậy khác nào Người ta họ đã bảo tao Thù này nay phải buộc vào cổ ngươi Sói nói đoạn quật tươi Cừu nọ ** Đem vào rừng gần đó Sói xơi Chẳng cần lý luận lôi thôi. (Bản dịch của Đỗ Khắc Siêm, Hà Khắc Viện)
Thần chết và tiều phu ** Phiên âm: La Mort et le bûcheron Un pauvre bûcheron, tout couvert de ramée, Sous le faix du fagot aussi bien que des ans Gémissant et courbé, marchait à pas pesants, Et tâchait de gagner sa chaumine enfumée. Enfin, n'en pouvant plus d'effort et de douleur, Il met bas son fagot, il songe à son malheur. Quel plaisir a-t-il eu depuis qu'il est au monde? En est-il un plus pauvre en la machine ronde? Point de pain quelquefois et jamais de repos. Sa femme, ses enfants, les soldats, les impôts, Le créancier et la corvée Lui font d'un malheureux la peinture achevée. Il appelle la Mort ; elle vient sans tarder, Lui demande ce qu'il faut faire. «C'est, dit-il, afin de m'aider A recharger ce bois ; tu ne tarderas guère. » ** Le trépas vient tout guérir; Mais ne bougeons d'où nous sommes: Plutôt souffrir que mourir, C'est la devise des hommes. (la Fontaine) Dịch thơ: Lão tiều vác củi cành một bó Củi đã nhiều, niên số lại cao Lặc lè chân đá chân xiêu Lom khom về chốn thảo mao khói mù Tủi thân phận kỳ khu khó nhọc Đặt bó sài ở dọc lối đi Than rằng: - Sung sướng nỗi gì Khắp trong thế giới ai thì khổ hơn? Bữa no đói luôn cơn buồn bã Vợ nào con vất vả trăm chiều Hết thuế lính lại thuế sưu Quanh năm khách nợ còn điều gì vinh? Hỡi thần Chết thương tình chăng tá Đến lôi đi cho dã một đời Chết đâu dẫn lại tức thời - Hỏi già khi nãy kêu vời lão chi? Lão tiều thấy cơ nguy cuống sợ: - Nhờ tay ngài nhắc đỡ lên vai ** Thơ rẳng: Đành chết là hết nợ Sao mà ai cũng sợ? Mới hay bụng thế gian "Khổ mà sống còn hơn!" (Nguyễn Văn Vĩnh dịch) Bản dịch 2: Lão tiều vác củi rừng một bó Củi đã nhiều thêm khổ niên cao Còng lưng lê gót lao đao Vừa rên vừa bước, cố sao đến nhà Hạ củi xuống lão già muốn khóc Tủi phận mình cực nhọc quanh năm Hết phu dịch, lại thuế thân Suốt đời chạy mặc, chạy ăn không rồi Chẳng một phút nghỉ ngơi, nhàn rỗi Thiếu bánh mì, chịu đói thường luôn Không vui mà chỉ có buồn Chào đời chí lão thảm thương cuộc đời "Thần chết hỡi! Giúp tôi chăng tá Lôi tôi đi cho đã kiếp người" Thần chết đà tới nơi rồi Hỏi già: "Khi nãy kêu tôi chuyện gì?" Lão tiều thấy cơ nguy cuống sợ: - Nhờ tay ngài cất đỡ lên vai Hộ tôi bó củi nặng này Rồi ngài cũng sớm lôi tôi đi mà! ** Vẫn biết chết là ta hết khổ Nhưng ta nên chống cự đến cùng Khổ còn hơn chết rõ ràng Mọi người coi đó châm ngôn cuộc đời. (Đỗ Khắc Siêm, Hà Khắc Viện dịch)
Cây sồi và cây sậy ** Phiên âm: Le Chêne un jour dit au Roseau: "Vous avez bien sujet d'accuser la Nature ; Un Roitelet pour vous est un pesant fardeau. Le moindre vent, qui d'aventure Fait rider la face de l'eau, Vous oblige à baisser la tête: Cependant que mon front, au Caucase pareil, Non content d'arrêter les rayons du soleil, Brave l'effort de la tempête. Tout vous est Aquilon, tout me semble Zéphyr. Encor si vous naissiez à l'abri du feuillage Dont je couvre le voisinage, Vous n'auriez pas tant à souffrir: Je vous défendrais de l'orage ; Mais vous naissez le plus souvent Sur les humides bords des Royaumes du vent. La nature envers vous me semble bien injuste. - Votre compassion, lui répondit l'Arbuste, Part d'un bon naturel ; mais quittez ce souci. Les vents me sont moins qu'à vous redoutables. Je plie, et ne romps pas. Vous avez jusqu'ici Contre leurs coups épouvantables Résisté sans courber le dos ; Mais attendons la fin." Comme il disait ces mots, Du bout de l'horizon accourt avec furie Le plus terrible des enfants Que le Nord eût portés jusque-là dans ses flancs. L'Arbre tient bon ; le Roseau plie. Le vent redouble ses efforts, Et fait si bien qu'il déracine Celui de qui la tête au Ciel était voisine Et dont les pieds touchaient à l'Empire des Morts. Dịch thơ 1: Cây Sồi nọ một hôm bảo Sậy: - Đủ lý do cho thấy trời già Với mày ông chẳng xót xa Một con chích đậu đã là ngàn cân Gió thổi nhẹ lăn tăn mặt nước Đã cất đầu không được khổ thay Còn tao, mày hãy trông này Tựa núi Cô-cát chọc mây, vững vàng Ngăn ánh nắng phũ phàng chưa hả Còn sẵn sàng chống trả cuồng phong Gió nhẹ mày cũng hãi hùng Với tao là một lương phong tầm thường Nếu mày mọc dưới tàn lá tớ Đâu mày còn e sợ gió rong Thấy rằng tạo hóa bất công Đày mày mọc ở đồng không ẩm sình Sậy chậm rãi nghiêng mình kính cẩn: - Cảm ơn lòng trắc ẩn của anh Gió kia dù có bạo hành Tưởng tôi sợ ít, mà anh ngại nhiều Vì tôi sẽ theo chiều rạp lả Gió không làm bật ngã được tôi Đến nay tuy trải bao rồi Gió mưa vẫn vững, anh thời chẳng sao Nhưng hãy đợi xem nào anh ạ Sậy dứt lời từ ngả bắc phương Trận dông rất đỗi hùng cường Chuyển trời thổi tới bất tường làm sao Cây Sồi vẫn sững cao đứng đó Còn Sậy thì nhăn nhó lướt theo Bắc phong mạnh mãi thêm nhiều Làm cho lốc rễ đổ xiêu cây Sồi Từ lâu vẫn chọc trời cao ngất Rễ xuyên dài tới sát âm ty Chỉ trong giây lát đã thì.. (Đỗ Khắc Siêm, Hà Khắc Nguyện dịch) Dịch thơ 2: Cây Sồi một hôm nói cùng cây Sậy: "Anh rất có lý do để tố cáo thiên nhiên Với anh, một con chim sâu là một gánh nặng đè lên Chút xíu gió tình cờ phảng phất Làm khẽ nhăn mặt nước Đã khiến cho anh phải cúi đầu Trong khi mà trán tôi như núi Cápca Chưa vừa lòng ngăn chặn mặt trời kia Còn ngạo cả ý đồ của bão Với anh tất cả hóa cuồng phong, với tôi tất cả đều gió thoảng Phải chi anh mọc dưới tán lá tôi xanh Đang um tùm che cả chung quanh Đâu đến nỗi anh khổ nhiều như thế Tôi sẽ chở che anh chống chọi với bão bùng Nhưng anh thường sinh ở nơi quạnh quẽ Chỗ biên thuỳ ướt át cả xứ gió mênh mông Ôi! Phũ phàng chi bấy Hóa công" Cái cây nhỏ trả lời: "Niềm thương xót của ông Xuất phát tự tốt lòng, nhưng xin đừng ngại Gió với tôi không dữ dội bằng đối với ông Tôi uốn cong mình nhưng không bị gãy Ông bấy lâu nay chống những trận gió đùng đùng Lưng vẫn thẳng. Nhưng ta hãy chờ đoạn cuối" Sậy mới dứt lời, từ chân trời, dữ dội Một cơn gió lốc lao tới ầm ầm Phương Bắc chưa từng sinh một cơn gió nào ghê gớm thế Cây Sồi đứng vững vàng, cây Sậy cong mình uốn Nhưng trận gió càng mạnh thêm, lồng lộn Đến nỗi nhổ cho bật cả rễ cây Đầu chạm tới trời mây Và chân đụng xứ Diêm Vương dưới đất (Xuân Diệu dịch)